BỐI CẢNH KINH TẾ XÃ HỘI NĂM 2013

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) đánh giá thực trạng tài chính và một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí và khoáng sản hà giang (Trang 107 - 110)

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI

3.1.1.BỐI CẢNH KINH TẾ XÃ HỘI NĂM 2013

Kinh thế thế giới năm 2013 vẫn còn nhiều bất ổn và biến động phức tạp. Tăng trưởng kinh tế của các nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu, đặc biệt là một số nước thành viên đang chịu ảnh hưởng của nợ cơng vẫn cịn rất mờ nhạt. Khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ cơng ở châu Âu chưa hồn tồn chấm dứt. Mặc dù có một vài dấu hiệu tích cực cho thấy các hoạt động kinh tế đang phục hồi trở lại sau suy thoái nhưng triển vọng kinh tế tồn cầu nhìn chung chưa vững chắc, nhất là đối với các nền kinh tế phát triển. Việc tạo công ăn việc làm được xem là một thách thức lớn của các nước phát triển.

Những yếu tố khơng thuận lợi đó từ thị trường thế giới tiếp tục ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội nước ta. Ở trong nước, các khó khăn, bất cập chưa được giải quyết gây áp lực lớn cho sản xuất kinh doanh: Hàng tồn kho ở mức cao, sức mua yếu, tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức đáng lo ngại, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể...

Trước tình hình đó, ngay từ đầu năm, Chính phủ đã kịp thời ban hành hai Nghị quyết quan trọng là Nghị quyết số 01/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013 và Nghị quyết số 02/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải

Mục tiêu tổng quát của phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 là: “Tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô; lạm phát thấp hơn, tăng trưởng cao hơn năm 2012. Đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mơ hình tăng trưởng. Bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế. Tăng cường quốc phịng, an ninh và bảo đảm ổn định chính trị-xã hội. Tạo nền tảng phát triển vững chắc hơn cho những năm tiếp theo”.

Trong bối cảnh tình hình trong nước và thế giới cịn nhiều khó khăn, thách thức, để thực hiện tốt các mục tiêu và chỉ tiêu chủ yếu của năm, Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các ngành, địa phương thực hiện tích cực và đồng bộ các giải pháp, chủ động khắc phục khó khăn để từng bước ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt được trong năm vừa qua thể hiện sự nỗ lực cố gắng rất lớn của cả hệ thống chính trị, của tồn qn và tồn dân ta.

Một số tình hình kinh tế xã hội đáng chú ý trong năm 2013 như sau:

- Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2013 ước tính tăng 5,42% so với năm 2012, trong đó q I tăng 4,76%; quý II tăng 5,00%; quý III tăng 5,54%; quý IV tăng 6,04%. Mức tăng trưởng năm nay tuy thấp hơn mục tiêu tăng 5,5% đề ra nhưng cao hơn mức tăng 5,25% của năm 2012 và có tín hiệu phục hồi.

- Đây là năm có chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp nhất trong 10 năm trở lại đây. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2013 tăng 6,6% so với bình quân năm 2012, thấp hơn nhiều so với mức tăng 9,21% của năm 2012. Trong năm nay, CPI tăng cao vào quý I và quý III với mức tăng bình quân tháng là 0,8%; quý II và quý IV, CPI tương đối ổn định và tăng ở mức thấp với mức tăng bình quân tháng là 0,4%.

- Chỉ số giá vàng giảm. Tỷ giá ngoại tệ ổn định, dự trữ ngoại hối tăng cao.

- Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động ước tính đến 01/01/2014 là 47,49 triệu người, tăng 409,2 nghìn người so với cùng thời điểm năm 2013, trong đó nam chiếm 53,9%; nữ chiếm 46,1%. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên trong độ tuổi 15-24 năm 2013 ước tính 6,36%, Tỷ lệ thất nghiệp của lao động từ 25 tuổi trở lên năm 2013 ước tính 1,21%. Nhìn chung, tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng tăng lên do sản xuất vẫn gặp khó khăn làm ảnh hưởng đến việc làm của người lao động.

- Ước tính năm 2013, tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới là 76955 doanh nghiệp, tăng 10,1% so với năm 2012 với tổng vốn đăng ký là 398,7 nghìn tỷ đồng, giảm 14,7%. Số doanh nghiệp gặp khó khăn phải giải thể hoặc ngừng hoạt động năm nay là 60737 doanh nghiệp, tăng 11,9% so với năm trước, trong đó số doanh nghiệp đã giải thể là 9818 doanh nghiệp, tăng 4,9%; số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động là 10803 doanh nghiệp, tăng 35,7%; số doanh nghiệp ngừng hoạt động nhưng không đăng ký là 40116 doanh nghiệp, tăng 8,6%.

- Tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2013 ước tính đạt 790,8 nghìn tỷ đồng, bằng 96,9% dự tốn năm, tổng chi ngân sách Nhà nước năm 2013 ước tính đạt 986,2 nghìn tỷ đồng, bằng 100,8% dự tốn năm.

- Tính chung cả năm 2013, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 132,2 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm 2012. (Kim ngạch xuất khẩu năm 2011 tăng 34,2%; năm 2012 tăng 18,2%), kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm 2013 đạt 131,3 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm trước (Kim ngạch nhập khẩu năm 2011 tăng 25,8%; năm 2012 tăng 6,6%). Trong mười một tháng năm nay, xuất siêu hàng hóa thực hiện là 763 triệu USD. Tháng Mười Hai xuất siêu ước tính 100

triệu USD. Tính chung cả năm 2013, xuất siêu 863 triệu USD, bằng 0,7% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu.

Khái quát lại: Điểm sáng của bức tranh kinh tế-xã hội nước ta năm

2013 là: Kinh tế vĩ mô cơ bản giữ ổn định. Lạm phát được kiểm soát ở mức thấp. Sản xuất cơng nghiệp có dấu hiệu phục hồi dần, nhất là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Xuất khẩu tăng nhanh, cân đối thương mại theo hướng tích cực. Tăng trưởng tín dụng vào những tháng cuối năm có những cải thiện rõ rệt. Thu hút đầu tư nước ngồi có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, năm qua kinh tế - xã hội nước ta vẫn còn những bất cập và đây là khó khăn, thách thức chúng ta tiếp tục phải đối mặt trong năm 2014: Lạm phát ở mức an tồn nhưng cịn tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Cân đối ngân sách tiếp tục gặp khó khăn trong điều kiện tốc độ phục hồi của sản xuất kinh doanh trong nước còn chậm. Sức cầu của nền kinh tế yếu. Khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp thấp. Hàng tồn kho tuy giảm nhưng vẫn ở mức cao. Xuất khẩu mặc dù có nhiều cải thiện nhưng ưu thế thuộc về khu vực có vốn đầu tư nước ngồi với những mặt hàng gia công là chủ yếu, giá trị gia tăng thấp. Tốc độ cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước diễn ra chậm. Năng lực quản lý, điều hành sản xuất của nhiều doanh nghiệp còn yếu dẫn đến hiệu quả sản xuất thấp hoặc thua lỗ khi phải đương đầu với khó khăn, thử thách.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) đánh giá thực trạng tài chính và một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí và khoáng sản hà giang (Trang 107 - 110)