Các hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tạo nguồn nguyên liệu mía tại công ty cổ phần mía đường lam sơn (Trang 82)

3.1.2..2 Lĩnh vực kinh doanh của công ty

3.5.2. Các hạn chế và nguyên nhân

3.5.2.1. Các hạn chế

- Những biến động về diện tích, năng suất, sản lượng mía

Có thể thấy diện tích, sản lượng mía chưa được bền vững : 65% đất trồng dụng đang là đất tận dụng (40% đất loại 02) cho nên đầu tư nhiều nhưng không tạo ra chuyển biến lớn trong năng suất, năng suất mía vẫn đang tăng chậm và vẫn ở mức thấp thường dao động trong mức 50 - 60 tấn/ha, thuỷ lợi chưa phát triển tương xứng năng suất chất lượng chủ yếu phụ thuộc vào thời tiết. Cho nên trong những năm gần đây diện tích mía dao động lúc tăng lúc giảm và dự báo đang có xu hướng giảm dần trong các vụ tới. Đi đơi với nó là sản lượng cũng giảm đáng kể ảnh hưởng tới năng suất vùng mía.

Hiện nay vùng mía nguyên liệu phân bố ở 10 huyện, song chỉ tập trung ở 4 huyện : Ngọc Lạc, Thọ Xuân, Thường Xuân, Triệu Sơn và một số xã giáp danh của huyện Cẩm thuỷ, Yên Định, Lang Chánh, Như Xuân, Như Thanh. Tổng số có 125 đơn vị và 4 NT tham gia trồng mía nguyên liệu bán cho nhà máy, số hộ tham gia trên 27 nghìn hộ. Nhưng nhìn chung vùng nguyên liệu sản xuất chủ yếu manh mún nhỏ lẻ. Số diện tích tập trung thuận lợi cho cơng tác trồng mía thâm canh (Đất tốt, đất bằng phẳng) chỉ chiếm 60% tổng diện tích tương đương 9.170 ha số cịn lại trên 6.125 ha là đất đồi cao bạc màu đường giao thơng đi lại khó khăn nhất là vào những mùa mưa

- Chương trình ứng dụng công nghệ cao thâm canh tăng năng suất, chất lượng vẫn chưa đạt yêu cầu đang là thách thức lớn đặt ra.

- Về cơ sở hạ tầng

Vùng nguyên liệu mía của Cơng ty cổ phần mía đường Lam Sơn là vùng rộng lớn và có địa hình phức tạp. Ngồi những khu vực được đầu tư xây dựng về giao thơng thì cịn những vùng sâu, vùng xa đường xá đi lại khó khăn, ảnh hưởng nhiều đến khâu vận chuyển mía đến các Nhà máy sản xuất. Bên cạnh đó thì Cơng ty đã khắc phục tình trạng trên bằng cách mở rộng trồng mía xuống đất ruộng, tuy nhiên đất ruộng còn manh mún, chưa tập trung, lại chưa có hệ thống đường giao thơng cho xe chở mía vào, địi hỏi Cơng ty đầu tư lớn cho cơng tác làm đường.

Diện tích đất trồng đa số là đất đồi với đặc điểm là dốc, khó cơ giới, cùng với thời tiết, khí hậu diễn biến phức tạp mưa lũ lụt làm cho đất bị xói mịn. Mặt khác, đất chủ yếu là đất xám, có thành phần cơ giới nhẹ, dung tích hấp thụ kém nên nắng dài sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây mía.

Hệ thống thuỷ lợi: Hiện nay tại vùng mía có các cơng trình gồm: 10 hồ đập vừa, 2 cơng trình thuỷ nơng lớn ( Sơng Chu, Nam Sông Mã), 289 hồ đập nhỏ, 35 trạm bơm. Hệ thống thuỷ lợi tuy có phát triển nhưng chỉ phục vụ trực tiếp cho sản xuất lúa là chính, việc phục vụ tưới nước cho mía cịn hạn chế vì hầu hết mía trồng trên đất đồi có độ dốc trên 30 và xa so với nguồn nước, chỉ có ít diện tích được trồng

trên đất ruộng, bãi ven sơng được hỗ trợ nước. Diện tích mía tưới nước 1289 ha, cịn lại phải dựa vào nước mưa tự nhiên.

