1. Tranh chấp trong hợp đồng MBHHQT
1.1. Khái niệm
Tranh chấp trong thương mại quốc tế là những bất đồng xảy ra trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại quốc tế. Trong quan hệ thương mại quốc tế, các bên tham gia thường có sự cách biệt địa lý, có truyền thống pháp luật, tập quán thương mại… khác nhau(14) . Thêm vào đó cịn là sự thiếu hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, hay bản
thân ý thức thực hiện, tuân thủ hợp đồng của các bên… Những điều này dẫn đến việc tranh chấp phát sinh, hay khó có thể tránh khỏi, và chủ yếu là tranh chấp trong hợp đồng MBHHQT.
1.2. Các điều khoản liên quan đến vấn đề giải quyết tranh chấp trong hợp đồng MBHHQT
1.2.1. Chọn luật áp dụng
Đặc điểm quan trọng của hợp đồng MBHHQT là yếu tố “quốc tế” tức là các bên tham gia hợp đồng khác nhau về hệ thống pháp luật nên cần phải có căn cứ pháp lý cho việc giải quyết các tranh chấp có thể xảy ra. Điều này đỏi hỏi các bên ký kết ngay khi đàm phán, soạn thảo hợp đồng cần phải lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng. Có các cách để lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng:
- Thứ nhất: Các bên ký kết đàm phán, thoả thuận và ghi rõ vào hợp đồng
MBHHQT chi tiết, cụ thể tất cả các quy tắc, quy định pháp luật nội dung để giải quyết bất cứ tranh chấp nào có thể phát sinh. Với các hợp đồng lớn, phức tạp thì cách làm này
sẽ cần nhiều thời gian, công sức, khi giải quyết tranh chấp dễ làm cho các cơ quan xét xử nhầm lẫn những nội dung chính, phụ. Ngồi ra, cách thức ghi chi tiết, tỉ mỉ từng tranh chấp có thể xảy ra cũng nhƣ cách thức giải quyết cũng không thể lƣờng trƣớc đƣợc hết các bất đồng khác có thể phát sinh.
-Thứ hai: Các bên tham gia ký kết đàm phán, thoả thuận những điều khoản chính, sau đó chọn luật áp dụng chung để giải quyết mọi tranh chấp có thể phát sinh từ hợp đồng. Đây là cách làm phổ biến và có ƣu điểm là dể hiểu, khơng gây nhầm lẫn và cũng làm cho hợp đồng gọn nhẹ mà vẫn đầy đủ nội dung. Song, các bên cần chú ý khi chọn luật áp dụng cho hợp đồng là luật áp dụng đƣợc chọn phải dễ tiếp cận, dễ nghiên cứu, có uy tín trong thƣơng mại quốc tế và có hiệu lực tại thời điểm hợp đồng đƣợc thực hiện.
1.2.2. Điều khoản về giải quyết tranh chấp trong hợp đồng MBHHQT
Không chỉ lựa chọn luật nội dung để làm căn cứ giải quyết tranh chấp, các bên tham gia thoả thuận, ký kết hợp đồng còn cần phải thƣơng lƣợng để đƣa vào hợp đồng một điều khoản riêng về giải quyết tranh chấp với các nội dung: Phƣơng thức giải quyết tranh chấp do các bên nhất trí lựa chọn; Thủ tục lựa chọn bên thứ ba tham gia và giúp đỡ giải quyết tranh chấp nhƣ ngƣời hoà giải, trọng tài, trọng tài viên, toà án…; Các quy tắc áp dụng cho quá trình giải quyết tranh chấp; Cơ chế đảm bảo thi hành kết quả giải quyết tranh chấp.
1.3. Lý do phát sinh tranh chấp
Sự xa cách về mặt địa lý, khác biệt về truyền thống pháp luật và tập quán thƣơng mại… dễ gây ra những tranh chấp bất đồng trong quan hệ TMQT. Các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia ký kết các hợp đồng MBHHQT với các đối tác nƣớc ngoài cũng không tránh khỏi thực tế này. Đặc biệt, khi Việt Nam lại là nƣớc đang phát triển, khung pháp lý điều chỉnh cho các hoạt động ngoại thƣơng đã đƣợc xây dựng và áp dụng, song vẫn đang dần hoàn thiện để phù hợp với sự phát triển của kinh tế khu vực và thế giới.
