ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CƠNG TY NĂM 2013

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) đánh giá thực trạng tài chính và một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí và khoáng sản hà giang (Trang 103 - 107)

2.3.1. Những kết quả đạt được của cơng ty Khống sản Hà Giang

Trước hết phải nói đến sự nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên công ty từ việc ổn định và sắp xếp hợp lý bộ máy tổ chức từ công ty đến các đơn vị cơ sở. Qua đó, cụ thể hóa kế hoạch giao khốn, ký hợp đồng trách nhiệm thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh đối với các Quản đốc và trưởng các phịng ban trong Cơng ty. Đồng thời tổ chức giao khốn chi phí sản xuất cụ thể theo cơng đoạn sản xuất, kịp thời chấn chỉnh trong quản lý điều hành tại các đơn vị, đảm bảo thực hiện theo đúng quy định, quy chế của công ty. Trong năm qua, công ty Cổ phần Cơ khí và Khống sản Hà Giang đã từng ngày vượt qua những khó khăn, vướng mắc, khẳng định sự nỗ lực của mình. Khơng ngừng đổi mới, bằng nhiều biện pháp, cơ chế, đặc biệt áp dụng khoa học kỹ thuật, sáng tạo trong lao động sản xuất, Cơng ty khống sản Hà Giang đã vượt qua những khó khăn, thách thức. Những nỗ lực phấn đấu của tập thể CBCNV trong tồn cơng ty cũng đã được Đại hội đồng cổ đông ghi nhận và đánh giá cao. Đây là những ghi nhận tổng quát, tiếp theo chúng ta cùng nhìn lại những kết quả cụ thể như sau:

Về khả năng thanh toán: Trong năm 2013, hầu hết các chỉ tiêu về khả năng thanh tốn của cơng ty đều tăng, duy chỉ có khả năng thanh tốn lãi vay và khả năng thanh toán tổng quát là giảm, nhưng cũng cho thấy khả năng thanh tốn của cơng ty đã được cải thiện, khả năng bảo đảm trả được các khoản nợ đến hạn bất cứ lúc nào. Qua đó đã thấy được trong năm cơng ty rất nỗ lực trong việc nâng cao khả năng thanh tốn và đảm bảo uy tín tín dụng đối với các tổ chức tín dụng và các nhà cung cấp. Trong năm tới cơng ty cần phải có các biện pháp quản lý tiền mặt tốt hơn nữa, nhằm đáp ứng nhu cầu trả nợ các khoản nợ phải trả đến hạn, đồng thời công ty nên tập trung nhiều hơn vào sản xuất kinh doanh nhằm khiến cho khoản lợi nhuận trước thuế và lãi vay của cơng ty có

thể tăng lên nhiều hơn nữa, thêm vào đó là giảm bớt các chi phí tài chính khơng cần thiết, giúp cơng ty tự chủ tốt hơn về mặt tài chính.

Về cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản: năm 2013 là năm mà công ty tiến hành các hoạt động nhằm giảm nợ phải trả và tăng vốn chủ sở hữu do vậy trong năm công ty cần huy động một lượng vốn, và với việc tổ chức tốt công tác huy động vốn, công ty đã đáp ứng được nhu cầu vốn đề ra, kịp thời phục vụ hoạt động sản xuất, khơng để ra tình trạng gián đoạn sản xuất kinh doanh do thiếu vốn trang trải cho các khoản chi phí đầu vào. Bên cạnh đó cơng ty vẫn đảm bảo cơ cấu tài sản phù hợp với ngành nghề kinh doanh, tuy nhiên, do các nguyên nhân khách quan đã khiến cho lượng hàng tồn kho ứ đọng trong năm qua tăng lên rất nhiều, công ty nên chú trọng xem xét vấn đề này và có các biện pháp quản lý tốt lượng hàng tồn kho và hồn thiện chính sách tiêu thụ. Về nguồn vốn thì trong năm qua, cơng ty đã đông thời tăng nợ phải trả, tăng nguồn vốn chủ sở hữu. Mặc dù phần nợ phải trả biến động rất nhiều, trong năm công ty đã thực hiện tăng hệ số vốn chủ sỡ hữu từ đó nâng cao khả năng tự tài trợ cũng như mức độ tự chủ tài chính của mình.

