3.1.2..2 Lĩnh vực kinh doanh của công ty
4.2. Giải pháp tạo nguồn ngun liệu mía của Cơng ty cổ phần mía đƣờng Lam
4.2.1.1. Sự cần thiết phải quy hoạch vùng nguyên liệu mía
Vùng nguyên liêu mía đường Lam Sơn sau hơn 20 năm trồng mía đã có nhiều biến đổi sâu sắc theo luận chứng kinh tế kỹ thuật. Năm 1982 vùng nguyên liệu được quy hoạch 6.500 ha, trong đó có 5.000 ha mía đường, hàng năm cung cấp cho nhà máy công suất 1500 TMN là 225.000 tấn mía. Diện tích mía được bố trí trên địa bàn của 4 huyện Thọ Xuân, Ngọc Lặc, Thường Xuân, Triệu Sơn và 3 nông trường Sao Vàng, Lam Sơn, Sông Âm.
Từ năm 1990 nhờ có đường lối đổi mới của Đảng và phương thức thu mua hợp lý của Cơng ty, diện tích và sản lượng mía mỗi năm được tăng cao. Cơng ty đã đầu tư nâng cấp nhà máy đường số 1 lên 2.500 TMN và năm 2011 Công ty đã đầu tư xây dựng thêm nhà máy đường số 2 công suất 8.000 TMN đưa tổng công suất
lên 10.500 TMN. Để phù hợp với việc phát triển của vùng mía và nhà máy, năm 2000 UBND tỉnh đã có quyết định phê duyệt dự án vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn mở rộng lên phạm vi của 9 huyện và 4 NT với quy mơ diện tích 16.000 ha. Sản lượng mía hàng năm 1.100.000 tấn. Trong suốt thời gian qua, do có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sự biến động của thị trường, sự cạnh tranh của cây trồng khác làm cho diện tích mía khơng ổn định, một số diện tích trồng mía dịch chuyển sang trồng cây màu khác, đất đai khai thác nhiều năm bị cạn kiệt khơng được cải tạo, bồi trúc, năng suất mía có xu hướng giảm. Cùng với đó là cơng tác quản lý và đầu tư còn nhiều bất cập và tồn tại. Chính sách đầu thu mua khơng ổn định, cơng tác đầu tư khơng tập trung. Do thiếu mía nên phải mở rộng ra các xã ở xa, những vùng đường xá đi lại khó khăn, đồi núi cao gây tốn kém rất lớn, cán bộ địa bàn khơng nắm được diện tích và sản lượng dẫn đến thất thốt đầu tư, tiêu cực, kế hoạch sản xuất kinh doanh của Cơng ty khơng hồn thành. Tốc độ phát triển mía vẫn khơng đạt được tiến độ đã phê duyệt, năng suất, chất lượng không đáp ứng được yêu cầu đề ra, nhà máy hoạt động không đủ 100% công suất, nhiều khi vẫn thiếu mía để ép.
Từ thực trạng nêu trên, để xây dựng được một vùng nguyên liệu ổn định có hiệu quả cần hồn thiện cơng tác quy hoạch vùng ngun liệu mía một cách có tính tốn đến hiệu quả và dài hạn
Quy hoạch vùng nguyên liệu mía là giải pháp nhằm giảm dần khu vực nguyên liệu kém hiệu quả đang còn tồn tại hiện nay, mở rộng vùng sản xuất mía nguyên liệu có hiệu quả, rút ngắn quảng đường vận chuyển. Nhằm đảm bảo sản lượng mía nguyên liệu đáp ứng đủ công suất hàng năm cho nhà máy; giảm cước vận chuyển mía nguyên liệu về nhà máy; giảm chi phí đầu tư cho vùng nguyên liệu và áp dụng dễ dàng các ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong thâm canh phát triển vùng nguyên liệu mía theo hướng tập trung thâm canh cao.