- Chưa có sự phối hợp đồng đều khi phát triển các ngành sản xuất trong vùng cũng như trong các khâu chặt, vận chuyển mía, dẫn đến hiện tượng trong vụ thu hoạch mía nhiều vùng khơng có đủ lao động để thu hoạch do đó làm cho cơng tác chặt, vận chuyển mía tại các vùng của Cơng ty gặp nhiều khó khăn, lượng mía vận chuyển thực tế và kế hoạch vận chuyển không ăn khớp, ảnh hưởng tới chất lượng mía nguyên liệu.

- Về giá thu mua: Trong hợp đồng giữa Công ty và người trồng mía quy định giá mua mía chiếm khoảng 50- 60% giá bán đường tại cùng thời điểm. Điều này đã làm cho giá thu mua mía nguyên liệu phụ thuộc rất lớn vào giá thành đường bán ra thị trường tại cùng thời điểm. Thực tiễn những năm gần đây cho thấy giá bán đường luôn luôn biến động và rất khó dự báo chính xác, điều này tạo nên sự khơng ổn định trong giá mía.

- Về hợp đồng: Hợp đồng ký năm một không tạo ra sự rằng buộc lâu dài giữa cơng ty và các hộ trồng mía, đặc biệt là người dân ở khối các huyện, người dân có thể chuyển đổi cây trồng tuỳ thuộc vào lợi ích kinh tế mà họ thu được. Bên cạnh đó, do diện tích canh tác của người dân là nhỏ lẻ làm cho số lượng các hộ trong hợp đồng là rất lớn, có những hợp đồng con số này lên tới hàng trăm hộ.

3.5.2.2. Nguyên nhân

a. Nguyên nhân khách quan

- Trong những vụ vừa qua thời tiết diễn ra rất phức tạp không thuận lợi cho cơng tác sản xuất mía ngun liệu. Đầu vụ khơ hạn gay gắt ảnh hưởng đến công tác trồng mới và chăm sóc mía lưu gốc, mía chết nhiều, người dân phải chuyển một số diện tích đất mía sang trồng sắn, hoa màu. Đến giữa và cuối vụ thì gặp mưa bão làm cho mía bị ngập úng trên diện rộng đã ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây mía về chiều cao, đường kính.

- Do biến động kinh tế phức tạp, tình hình lạm phát tăng cao làm cho giá cả vật tư, đầu tư cho sản xuất tăng cao nên việc đầu tư của người dân bị hạn chế. Bên

cạnh đó cây mía ln phải chịu sự cạnh tranh từ các cây trồng khác: ngô, sắn, lạc...Nhất là khi tại hai huyện Như Thanh và Bá Thước đã khánh thành đưa vào hoạt động hai nhà máy chế biên tinh bột sắn làm giảm diện tích mía khi các hộ chuyển sang trồng sắn nguyên liệu

- Các cây trồng khác cạnh tranh như dâu tằm, sắn, thanh hao…Đặc biệt trong giai đoạn 2003- 2006, Thanh Hoá khánh thành hai nhà máy chế biến tinh bột sắn, nhà máy chế biến dưa xuất khẩu tại Bá Thước và Như Xuân. Những nhà máy này nằm ngay sát vùng nguyên liệu mía Lam Sơn, do đó một số người dân đã chuyển sang trồng sắn, dứa.

