3.1.2..2 Lĩnh vực kinh doanh của công ty
4.2. Giải pháp tạo nguồn ngun liệu mía của Cơng ty cổ phần mía đƣờng Lam
4.2.3.1. Đổi mới giống mía và xây dựng bộ giống mía hợp lý
Cũng như nhiều cây trồng khác, giống mía giữ vai trị rất quan trọng, là biện pháp hàng đầu trong hệ thống kỹ thuật thâm canh tăng năng suất và chất lượng mía. Xác định được giống mía mới thích hợp với từng vùng, từng loại đất...có ý nghĩa khoa học và kinh tế rất lớn. Ngoài ý nghĩa về năng suất và chất lượng cao, giống còn là biện pháp khắc phục một số bệnh nguy hiểm cho mía.
Thực tế cơ cấu giống của vùng nguyên liệu mía của Cơng ty cịn nhiều bất hợp lý chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất và chế biến đường. Từ Bảng 2.5 ta thấy trong vụ 2007 - 2008: Tỷ lệ giống mía chín sớm cịn q ít, mới chiếm 14,6% diện tích, mía chín trung bình là 20.1%, và mía chín muộn là 65.3% trong đó giống mía cũ (MY55-14) chiếm gần 60%. Đây là giống mía có nhiều ưu thế: chống chịu
khoẻ, dễ thích nghi... nhưng chất lượng khơng cao, thời gian giữ đường trong cây tương đối ngắn. Theo lý thuyết một cơ cấu giống hợp lý bao gồm: 35% giống chín sớm, 45% giống chín trung bình, 20%giống muộn, một cơ cấu hợp lý có tác dụng rải vụ và an toàn cho sản xuất. Với cơ cấu giống vụ 2007 – 2008 v ư àu này là chưa hợp lý , cần phải tăng diện tích giống chín sớm, diện tích mía chín sớm và trung bình sớm và giảm diện tích giống chín muộn
Để khắc phục tình trạng trên và khơng ngừng nâng cao năng suất, chất lượng mía nguyên liệu, nâng cao hiệu quả chế biến, tăng thu nhập cho người trồng mía, nhất thiết phải thay đổi cơ cấu giống mía theo hướng đổi mới, thay thế dần giống mía cũ bắng các giống mía chín sớm, ngắn ngày, có năng suất chất lượng cao. Đồng thời xây dựng một cơ cấu giống chín sớm, chín muộn, chín trung bình một cách hợp lý để vừa nâng cao năng suất, chất lượng nguyên liệu vừa rút ngắn thời gian trồng mía trên đồng ruộng tạo điều kiện luân canh, tăng thu nhập cho người trồng mía đồng. Để thực hiện đổi mới giống mía và xây dựng bộ giống mía hợp lý nhà máy cần tiến hành các giải pháp sau:
- Nghiên cứu tuyển chọn giống mía phù hợp với điều kiện tự nhiên vùng nguyên liệu. Tập trung đầu tư cơ sở vật chất như phịng thí nghiệm, phong ni cấy mô...cho trung tâm nghiên cứu mía của cơng ty làm nòng cốt trong việc khảo nghiệm, chọn lọc, nhân giống và chuyển giao kỹ thuật cho người trồng mía trong vùng. Trước mắt nên bố trí khoảng 1200 ha dành cho sản xuất giống và phân bổ tại các huyện như sau:
+ Huyện Thọ Xuân: 400ha (NT Sao Vàng: 250 ha, các xã khác: 150 ha) + Huyện Ngọc Lạc: 400ha (NT Lam Sơn: 150 ha, NT Sông Âm: 100 ha, xã Kiên Thọ: 50, Nguyệt Ấn: 100 ha)
+ Huyện Thường Xuân: 150ha (xã Lương Sơn: 50 ha, Ngọc Phụng : 50 ha, Xuân Cao: 50 ha)
+ Huyện Triệu Sơn: 100ha (xã Thọ Sơn: 50 ha, Thọ Bình: 50 ha) + NT Thống Nhất: 150ha
- Bộ giống mía phải có đủ cơ cấu giống mía gồm 3 nhóm mía chính: mía chín sớm, mía chín trung bình, mía chín muộn để rải vụ trồng trọt kéo dài thời gian chế biến, tận dụng đến mức tối đa sức lao động và các máy móc thiết bị hiện có. Trong mỗi nhóm cần xây dựng 5-6 giống mía để bổ sung ưu điểm và khắc phục nhược điểm của nhau, vì bất cứ giống nào cũng có ưu và nhược điểm.
- Đối với mỗi khu vực trồng mía lớn cần phải có khu vực cách lý để xây dựng các ruộng mía giống riêng chuyên sản xuất giống chất lượng tốt, sạch bệnh cung cấp giống mía cho trồng mới thay cho tập quán canh tác hiện nay chủ yếu dùng ngọn mía sau khi thu hoạch làm giống, vừa đảm bảo chất lượng giống, vừa tiêt kiệm được chi phí về giống, đồng thời qua đó đẩy nhanh được tiến độ xây dựng bộ giống mía tối ưu. Người trồng mía nằm trong khu vực sản xuất mía giống phải được ưu tiên hơn, không để họ bị lỗ trong sản xuất.
- Tổ chức quản lý chặt chẽ việc chuyển giao giống mới vào sản xuất, đảm bảo giống phù hợp, thuần và sạch bệnh. Lực lượng nông vụ cần tăng cường hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, phịng trừ sâu bệnh cho người trồng mía.
- Đối với đất ruộng cơng ty nên chọn lọc giống sao cho có thể chịu được úng trong thời gian ngắn.
- Xây dựng quy trình kỹ thuật bón phân, thời gian bón phân phù hợp với từng loại phân và giống mía nhằm đạt được 3 mục tiêu: tăng năng suất, tăng hàm lượng đường, nâng cao độ phì nhiêu của đất.