Quản trị các khoản phải thu

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động ở công ty cổ phần thương mại thái hưng (Trang 25 - 27)

1.2.2 .Nội dung quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp

1.2.2.2 .Phân bổ vốn lưu động

1.2.2.4. Quản trị các khoản phải thu

Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịu hàng hóa hoặc dịch vụ. Hầu hết các doanh nghiệp đều có khoản nợ phải thu nhưng với quy mô, mức độ khác nhau. Nếu các khoản phải thu của doanh nghiệp quá lớn tức là số vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng khá cao, ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, quản trị các khoản phải thu pà một nội dung quan trọng trong quản trị tài chính của doanh nghiệp.

Nội dung chủ yếu của quản trị các khoản phải thu là phải xây dựng chính sách thương mại hợp lý, áp dụng những biện pháp thích hợp để quản lý các khoản phải thu.

Xây dựng chính sách tín dụng thương mại là yếu tố quan trọng quyết định đến mức độ, chất lượng và rủi ro của doanh thu bán hàng trong doanh nghiệp. Để xây dựng chính sách tín dụng thương mại hợp lý cần kiểm sốt các yếu tố: tiêu chuẩn tín dụng, chiết khấu thanh tốn, thời hạn bán chịu, chính sách thu tiền.

Tiêu chuẩn tín dụng: là những quy định về khả năng tài chính tối

thiểu và có thể chấp nhận được của khách hàng mua chịu.

Chiết khấu thanh toán: là tỷ lệ chiết khấu được hưởng khi khách

hàng thanh toán tiền trước thời hạn. Chiết khấu bán hàng được xác định bằng một tỷ lệ % tính theo doanh số bán hàng ghi trên hóa đơn nhằm khuyến khích các khách hàng thanh tốn trước thời hạn.

Thời hạn tín dụng :là độ dài thời gian doanh nghiệp cho phép khách

hàng được mua chịu, được xác định kể từ ngày người bán giao hàng cho người mua đến ngày yêu cầu người mua trả tiền. Thời hạn bán chịu tăng lên thì khối lượng hàng hóa bán được tăng lên, tăng quy mơ các khoản phải thu và ngược lại. Thời hạn tín dụng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: mức độ cạnh tranh, tính thời vụ, khả năng tài chính của doanh nghiệp.

Chính sách thu tiền: Là cách thức xử lý các khoản nợ phải thu của

khách hàng. Nếu các biện pháp thu hồi nợ của doanh nghiệp cứng rắn thì khả năng thu hồi được nợ là cao nhưng chi phí thu hồi nợ lớn, khả năng doanh số sẽ giảm trong tương lai. Nếu biện pháp thu hồi nợ đưa ra thiếu kiên quyết thì việc thu hồi nợ lại rất khó khăn.

Các biện pháp để quản trị các khoản phải thu:

Nội dung của chính sách bán chịu:

- Xác định đúng đắn các tiêu chuẩn hay giới hạn tối thiểu về mặt uy tín của khách hàng để doanh nghiệp có thể chấp nhận bán chịu.

- Xác định đúng đắn các điều khoản bán chịu hàng hóa, dịch vụ, bao gồm việc xác định thời hạn bán chịu và tỷ lệ chiết khấu thanh toán nếu khách hàng thanh toán sớm hơn thời hạn bán chịu theo hợp đồng.

 Phân tích uy tín tài chính của khách hàng mua chịu:

Mục đích: để tránh các khoản nợ khơng có khả năng thu hồi của doanh nghiệp Nội dung: Đánh giá khả năng tài chính và mức độ đáp ứng yêu cầu thanh

toán của khách hàng khi khoản nợ đến hạn thanh tốn.

Các bước thực hiện:

- Thu thập thơng tin về khách hàng;

- Đánh giá uy tín khách hàng theo các thơng tin thu nhận được;

- Lựa chọn quyết định nới lỏng hay thắt chặt bán chịu, thậm chí từ chối bán chịu.

 Áp dụng các biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả thu hồi nợ:

Một số biện pháp:

- Sử dụng kế toán thu hồi nợ chun nghiệp: có bộ phận kế tốn theo dõi khách hàng nợ, kiểm soát chặt chẽ nợ phải thu với từng khách hàng...

- Xác định trọng tâm quản lý và thu hồi nợ trong từng thời kì để có chính sách thu hồi nợ thích hợp.

- Thực hiện các biện pháp phịng ngừa rủi ro bán chịu như trích trước dự phịng nợ phải thu khó đồi; trích lập quỹ dự phịng tài chính.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động ở công ty cổ phần thương mại thái hưng (Trang 25 - 27)