Kiến nghị hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hợp đồng MBHHQT

Một phần của tài liệu Giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế tại công ty TNHH vật tư khoa học kỹ thuật đông dương indochina (Trang 68 - 72)

II. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả về giao kết và thực hiện hợp đồng MBHHQT

1. Kiến nghị hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hợp đồng MBHHQT

Xu thế quốc tế hoá, khu vực hoá nền kinh tế là một nhu cầu tất yếu đối với tất cả các quốc gia để hội nhập với nền kinh tế thế giới. Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO) tháng 1 năm 2007 đƣợc coi là sự kiện khẳng định nền kinh tế Việt Nam đã hội nhập với kinh tế thế giới. Thƣơng mại quốc tế là hoạt động thƣơng mại thúc đẩy hội nhập kinh tế thế giới. Nhƣng để hoạt động thƣơng mại Quốc tế đƣợc phát triển mạnh mẽ, và phát huy đƣợc vai trị của nó thì các chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc phải luôn kịp thời, đúng hƣớng, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nƣớc trong mối tƣơng quan với thế giới(23). Việc có đƣợc một hành lang pháp lỹ chặt chẽ sẽ giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam yên tâm tham gia hoạt động Thƣơng mại nói chung, và hoạt động Thƣơng mại Quốc tế nói riêng. Muốn vậy, Nhà nƣớc cần có những biện pháp cụ thể:

1.1. Hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnhquan hệ hợp đồng MBHHQT phải có tính ổn định, đồng bộ tính ổn định, đồng bộ

Các văn bản pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng nói chung, hợp đồng mua bán hàng hố (trong đó có hợp đồng MBHHQT) nói riêng cần có tính thơng nhất, ổn định. Nhà nƣớc đã ban hành Bộ Luật Dân sự 1995, Luật Thƣơng mại 1997, Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế 1989 để điều chỉnh quan hệ hợp đồng, trong đó có quan hệ hợp đồng MBHHQT. Sau nhiều năm thực hiện đã sửa đổi, bổ sung, gây ra sự chồng chéo, mâu thuẫn trong áp dụng luật.

Để hệ thống pháp luật có tính ổn định thì điều kiện cần là phải có quy trình lập pháp khoa học, đúng đắn, nhà lập pháp có trình độ. Trƣớc đây, hoạt động MBHHQT đƣợc đề cập trong Luật Thƣơng mại 1997 dƣới tên gọi quan hệ mua bán hàng hóa với thƣơng nhân nƣớc ngồi đƣợc tách ra thành một mục riêng. Hiện nay, quan hệ MBHHQT đƣợc quy đinh lồng ghép trong Bộ Luật Dân sự 2005, Luật Thƣơng mại 2005, và các văn bản liên quan. Trong đó, luật “khung” là Bộ Luật Dân sự 2005, và luật chuyên ngành là Luật Thƣơng mại 2005.

Các văn bản pháp luật đƣợc ban hành cần có tính cụ thể hoá, hạn chế những trƣờng hợp quy định chung chung rồi bỏ lửng, sau đó khơng có văn bản hƣớng dẫn chi tiết hoặc ban hành văn bản hƣớng dẫn chi tiết muộn, không thống nhất. Chẳng hạn nhƣ: Luật Thƣơng mại 2005 đƣợc Quốc Hội thơng qua ngày 14/6./2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2006 nhƣng Nghị định sô 12/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thƣơng mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia cơng, và q cảnh hàng hố với nƣớc ngồi đƣợc thông qua ngày 23/01/2006 và có hiệu lực thi hành từ 01/05/2006. Vậy là giai đoạn từ 01/1/2006 đến 01/05/2006 sẽ khơng có văn bản hƣớng dẫn thi hành Luật Thƣơng mại 2005 về vấn đề này. Vậy, để đảm bảo văn bản pháp luật của Nhà nước có tính đồng bộ, có hiệu lực thi

hành ngày, thì văn bản hướng dẫn chi tiết phải được soạn thảo đồng thời với dự án Luật để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kịp thời ban hành văn bản này khi Luật đã có hiệu lực. Có như thế, các doanh nghiệp khi áp dụng Luật để giao kết, thực hiện hợp đồng MBHHQT mới chính xác, hạn chế những nhầm lẫn đáng tiếc gây tranh chấp khơng đáng có(24).