Về hiệu quả hoạt động kinh doanh: Doanh thu thuần giảm 9.37% và lợi nhuận sau thuế giảm 37,4%, thêm vào đó là các hệ số khả năng sinh lời của công ty cũng giảm nhiều. Nhưng trong điều kiện kinh tế thị trường đầy khó khăn như năm 2013 mà tất cả các hệ số khả năng sinh lời của cơng ty đều trong tầm kiểm sốt, qua đó có thể thấy được cơng ty đang đi đúng hướng trong việc tổ chức sản xuất và thích nghi với điều kiện thị trường. Do vậy trong tương lai công ty cần tiếp tục phát huy thế mạnh này của mình nhằm khơng ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, từng bước mở rộng thị trường tiêu thụ. Một điều đáng mừng là trong năm cơng ty khơng có một khoản giảm trừ doanh thu nào, thể hiện giá trị sản phẩm hàng hóa của cơng ty trên thị

2.3.2. Những mặt hạn chế, tồn tại của công ty trong năm qua

Trong năm 2013, mặc dù tỷ trọng vốn chủ sở hữu vẫn cao hơn rất nhiều tỷ trọng nợ phải trả trong cơ cấu nguồn vốn nhưng so với cùng kỳ năm ngối thì tỷ trọng này đang có dấu hiệu giảm xuống. Điều này vẫn đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ và rủi ro trong việc thanh tốn nợ vẫn trong mức an tồn. Vì vậy trong dài hạn nếu khơng có biện pháp làm tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu, giảm nợ phải thu và giữ cho chênh lệch tỷ trọng này ở mức an toàn vẫn nên được công ty chú trọng.

Khoản phải thu khách hàng và các khoản phải thu khác tăng rất nhanh so với thời điểm đầu năm. Thể hiện việc quản lý các khoản nợ phải thu là chưa thực sự hiệu quả, công ty cần phải thận trọng trong việc bán chịu sản phẩm. Việc tồn tại khá nhiều các khoản nợ phải thu u cầu cơng ty phải thực hiện chính sách thắt chặt tín dụng để quản lý và thu hồi những khoản nợ một cách nhanh chóng nhằm phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Trong tình hình kinh tế khó khăn thì việc tồn tại những khoản phải thu lớn luôn tiềm ẩn những rủi ro về tính thanh khoản. Bên cạnh đó thì hệ số thu hồi nợ giảm khá nhiều trong năm. Cho thấy một lần nữa tốc độ thu hồi các khoản phải thu đã giảm, việc quản lý các khoản nợ phải thu chưa hiệu quả. Hệ số hoàn trả nợ lại tăng lên nhanh chóng với tỷ lệ 13.63% thể hiện mức độ chiếm dụng vốn tăng. Tuy nhiên công ty cần thanh toán các khoản nợ ngay khi đến hạn để tránh những rủi ro về thanh toán, tránh gánh nặng nợ làm ảnh hưởng quá trình sản xuất kinh doanh, đồng thời tạo uy tín với đối tác.

Giá vốn hàng bán tăng khá nhiều khiến cho lợi nhuận gộp giảm, làm lợi nhuận sau thuế trong năm giảm khá mạnh. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng giảm so với năm 2012. Điều này dẫn đến việc cần thiết phải điều chính chiến lược kinh doanh, mở rộng thị trường sang các nước châu Âu

Hàng tồn kho tăng nhanh, cả về giá trị, tỷ lệ lẫn tỷ trọng trong tổng tài sản. Dẫn tới một thực tế là cơng ty cần phải có những biện pháp quản lý tốt lượng hàng tồn kho nhắm sẵn sàng phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh phát sinh trong thời gian tới. Thực tế thì tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty trong năm gặp khá nhiều khó khăn do nhà nhập khẩu hàng đầu là Trung Quốc đã thu hẹp đầu vào của mặt hàng khống sản, thêm vào đó là chính sách tiêu thụ sản phẩm của công ty đang chưa được rõ ràng. Đối với một doanh nghiệp sản xuất thì việc quản lý hàng tồn kho là một trong những yếu tố rất quan trọng quyết định đến sự thành bại của cơng ty. Vì thế trong năm công ty cần đổi mới phương thức sản xuất, cải tiến triệt để các biện pháp quản lý hàng tồn kho, duy trì một tỷ lệ khai thác và dự trữ nhất định, đồng thời mở rộng thị trường tiêu thụ để tránh phụ thuộc vào một thị trường nhất định.

Doanh thu của cơng ty có sự giảm sút qua nhiều năm cùng với giá vốn quá cao nên lợi nhuận đạt được chưa cao. Do vậy, cơng ty cần có các biện pháp quản lý giá vốn tốt hơn, tính tốn lại số lượng hàng lưu kho, thời gian lưu kho, điều chỉnh thời điểm mua nguyên vật liệu để vẫn có hàng hóa dự trữ mà khơng ảnh hưởng q nhiều đến khả năng thanh tốn. Bên cạnh đó, cơng ty cũng cần xem xét lại tính hiệu quả của các hoạt động đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn của mình để thu hồi tối đa số vốn đã bỏ ra, tránh bị thất thốt do những biến động khơng tốt trên thị trường.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CƠNG TY CỞ PHẦN CƠ KHÍ VÀ KHỐNG SẢN

HÀ GIANG

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) đánh giá thực trạng tài chính và một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí và khoáng sản hà giang (Trang 103 - 107)