QUẢN LÝ DỰ TRỮ HÀNG TỒN KHO

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) đánh giá thực trạng tài chính và một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí và khoáng sản hà giang (Trang 117)

3.2. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA

3.2.4.QUẢN LÝ DỰ TRỮ HÀNG TỒN KHO

Việc quản lý hàng tồn kho sao cho vừa đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra bình thường khơng bị gián đoạn vừa giảm được tổng chi phí tồn kho dự trữ ở mức thấp nhất ln là vấn đề cần thiết được đặt ra đối với nhà quản trị. Đối với cơng ty cổ phần cơ khí và khống sản Hà Giang thì hàng tồn kho chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng tài sản lưu động (hàng tồn kho của công ty chủ yếu là các sản phẩm quặng Antimon,

công cụ dụng cụ và ngun vật liệu) nên địi hỏi trong cơng tác quản lý hàng tồn kho cần phải chú trọng những điểm sau:

+ Kho bãi thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, không giột nát, khô ráo.

+ Sắp xếp gọn gàng các sản phẩm tồn kho, tránh vỡ vụn, sứt mẻ, tránh thất thoát, các hàng tồn kho là công cụ dụng cụ cần được bảo quản cẩn thận để có thể sẵn sàng sử dụng tốt khi cần.

+ Thực hiện bảo vệ nghiêm ngặt, tránh mất trộm, mất cắp.

Bên cạnh đó, để vừa giảm được lượng hàng tồn kho và chi phí dự trữ hàng tồn kho ở mức thấp mà vẫn đảm bảo được việc thực hiện sản xuất hàng ngày của công ty diễn ra liên tục, công ty cũng cần:

+ Xác định đúng đắn lượng nguyên vật liệu, hàng hóa cần mua trong kỳ và lượng tồn kho dự trữ thường xuyên.

+ Tiếp tục thường xuyên theo dõi biến động của thị trường vật tư, hàng hóa từ đó dự đốn điều chỉnh việc dự trữ vật tư hàng hóa một cách hợp lý.

+ Tổ chức tốt việc dự trữ bảo quản nguyên nhiên vật liệu, hàng hóa khơng để xảy ra mất mát hư hỏng gây lãng phí cho doanh nghiệp.

+ Thường xuyên kiểm tra nắm vững tình hình dự trữ hàng tồn kho, phát hiện kịp thời ứ đọng vật tư, hàng hóa có biện pháp giải phóng ứ đọng vốn. Quản lý hàng tồn kho theo các danh mục khoa học, lượng xuất ra, nhập vào cần được cán bộ quản lý cập nhật ghi chép đầy đủ.

3.2.5. Khai thác và sử dụng có hiệu quả TSCĐ đã đầu tư

Trong cơ chế thị trường hiện nay, khả năng cạnh tranh quyết định bởi chất lượng hàng hóa trên một đơn vị chi phí thấp nhất. Đầu tư TSCĐ làm gia tăng năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Qua đó góp phần làm tăng doanh thu của doanh nghiệp. Vài năm trở lại đây, công ty đã từng bước hiện đại hóa cơng nghiệp sản xuất đầu tư đổi mới thêm một số trang thiết bị công nghệ mới phục vụ cho sản xuất. Tuy nhiên việc sử dụng vốn dài hạn đầu

tư chủ yếu cho TSCĐ làm tổng chi phí tăng lên quá nhiều trong khi doanh thu có tăng nhưng khơng kịp với tốc độ tăng của chi phí. Kết quả, hàng loạt các chỉ tiêu lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận năm 2013 đều giảm mạnh so với năm 2012

Để sử dụng và khai thác có hiệu quả máy móc thiết bị , cơng ty cần chú ý đồng bộ các yếu tố từ máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu, đến nâng cao trình độ, kỹ năng kỹ xảo của người lao động, đổi mới tổ chức sản xuất và quản lý. Trong thời gian tới, cơng ty có thể thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp cụ thể như:

+ Tận dụng trang thiết bị máy móc hiện đại đã có trong cơng ty, ngồi ra tiến hành bảo dưỡng máy móc theo định kỳ thay cho việc cứ khi nào phát sinh sự cố thì cơng ty mới cử cán bộ kỹ thuật đến sửa chữa như hiện nay nhằm đảm bảo các trục trặc được sửa chữa kịp thời giúp cho dây chuyền sản xuất hoạt động thông suốt liên tục và tiết kiệm thời gian công sức cho người trực tiếp lao động sản xuất.