1.2. Về quản lý hoạt động MBHHQT

Quản lý hoạt động MBHHQT hay chính xác là hoạt động xuất nhập khẩu cần phải có những chính sách quản lý hiệu quả tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia hoạt động MBHHQT, góp phần đẩy mạnh kinh tế đất nƣớc.

Chế độ hải quan cần phải giảm bớt những thủ tục phức tạp không cần thiết, gây

cản trở cho hoạt động xuất nhập khẩu. Mặc dù thủ tục Hải quan đƣợc quan tâm, sửa đổi trong những năm qua, nhƣng việc làm thủ tục Hải quan vẫn khiến cho các doanh nghiệp mất nhiều thời gian, tổn kém. Trong đó có yếu tố chủ quan là nhiều cán bộ hải quan lợi dụng chức vụ quyền hạn gây phiền nhiều cho doanh nghiệp khi làm thủ tục. Nhà nƣớc

24

cần phải có nhiều biện pháp hạn chế tiêu cực này, đi kèm với việc giảm nhẹ các thủ tục Hải quan hơn nữa, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu đƣợc thuận lợi hơn.

Về chế độ thuế nhập khẩu: Hoạt động MBHHQT của Indochina chủ yếu là hoạt

động nhập khẩu nên tơi đã tìm hiểu về chế độ thuế nhập khẩu và nhận thấy có nhiều hạn chế trong Luật thuế nhập khẩu nhƣ: Biểu thuế quá cao so với biểu thuế của các nƣớc; Việc phân loại hàng hố chƣa đƣợc cụ thể dẫn đến q trình áp dụng gặp khó khăn… Mặc dù Việt Nam đã có cam kết giảm thuế nhập khẩu hàng hoá khi tham gia Tổ chức Thƣơng mại Quốc tế WTO, nhƣng việc thực hiện cam kết này lại có lộ trình và tƣơng đối lâu. Chế độ nhập khẩu cần có các chính sách điều chỉnh thuế suất, miễn giảm thuế… để thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hơn nữa.

1.3. Về hợp dồng MBHHQT

Trong quan hệ thƣơng mại quốc tế hiện nay, khái niệm về hợp đồng MBHHQT chƣa đƣợc hiểu một cách đầy đủ, thống nhất, và không một văn bản nào định nghĩa loại hợp đồng này. Nhiều khái niệm, thuật ngữ đƣợc sử dụng trong hợp đồng MBHHQT cũng đƣợc sử dụng trong các loại hợp đồng thƣơng mại quốc tế khác. Việc làm rõ khái niệm hợp đồng MBHHQT có ý nghĩa quan trọng nhƣ xác định tính quốc tế, đối tƣợng của hợp đồng .v.v.. Việc có khái niệm thống nhất cho hợp đồng MBHHQT sẽ là cơ sở cho việc phân tích các khía cạnh pháp lý liên quan của hợp đồng.

Nội dung của hợp đồng MBHHQT cũng không đƣợc quy định riêng trong một văn bản pháp lý nào mà việc xem xét nó đƣợc quy về hợp đồng mua bán hàng hố nói chung. Điều này có thể cho thấy hợp đồng MBHHQT cũng đƣợc nhìn nhận nhƣ hợp đồng mua bán thông thƣờng, nhƣng yếu tố quốc tế lại không đƣợc nhấn mạnh. Bộ Luật Dân sự 2005 thể hiện yếu tố tự do, tự nguyện của các bên trong hợp đồng, chỉ đƣa ra những nội dung cần thiết có tính định hƣớng cho ngƣời áp dụng đƣa vào hợp đồng trong Điều 402. Nhƣng trong hợp đồng MBHHQT thì cịn rất nhiều nội dung nên và cần thiết đƣa vào hợp đồng do đặc thù là yếu tố quốc tế thì các văn bản Luật lại khơng đề cập nhƣ điều khoản về giải quyết tranh chấp, điều khoản về luật điều chỉnh hợp đồng… để khi có tranh chấp xảy ra thì có cơ sở và phƣơng tiện để áp dụng giải quyết.