- Một số địa phương chưa thực sự quan tâm đúng mức trong chỉ đạo, sản xuất mía phần lớn là do nơng dân tự làm, mặc dù đây là cây trồng chính, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho địa phương nhưng chưa được địa phương quan tâm chỉ đạo, tác động thực sự. Bên cạnh đó thì người trồng mía đặc biệt là các hộ thuộc khối huyện chưa thực sự đầu tư thâm canh (cả về vật tư và công lao động cho sản xuất mía).

b. Nguyên nhân chủ quan

- Quy hoạch vùng ngun liệu cịn yếu kém: Hiện nay cơng ty đã hình thành

các vùng ngun liệu mía tập trung nhưng do vấn đề giá cả mà diện tích trồng mía lại thường xuyên biến động qua các năm, làm ảnh hưởng tới công suất chế biến của cả 2 nhà máyđường. Và giờ khi công ty nâng tổng công suất của cả 2 nhà máy lên 10.500TMN thì quy mơ vùng nguyên liệu mía trở nên nhỏ hơn. Những quy hoạch như vậy chỉ làm giá mía thêm bấp bênh, sản xuất đạt hiệu quả không cao qua các năm. Để dẫn tới điều đó chính là hậu quả của những quy hoạch sai từ vùng nguyên liệu cho tới địa điểm các nhà máy.

- Mối liên kết giữa các doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với người dân trồng

mía chưa chặt chẽ: Các nhà máy vẫn còn tồn tại những tư tưởng cá nhân, mạnh ai

nấy làm nên đã không đưa ra được những phương án liên kết chặt chẽ. Để tình trạng này xảy ra sẽ dẫn tới việc cân đối vùng nguyên liệu gặp khó khăn, nhiều nhà máy tranh giành nguyên liệu của nhau đẩy giá mía lên cao ở những thời điểm giá đường cao, nguyên liệu khan hiếm. Nhưng trong nhiều thời gian mía nguyên liệu về tổng

thể lại thừa đó là do kế hoạch khơng thống nhất, các nhà máy tự ý phát triển nguyên liệu mía theo kiểu thừa hơn thiếu, thừa thì các thương lái sẽ mua bán sang các nhà máy khác. Do thiếu liên kết mà họ không chèo lái một con thuyền chung, đưa ra những dự đoán cung cầu sai lầm, mất đi lợi thế trên bàn đàm phán với các khách hàng và đối thủ cạnh tranh.

+ Việc này làm ảnh hưởng tới lòng tin của nhân dân, khiến cho sự hợp tác giữa 2 bên càng thêm lỏng lẻo. Nhưng trong nhiều trường hợp khác người dân lại là người bội tín bán mía nguyên liệu đã được bao tiêu, ký kết hợp đồng tiêu thụ cho nhà máy khác gây khó khăn cho kế hoạch sản xuất của nhà máy đường.

+ Ngoài việc hợp tác trong tiêu thụ sản phẩm còn lỏng lẻo mà cả hợp tác trong lĩnh vực kỹ thuật chăm sóc, giống mía cao sẵn cũng cịn nhiều vấn đề. Nhìn chung năng suất mía của nước ta cịn thấp, chỉ khaỏng 54tấn/ha bình qn cả nước và chữ đường của cây mía vẫn cịn thấp. Mục tiêu đến năm 2020 năng suất mía bình qn đạt 80tấn/ha, chữ đường bình qn đạt 12CCS. Như vậy khả năng nâng cao chất lượng mía cịn nhiều. Các nhà máy đường phải có kế hoạch cụ thể hỗ trợ người dân về vốn, kỹ thuật, giống mới để nâng cao chất lượng mía vừa có lợi cho người dân trồng mía, vừa có lợi cho nhà máy mía đường.

- Các chính sách giá cả, thu mua và vận chuyển mía cịn nhiều bất cập. Cụ thể: + Trong công tác thu hoạch vận chuyển do sự phối hợp giữa ban mía các xã, cán bộ địa bàn, Xí nghiệp ngun liệu và Cơng ty vận tải chưa chặt chẽ, những thông tin và chủ trương của Công ty trong thời gian kết thúc vụ ép đến với người dân chưa chính xác và kịp thời, dẫn đến số lượng mía chặt ra nhiều và khơng đúng kế hoạch gây ra tình trạng mía tồn bãi nhiều. Đây cũng là ngun nhân chính dẫn đến một số lái xe và chủ hợp đồng lợi dụng những bức xúc trong vận chuyển mía của bà con nơng dân đã làm lệnh giả và tiêu cực trong vận chuyển.