Khác biệt về truyền thống pháp luật và tập quán thƣơng mại cũng gây những khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi hợp tác với các doanh nghiệp nƣớc ngoài, đặc biệt là với các doanh nghiệp của Châu Âu, Bắc Mỹ vì đây là khu vực mà tồn tại nhiều tập quán thƣơng mại quốc tế lâu đời.
Ngoài những lý do nêu trên, điều kiện ngoại cảnh ở mỗi nƣớc cũng có thể gây ra những khó khăn khó lƣờng trƣớc, có thể là bất khả kháng cho mỗi bên khi thực hiện nghĩa vụ hợp đồng.
2. Các phƣơng thức giải quyết tranh chấp trong hợp đồng MBHHQT
2.1. Thương lượng giữa các bên
Khi tranh chấp bắt đầu phát sinh, hầu hết các trƣờng hợp, các bên tự nguyện và nhanh chóng liên hệ, gặp gỡ nhau để thƣơng lƣợng. Thƣơng lƣợng là phƣơng thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, tự dàn xếp, tháo gỡ những bất đồng phát sinh để loại bỏ tranh chấp mà khơng cần có sự trợ giúp hay phán quyết của bất kỳ bên thứ ba nào.
Pháp luật của các quốc gia có nền kinh tế thị trƣờng phát triển thơng thƣờng đều quy định hình thức pháp lý của việc ghi nhận kết quả thƣơng lƣợng là Biên bản. Nếu kết qủa thƣơng lƣợng không đƣợc một bên tự giác thực hiện, Biên bản thƣơng lƣợng sẽ
đƣợc bên kia sử dụng nhƣ một chứng cứ quan trọng yêu cầu các cơ quan tài phán công nhận và cƣỡng chế thi hành những thoả thuận đó.
2.2. Hoà giải giữa các bên
Hoà giải là phƣơng thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ ba làm trung gian hoà giải để hỗ trợ, thuyết phục các bên tranh cháp tìm kiếm các giải pháp nhằm loại trừ tranh chấp đã phát sinh. Phƣơng pháp giải quyết tranh chấp bằng hồ giải có ƣu điểm là bảo vệ bí mật kinh doanh, điều mà sẽ không thực hiện đƣợc khi tiến hành tố tụng tại tồ theo quy tắc cơng khai, tranh tụng và theo các quy tắc về thu thập chứng cứ trong tố tụng tƣ pháp.
Hiệu lực pháp lý của hồ giải:Thoả thuận hồ giải khơng có tính chất bắt buộc
nên trên thực tế, khơng có tồ án nƣớc nào lại ra lệnh đình chỉ vụ kiện chỉ vì một bên khơng thực hiện thoả thuận hồ giải. Hiệu lực cao nhất của thoả thuận giải quyết bằng hoà giải giống nhƣ một điều khoản hợp đồng có tính rằng buộc các bên
2.3. Giải quyết tranh chấp theo thủ tục Trọng tài
Để tranh chấp đƣợc đƣa ra giải quyết bằng con đƣờng trọng tài thì phải có sự thoả thuận của các bên. Thoả thuận này có thể là một điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc là một thoả thuận trọng tài riêng biệt đƣợc lập sau khi tranh chấp phát sinh. Điều khoản thoả thuận trọng tài dù có đƣợc ghi ngay trong hợp đồng chính hay là một
thoả thuận riêng biệt thì nó vẫn ln độc lập với các điều khoản khác của hợp đồng chính. Vì vậy, ngay cả khi hợp đồng chính đã kết thúc hay bị vơ hiệu thì cũng không làm cho điều khoản thoả thuận trọng tài vô hiệu tƣơng ứng (Điều 11 Pháp lệnh Trọng tài Thƣơng mại của Việt Nam 2003).
Quyết định và phán quyết của trọng tài có thể đƣợc Tồ án cơng nhận và cho thi hành thông qua một thủ tục tƣ pháp đƣợc quy định tại các điều ƣớc quốc tế và pháp luật của các quốc gia. Công ƣớc New York về công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nƣớc ngoài 1958 là văn bản pháp lý nổi bật và quan trọng nhất trong lĩnh vực này. Luật mẫu UNCITRAL, các hiệp định khu vực và pháp luật các quốc gia…cùng với Công ƣớc New York đã góp phần tạo nên hệ thống quy phạm pháp luật khá hoàn chỉnh để nhằm điều chỉnh việc công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài TMQT(15).
Ưu điểm của trọng tài thương mại
- Là phƣơng thức giải quyết tranh chấp nhanh chóng, mang tính chung thẩm cao; Quyết định, phán quyết của trọng tài cũng đƣợc công nhận rộng rãi do phạm vi Công ƣớc New York 1958 về công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nƣớc ngoài rộng.
