Nội dung quy hoạch vùng nguyên liệu mía

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tạo nguồn nguyên liệu mía tại công ty cổ phần mía đường lam sơn (Trang 92 - 95)

3.1.2..2 Lĩnh vực kinh doanh của công ty

4.2. Giải pháp tạo nguồn ngun liệu mía của Cơng ty cổ phần mía đƣờng Lam

4.2.1.2. Nội dung quy hoạch vùng nguyên liệu mía

Ở một số huyện trồng mía lớn như: Thọ Xuân, Ngọc Lạc, Thường Xuân diện tích mía phân tán nhỏ lẻ cho các hộ. Phần lớn hộ trồng mía đơi khi chỉ có 3 đến 4 sào cho nên chi phí sản xuất mía ngun liệu lớn, gây khó khăn trong cơng tác quản lý, cũng như thu gom vận chuyển. Vì vậy cơng tác tích tụ ruộng đất là rất cần thiết. Để làm được như vậy trước mắt cần tiến hành tổng rà sốt diện tích, hỗ trợ các địa phương dồn điền, đổi thửa, quy hoạch lại vùng nguyên liệu mía tập trung, thâm canh, chuyên canh, phấn đấu mỗi hộ trồng mía có ít nhất 1ha đất mía trở lên. Xúc tiến các địa phương thành lập các hợp tác xã trồng mía thay thế cho các hộ trồng mía nhỏ lẻ để tập trung được lực lượng lao động, dễ cơ giới hố, tiết kiệm chi phí và thời gian cho việc giao dịch giữa người trồng mía và Cơng ty.

- Quy hoạch đất trồng mía

Cây mía có khả năng thích nghi lớn cho nên tại Vùng ngun liệu mía Lam Sơn nó được trồng trên bốn loại đất: đất đồi, đất ruộng, đất bãi ven sông, đất vườn. Đất đồi là loại đất được sử dụng chủ yếu trong canh tác mía. Đặc điểm của loại đất là đặc điểm là địa hình dốc, khó cơ giới và khơng thuận lợi về nguồn nước tưới tiêu, do đó mía ở những vùng đất này thường cho năng suất mía thấp bình qn từ 45- 50 tấn/ha. Có những vùng đất đồi với độ dốc 8- 150 hàng năm bị xói mịn rửa trơi mạnh nên đất có độ phì kém, năng suất mía ở những vùng này thường rất thấp từ 30- 40 tấn/ha, thậm chí ở những nơi năng suất mía chỉ đạt có 20 tấn/ha.

Với hướng mở rộng diện tích mía bằng cách đưa cây mía xuống ruộng, hiện nay cơng tác này đang được triển khai nhưng diện tích đất này vẫn còn manh mún. Còn với loại đất bãi ven sông, đặc điểm của loại đất này là hàng năm có một lượng lớn phù sa bồi đắp làm cho mía trồng ở những vùng đất này thường cho năng suất mía cao, có những vùng mía đạt tới năng suất là 150 tấn/ha. Ngoài ra đất vườn cũng được hộ trồng mía tận dụng vào trồng mía. Nhìn chung hai loại đất: đất bãi và ruộng tuy mang lại năng suất cao, thuận lợi cho thâm canh mía nhưng vẫn chưa được trồng nhiều. Thực tế trên ta thấy muốn mang lại hiệu quả cao nhất cho Công ty cũng như người trồng mía cần quy hoạch hợp lý. Đó là khơng phát triển và mở rộng vùng mía một cách ồ ạt mà khơng có hiệu quả. Chỉ ưu tiên cho những vùng có

tiềm năng về đất đai, cơ sở hạ tầng, điều kiện tưới tiêu cho mía như: vùng đất ruộng, đất bãi phù sa ven sơng, những vùng có thể tiến hành trồng thâm canh cho năng suất mía và hiệu quả kinh tế cao, loại bỏ dần những diện tích đất khơng phù hợp.

Trước mắt quy hoạch đất trồng mía nên tiến hành chọn vùng đất có địa hình thấp và tương đối bằng phẳng, có nguồn nước để tưới khi cần thiết. Đối với cùng mía Lam Sơn thì những huyện như Thọ Xn, Trệu Sơn, Thọ Hố, Yên Định là phù hợp nhất, lại có cự ly vận chuyển ngắn, giao thông thuận tiện cho việc phát triển vùng nguyên liệu mía, nên tiến hành đưa mía xuống ruộng. Thứ hai là ưu tiên mở rộng ra diện tích đất lúa khơng chủ động nước hoặc đất một vụ lúa và một vụ màu mà thu nhập mang lại còn thấp…trên các loại đất này khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh tế của cây mía cao hơn nhiều so với những cây trồng khác. Để đưa cây mía xuống ruộng trước tiên phải chứng minh được cây mía nếu được trồng sẽ mang lại giá trị kinh tế cao tạo cho người dân n tâm, gắn bó với cây mía, bước đầu tạo ra sự ổn định. Muốn làm được vậy khơng cịn cách nào khác là Cơng ty phải thực hiện ngay các chính sách có lợi cho họ. Cụ thể: Đầu tư ứng trước khơng tính lãi từ 10 - 15 triệu đồng/ha bao gồm: giống, phân bón, kỹ thuật... Ưu tiên về chính sách giá mua đối với mía trồng ở đất bãi, ruộng với giá mua cao hơn. Với những hộ có diện tích đất lúa chuyển đổi sang trồng mía Cơng ty cần tiến hành hỗ trợ khơng hồn lại khoảng 1 triệu đồng/ha, nếu tích tụ được từ 3 ha trở lên Cơng ty có thể cho vay vốn khơng lấy lãi hoặc lãi xuất ưu đãi và quy định thời hạn trả là 3 năm. Đồng thời cũng có chính sách ưu đãi đối với các cấp chính quyền địa phương, những xã chuyển đổi đất ruộng sang trồng mía có từ 100 ha trở lên và có sản lượng bán cho Nhà máy trên 10.000 TMN sẽ được Công ty hỗ trợ chi phí quy hoạch sản xuất, hỗ trợ chi phí làm đường giao thơng… Xây dựng các dự án và có chính sách thoả đáng, hợp tác các địa phương hỗ trợ khuyến khích nơng dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đưa mía xuống ruộng gắn với xây dựng những cánh đồng mía đạt 50- 60 triệu đồng/ha, hộ nơng dân trồng mía đạt 50 triệu đồng/ năm trở lên.

- Tổ chức thực hiện

Hoạt động triển khai thực hiện quy hoạch cần phải xúc tiến khẩn trương, minh bạch, hiệu quả và đồng bộ giữa chính sách Nhà nước, Cơng ty, chính quyền địa phương và người trồng mía. Thực hiện quy hoạch phải đúng với định hướng, chủ trương chính sách của Nhà nước. Bên cạnh đó tranh thủ sự ủng hộ của các cấp ban ngành địa phương trong cơng tác triển khai dồn điền đổi thửa, tích tụ đất đai, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải tính đến hiệu quả lâu dài, tránh tình trạng làm khơng đến nơi đến chốn. Cơng ty cũng cần khuyến khích và tiếp thu sự tham gia của người dân đóng góp cho quy hoạch để quy hoạch sát với thực tế, tạo tâm lý thoải mái cho người dân khi thực hiện quy hoạch sau này.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tạo nguồn nguyên liệu mía tại công ty cổ phần mía đường lam sơn (Trang 92 - 95)