+ Tại các trạm nguyên liệu, công tác tổ chức và quản lý vùng nguyên liệu vẫn còn nhiều yếu kém và tồn tại chậm được khắc phục, việc quản lý chủ yếu thông qua các chủ hợp đồng. Mà lực lượng này tại các trạm địa phương chưa phát huy được tác dụng trong khâu phối hợp với cán bộ địa bàn để quả lý tốt vùng nguyên liệu. Mới chỉ thực hiện chủ yếu việc tạo đầu mối trong công tác thu hoạch - vận chuyển, cịn nhiệm vụ nắm bắt các thơng tin, chính sách về nguyên liệu, đầu tư vật tư, tiền vốn và thanh toán tiền bán mía của Cơng ty đến tay người trồng mía cịn rất hạn chế. Do vậy vẫn còn để xảy ra một số hiện tượng tiêu cực ở các chủ hợp đồng mía trong cơng tác đầu tư, thanh tốn mía. Bên cạnh đó một số chủ hợp đồng cịn khai tăng thêm diện tích, khơng thực hiện tốt cơng tác chỉ đạo đến các hộ trồng mía trong chăm sóc, đầu tư và đặc biệt là trong thu hoạch vận chuyển

+ Năng lực của các cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý còn thể hiện nhiều khiếm khuyết khi chưa tập trung nghiên cứu các giống mía mới tốt hơn, trồng, chỉ đạo chăm sóc và thu hoạch mía một cách triệt để làm hạn chế năng suất, chất lượng, sản lượng cho vùng mía đường.

Chƣơng 4: GIẢI PHÁP TẠO NGUỒN NGUYÊN LIỆU MÍA

CHO CƠNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƢỜNG LAM SƠN

4.1. Định hƣớng phát triển của Cơng ty cổ phần mía đƣờng Lam Sơn

4.1.1. Định hƣớng phát triển và nhu cầu mía nguyên liệu cho nhà máy hoạt động

Trong tờ trình Bộ NN và PTNT của Cơng ty cổ phần mía đường Lam Sơn về: Đầu tư Tổ hợp công nghiệp đường - điện - cồn và quy hoạch mở rộng vùng mía Lam Sơn đã được Bộ đồng ý với chủ trương đầu tư của Công ty là nâng cấp đưa tổng cơng suất chế biến mía đến 2015 là 12.500 TMN. Khi đó nhu cầu nguyên liệu trong một năm là :

Nhu cầu mía nguyên liệu = 12.500 TMN x 150 (ngày)= 1.875.000 tấn mía. Năng suất bình qn ước đạt 80 tấn/ ha. Khi đó diện tích mía cần cho 3 nhà máy là: Diện tích mía = 1.875.000 (tấn mía)/ 80 (tấn/ha)= 23.438 (ha).

Năm 2015 dự tính mở rộng diện tích mía lên tới 25.000 ha, trong đó 10.000 ha là đất ruộng với năng suất ước đạt 100 tấn/ha.

4.1.2. Mục tiêu phát triển vùng ngun liệu mía của Cơng ty cổ phần mía đƣờng Lam Sơn đƣờng Lam Sơn

- Mục tiêu chung: Tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt chương trình hợp tác liên kết “Cơng- Nơng- Trí” với các huyện xã, các nơng trường và bà con trồng mía trong vùng để xây dựng vùng nguyên liệu mía đạt năng suất và sản lượng cao, đảm bảo cung cấp mía cho 2 nhà máy sản xuất.

- Mục tiêu nguyên liệu cụ thể:

+ Tập trung chỉ đạo mở rộng diện tích mía, đưa mía xuống ruộng, xây dựng những cánh đồng mía đạt giá trị kinh tế cao.