- Phƣơng thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài cũng khách quan.Trong quá trình giải quyết tranh chấp hồn tồn có thẻ sử dụng ngơn ngữ, hay pháp luật của nƣớc thứ 3, tùy từng trƣờng hợp cụ thể.
- Phƣơng thức giải quyết bằng trọng tài cũng khơng mang nặng tính đối kháng, uy tín, các bí mật kinh doanh của các bên tranh chấp cũng đƣợc bảo mật vì phán quyết trọng tài khơng cơng khai (trọng tài xét xử kín).
Một số cơ quan trọng tài thương mại quốc tế quan trọng được giới kinh doanh thế giới sử dụng nhiều nh ư:
-Tồ án trọng tài thuộc Phịng Thƣơng mại quốc tế (ICC) đƣợc thành lập tại Paris năm 1923; Trung tâm quốc tế về giải quyết tranh chấp đầu tƣ (ICSID) thành lập 1965 trên cơ sở Công ƣớc quốc tế giải quyết tranh chấp đầu tƣ giữa các nƣớc với kiều dân của các nƣớc khác.
- WTO và cơ chế giải quyết tranh chấp. WTO là tổ chức duy nhất có một cơ chế giải quyết tranh chấp đƣợc chấp nhận chung dựa trên nguyên tắc mọi thành viên đều có
một phiếu bầu ngang nhau. Việc Việt Nam đã là thành viên tổ chức thƣơng mại thế giới WTO sẽ tạo rất nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc đối mặt với các vụ kiện có tính quốc tế(16).
Thủ tục giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài Thương mại ở Việt Nam và thủ tục Công nhận và cho thi hành quyết định, bản án của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam được quy định trong Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003.
2.4. Giải quyết tranh chấp tại Toà án
Giải quyết tranh chấp trong hợp đồng MBHHQT bằng tồ án là hình thức giải
. quyết tranh chấp thông qua hoạt động của cơ quan tài phán Nhà nƣớc – cơ quan có quyền nhân danh Nhà nƣớc đƣa ra phán quyết buộc các bên có nghĩa vụ phải thi hành.
Kinh nghiệm của các nƣớc có nền kinh tế thị trƣờng và có hệ thống pháp luật phát triển trên nhƣ Hoa Kỳ, Vƣơng quốc Anh, Cộng hoà Pháp..., cho thấy rằng việc giải quyết tranh chấp trong hợp đồng MBHHQT nói riêng và giải quyết tranh chấp TMQT nói chung bằng con đƣờng tồ án đều có những điểm khác nhautƣơng đối về tổ chức hệ thống toà án, về thẩm quyền và thủ tục tố tụng. Trênthực tế, chƣa có một Tồ án quốc tế nào giải quyết hữu hiệu các tranh chấp thƣơng mại quốc tế mà chỉ có thể giải quyết tại Tồ án của một quốc gia nào đó theo quy tắc tố tụng của pháp luật quốc gia đó(17).
Ưu điểm của phương pháp giải quyết tranh chấp bằng Toà án:
- Phƣơng thức giải quyết bằng Tòa án đƣợc tiến hành theo trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ nên đảm bảo cho tính khách quan và cơng bằng cho các bên.
- Bản án hay quyết định của Toà án về vụ tranh chấp đƣợc đƣa ra nếu khơng có sự tự nguyện tuân thủ sẽ đƣợc bảo đảm thi hành bằng sức mạnh cƣỡng chế của nhà nƣớc (tính cƣỡng chế thi hành trên lãnh thổ quốc gia có Tồ án)
- Với các tranh chấp kinh doanh trong MBHHQT, quyết định của Toà án ngày nay cũng đƣợc công nhận khá rộng rãi bằng việc các nƣớc có thoả thuận cơng nhận và cho thi hành quyết định, bản án của Tồ án nƣớc ngồi. Nổi bật là cơng ƣớc Washington về công nhận và cho thi hành quyết định của toà án nƣớc ngoài.
16
Nguyễn Vũ Hoàng: “Giải quyết tranh chấp TMQT bằng con đƣờng Toàn án”. NXB Thanh Niên. Trang 47.
Ở Việt Nam, thủ tục giải quyết tranh chấp TMQT này đƣợc dựa trên nền tảng của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004.
CHƢƠNG II:
THỰC TIỄN GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HỐ QUỐC TẾ TẠI CƠNG TY INDOCHINA