+ Thường xuyên tiến hành đánh giá và đánh giá lại TSCĐ hiện có đồng thời lựa chọn phương pháp khấu hao phù hợp. Đối với những TSCĐ nhanh chóng lạc hậu cần sử dụng phương pháp khấu hao nhanh có điều chỉnh nhằm nhanh chóng thu hồi số vốn đã đầu tư.

+ Đẩy mạnh phong trào phát huy sáng kiến của cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất. Để nâng cao năng lực công nghệ, công ty cần phải xây dựng mối quan hệ với các cơ quan nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong và ngoài nước để phát triển công nghệ theo chiều sâu và từng bước hồn chỉnh cơng nghệ hiện đại.

+ Tích cực đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, khoa học quản lý, công nhân lành nghề trên cơ sở đảm bảo bồi dưỡng vật chất thỏa đáng cho

họ. Tăng cường nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ cơng nhân kỹ thuật để có đủ kiến thức điều khiển, làm chủ cơng nghệ mới.

+ Nâng cao trình độ quản lý, trong đó chú trọng đến vai trị của quản lý kỹ thuật.

3.3. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP3.3.1. Đối với sản xuất kinh doanh 3.3.1. Đối với sản xuất kinh doanh

a, Đối với khai thác quặng

- Đẩy nhanh tốc độ thi công đập hạ lưu và thượng lưu của bãi thải số I để mở rộng khu vực đổ đất đá thải cho năm 2014 và các năm tiếp theo.

- Thực hiện thi công bốc xúc đất đá thải ở các tầng, moong hợp lý, hạn chế bốc xúc ở chân bờ động, đồng thời phải tính tốn hợp lý khi bốc xúc đất đá ở bờ tĩnh tạo thế cân bằng đảm bảo an tồn khơng để sạt lở trong mùa mư bão.

- Tiếp tục duy trì khai thác chọn lọc tại gương, tăng cường cơng tác bới tuyển vừa đảm bảo tận thu được tài nguyên, cung cấp đủ lượng quặng cho nhà máy Luyện hoạt động.

b, Đối với thiêu, luyện

- Giám sát chặt chẽ quy trình thiêu, luyện nhằm hạn chế thất thốt, tổn hao trong sản xuất, nâng cao hiệu suất thu hồi trong sản xuất. Phấn đấu nâng cao hệ số thu hồi trực tiếp ở các khâu thiêu và luyện đạt từ 68 đến 70%.

- Tăng cường quản lý chặt chẽ các định mức tiêu hao vật tư, nguyên, nhiên liệu trong sản xuất. Giảm mức độ tăng chi phí trong chế biến.

- Tổ chức duy trì sản xuất 2 cụm lị thiêu nhằm đủ bọt cho sản xuất 800 tấn kim loại theo kế hoạch.

c, Các phòng ban chức năng

- Nâng cao chất lượng nhân sự, đặc biệt là nhân sự quản lý để phát huy vai trị tham mưu và kiểm sốt hoạt động sản xuất kinh doanh của Cơng ty thơng qua các chương trình đào tạo, bồi dưỡng thường xun và chính sách đãi ngộ phù hợp với từng cấp bậc và vị trí.

- Thực hiện cung ứng đảm bảo theo kế hoạch các vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất kịp thời, đảm bảo chất lượng và giá thành hợp lý cho các bộ phận sản xuất của Công ty.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các phòng ban, Phân xưởng và chi nhánh để kịp thời hiệu chỉnh, giúp giảm thiểu các rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại các đơn vị.