1.4. Phê chuẩn các điều ước quốc tế về thương mại

Để tạo điều kiện cho nền kinh tế Việt Nam hội nhập với nền kinh tế thế giới, kinh tế khu vực thì Nhà nƣớc cần xúc tiến gia nhập các Cơng ƣớc quốc tế đa phƣơng, ký

kết các Hiệp định thƣơng mại song phƣơng. Những văn bản quốc tế này không những là nguồn luật điều chỉnh hợp đồng MBHHQT mà còn là cơ sở của tự do hoá Thƣơng mại, mở rộng thị trƣờng, cơ sở giải quyết tranh chấp trong hợp đồng MBHHQT, giúp tiết kiệm thời gian, tiền của cho các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia hoạt động thƣơng mại tuốc tế.

Một Công ƣớc Quốc tế quan trọng và đƣợc nhiều quốc gia trên thế giới tham gia là Công ƣớc Viên 1980 về mua bán hàng hố quốc tế (CISG). Đây là Cơng ƣớc về mua bán hàng hoá quốc tế đƣợc nhiều quốc gia tham gia, phê chuẩn, đóng vai trị quan trọng trong việc giải quyết các xung đột pháp luật trong thƣơng mại quốc tế, đồng thời thúc đẩy thƣơng mại quốc tế phát triển. Việt Nam đang trên con đƣờng chủ động hội nhập tích cực vào nền kinh tế thế giới, đẩy mạnh các quan hệ hợp tác song phƣơng, đa phƣơng. Việc các văn bản Luật quốc gia chƣa phù hợp với pháp luật quốc tế sẽ gây cho ta nhiều khó khăn bất lợi, phát sinh những xung đột pháp luật với các nƣớc khác, đến khi giải quyết tranh chấp cũng khó khăn. Luật Thƣơng mại Việt Nam 2005 liên quan đến hợp đồng MBHHQT cịn bộc lộ nhiều mặt hạn chế, có nhiều điều khoản chƣa phù hợp với thực tiễn và đòi hỏi của các thƣơng nhân quốc tế. Điều này, đỏi hỏi chúng ta phải nhanh chóng tiến tới gia nhập Cơng Viên trong thời gian sớm nhất để thống nhất nguồn luật áp dụng cho mua bán hàng hoá quốc tế giữa các doanh nghiệp Việt Nam và các đối tác nƣớc ngoài. Khi đã cùng chung “tiếng nói”, cùng chung quan điểm thì các

mối quan hệ hợp tác thương mại quốc tế sẽ ngày càng gắn chặt, bền lâu, và rộng mở(25)

1.5. Phổ biến kiến thức pháp luật

Ngoài việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về hợp đồng MBHHQT và gia nhập vào các Công ƣớc quốc tế đa phƣơng, ký kết các hiệp định Thƣơng mại song phƣơng thì việc mở rộng kiến thức pháp luật cho các thƣơng nhân tham gia hoạt động MBHHQT là rất quan trọng . Nâng cao kiến thức pháp luật cho các thƣơng nhân mới có thể chủ động đảm bảo đƣợc quyền lợi của các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào hoạt động MBHHQT hay nói cách khác là hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, và hạn chế rủi ro có thể xảy ra cho các doanh nghiệp này.

Một phần của tài liệu Giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế tại công ty TNHH vật tư khoa học kỹ thuật đông dương indochina (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)