+ Chỉ đạo rút ngắn chu kỳ trồng mía từ 3 vụ xuống còn 2 vụ (1 vụ tơ - 1 vụ lưu gốc) nhất là ở các vùng đất xấu, năng suất mía thấp, đạt dưới 50 tấn/ ha.

+ Nhân nhanh các giống mía chín sớm chất lượng cao để nhanh chóng thay đổi giống mía cũ, phấn đấu từng đơn vị, địa phương và chủ hợp đồng tự túc được giống mía mới. Hạn chế và bỏ dần tập quán dung ngọn mía sau khi thu hoạch nguyên liệu làm giống. Phấn đấu 50- 60% giống mới được trồng trong tổng diện tích đất theo cơ cấu: Mía chín sớm chiếm 62%, chín trung bình chiếm 24%, chín muộn chiếm 14% tổng diện tích mía giống mới.

+ Khuyến khích và chỉ đạo các đơn vị trồng mía và hộ trồng mía dồn điền, đổi thửa, tích tụ ruộng đất, chuyển diện tích đất ruộng sang trồng mía và tiến tới loại bỏ những diện tích mía trồng trên đồi cao khơng hiệu quả, đảm bảo phát triển một nền nông nghiệp ổn định và bền vững.

- Một số chỉ tiêu cụ thể: được thể hiện ở Bảng 4.1 và 4.2

Bảng 4.1 : Một số chỉ tiêu cụ thể về vùng nguyên liệu mía của Cơng ty cổ phần mía đƣờng Lam Sơn đến năm 2015

T T Vụ ép Diện tích(Ha) NS ( Tấn/ha) SL ( Tấn) Chất lượng ( CCS) Tổng d.tích Đất ruộng 1 2013- 2014 19.00 0 4.000 90 1.800.000 12 2 2014- 2015 21.00 0 7.000 95 2.000.000 12 3 Ổn định từ 2015 25.00 0 10.000 100 2.500.000 12

Bảng 4.2: Kế hoạch mở rộng diện tích mía ở các địa phƣơng đến 2015 Đơn vị: Ha ST T Đơn vị Tổng DT đất quy hoạch DT đất đã có Kế hoạch mở rộng diện tích Tổng số Đất đồi, vườn Đất màu, bãi Đất một lúa Đất hai lúa Toàn vùng 25.100 16.200 8.900 1.700 1.000 3.800 2.400 1 Thọ Xuân 5.600 3.300 2.300 100 200 1.000 1000 2 Ngọc Lặc 5.760 4.810 950 300 100 550 - 3 Thường Xuân 2.778 2.278 500 300 100 100 - 4 Triệu Sơn 2.450 1.200 1.250 100 - 650 500 5 Yên Định 1.932 432 1.500 - 200 800 500 6 Cẩm Thuỷ 1.000 500 500 100 200 200 - 7 Lang Chánh 950 550 400 300 100 - - 8 Thiệu Hoá 1.060 60 1.000 - 100 500 400 9 Như Thanh 120 120 - - - - - 10 Như Xuân 400 400 - - - - - 11 NT Sao Vàng 850 750 100 100 - - - 12 NT Thống Nhất 1.000 800 200 200 - - - 13 NT Lam Sơn 700 550 150 150 - - - 14 NT Sông Âm 500 450 50 50 - - -

(Nguồn: Xí nghiệp nguyên liệu Lasuco)

Nhìn vào Bảng 4.1 và 4.2 ta thấy kế hoạch mở rộng diện tích mía thêm là 10.000 ha sẽ chủ yếu trồng trên đất ruộng và dự kiến tập trung phát triển ở 4 huyện trọng điểm: Thọ Xuân, Triệu Sơn, Yên Định, Thiệu Hoá giảm dần diện tích mía ở các huyện có cự ly vận chuyển lớn: Như Thanh, Như Xuân..

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tạo nguồn nguyên liệu mía tại công ty cổ phần mía đường lam sơn (Trang 82)