- Tiếp tục rà soát, chỉnh sửa, bổ xung và xây dựng các nội quy, quy chế cho phù hợp với những quy định mới của pháp luật và điều kiện thực tế của công ty.

3.3.2. Đối với các dự án đầu tư

- Tiếp tục triển khai các dự án đang thực hiện đảm bảo tiến độ và khống chế phát sinh tăng chi phí đầu tư.

- Thực hiện tốt các nhiệm vụ khác do Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị giao cho.

- Ngoài ra, với sự hỗ trợ của các thành viên HĐQT, Cơng ty sẽ tìm kiếm thêm các dự án, các hạng mục đầu tư và lự chọn đối tác có tiềm năng để cùng hợp tác đầu tư trên cơ sở đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp và quyền lợi của các cổ đơng.

KẾT LUẬN CHUNG

Chính thức hoạt động dưới hình thức pháp lý là cơng ty cổ phần từ tháng 2 năm 2006, cho đến nay thì Cơng ty Cổ phần Cơ khí và Khống sản Hà Giang đã khẳng định được vai trị, vị thế của mình trong nền kinh tế nước ta nói chung và ngành khai khống nói riêng.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường nhiều biến động như hiện nay, việc nắm rõ thực trạng tài chính và thực trạng sản xuất kinh doanh của cơng ty rồi từ đó có những chiến lược, kế hoạch phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty là điều cực kỳ quan trọng đối với các nhà quản trị. Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn này, em đã thực hiện việc nghiên cứu, vận dụng những lý luận, kiến thức đã học đồng thời tiếp cận với tình hình thực tế Cơng ty Cổ phần Cơ khí và Khống sản Hà Giang để có thể đưa ra được những đánh giá về tình hình hoạt động sản xuất của cơng ty trong thời gian qua cũng như những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty trong những năm tiếp theo. Tuy nhiên, do khả năng, kiến thức và kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế nên đề tài khơng tránh khỏi những thiếu sót, các giải pháp cần được nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện hơn...

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn ThS. Mai

Khánh Vân cùng các cán bộ phịng Tài chính – Kế tốn Cơng ty Cổ phần Cơ

khí và Khống sản Hà Giang đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để em hoàn thành luận văn này.

Hà Nội, ngày 15/05/2013 Sinh viên thực tập

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Bùi Văn Vần - TS. Vũ Văn Ninh (đồng chủ biên) (2013), “Giáo trình

Tài chính doanh nghiệp”, NXB Tài Chính.

2. PGS.TS. Nguyễn Trọng Cơ – TS. Nghiêm Thị Thà (chủ biên) (2010), “Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp”, NXB Tài Chính.

3. TS. Trần Ngọc Thơ (chủ biên), (2003), “Tài chính doanh nghiệp hiện đại”, NXB Thống Kê.

4. Nguyễn Hải Sản (chủ biên), (2001), “ Quản trị Tài chính doanh nghiệp”, NXB Thống kê năm 2001.

5. Tạp chí nghiên cứu khoa học sinh viên, tạp chí nghiên cứu Tài chính - kế tốn, học viện Tài Chính.

6. Các trang web về kinh tế: http://www.cophieu68.com/, http://cafef.vn/,

http://vneconomy.vn/.

7. Một số luận văn, chuyên đề cùng đề tài và các đề tài khác về vốn cố định, vốn lưu động, vốn kinh doanh, lợi nhuận…

8. Báo cáo tài chính năm 2011, 2012, 2013 của Cơng ty Cổ phần Cơ khí và Khống sản Hà Giang.

9. Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh thường niên năm 2013 và phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2014 Cơng ty Cổ phần Cơ khí và Khống sản Hà Giang.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) đánh giá thực trạng tài chính và một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí và khoáng sản hà giang (Trang 117)