.4 Thực trạng VLĐ của công ty từ năm 2012 2014

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động ở công ty cổ phần thương mại thái hưng (Trang 64)

ĐVT: nghìn đồng

Chỉ tiêu 31/12/2012 31/12/2013 31/12/2014

VLĐ 2.861.161.270 2.759.614.546 2.784.011.936 Tổng TS 3.446.976.259 3.288.305.597 3.314.164.041

Tỷ trọng(%) 83,00 83,92 84,00

Thông qua bảng 2.4 và biểu đồ 2.5 trên ta thấy:

Tình hình VLĐ của cơng ty biến động qua các năm, cụ thể tại thời điểm cuối năm 2012 là hơn 2.860 tỷ đồng, cuối năm 2013 là gần 2.760 tỷ đồng và thời điểm cuối năm 2014 là hơn 2.780 tỷ đồng. VLĐ có sự biến động, nhưng khơng lớn lắm. Mặc dù VLĐ tăng giảm qua các năm nhưng nó vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng TS của công ty và tỷ trọng của VLĐ ngày một tăng( cuối năm 2012 là 83%, cuối năm 2013 là 83,92%, cuối năm 2014 là 84%). VLĐ của công ty bao gồm các khoản tiền và tương đương tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, hàng tồn kho , các khoản phải thu ngắn hạn và tài sản ngắn hạn khác. Để tìm hiểu nguyên nhân của sự biến động VLĐ, ta đi vào tìm hiểu chi tiết các khoản mục cấu thành nên VLĐ.

Bảng 2.6. Cơ cấu VLĐ của công ty cổ phần Thương mại Thái Hưng năm 2014 Chỉ tiêu

31/12/2014 31/12/2013 chênh lệch

Số tiền(nghìn

đồng) Tỷ trọng(%) Số tiền(nghìn đồng) Tỷ trọng(%) Số tiền(nghìnđồng) Tỷ trọng(%) I. Tiền và các khoản tương đương tiền 60.191.136 2,16% 110.968.984 4,02% -50.777.848 -45,76%

1. Tiền 60.191.136 100,00% 110.968.984 100,00% -50.777.848 -45,76%

II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 537.700.015 19,31% 273.338.880 9,90% 264.361.134 96,72%

1. Đầu tư ngắn hạn 537.700.015 100,00% 273.338.880 100,00% 264.361.134 96,72%

III. Các khoản phải thu ngắn hạn 1.436.885.836 51,61% 1.294.253.244 46,90% 142.632.592 11,02%

1. Phải thu khách hàng 1.009.652.028 70,27% 909.781.867 70,29% 99.870.162 10,98%

2. Trả trước cho người bán 187.866.037 13,07% 172.601.552 13,34% 15.264.485 8,84%

3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 111.886.533 7,79% 129.304.647 9,99% -17.418.114 -13,47%

5. Các khoản phải thu khác 160.226.948 11,15% 110.917.742 8,57% 49.309.206 44,46%

6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó địi -32.745.711 -2,28% -28.352.564 -2,19% -4.393.148 15,49%

IV. Hàng tồn kho 707.971.368 25,43% 1.018.077.670 36,89% -310.106.302 -30,46%

1. Hàng tồn kho 707.971.368 100,00% 1.018.077.670 100,00% -310.106.302 -30,46%

V. Tài sản ngắn hạn khác 41.263.582 1,48% 62.975.767 2,28% -21.712.185 -34,48%

1. Chi phí trả trước ngắn hạn 22.537.806 54,62% 19.170.458 30,44% 3.367.348 17,57%

2. Thuế GTGT được khấu trừ 0 18.226.561 28,94% -18.226.561 -100,00%

3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 3.478.765 8,43% 6.571 0,01% 3.472.193 52837,25%

4. Tài sản ngắn hạn khác 15.247.011 36,95% 25.572.177 40,61% -10.325.166 -40,38%

TỔNG CỘNG 2.784.011.936 100,00% 2.759.614.546 100,00% 24.397.390 0,88%

Biểu đồ 2.7. Cơ cấu VLĐ của công ty tại ngày 31/12/2013 và ngày 31/12/2014

Thông qua bảng 2.6 và biểu đồ 2.7 ta thấy:

Cơ cấu VLĐ của công ty tại thời điểm cuối năm 2013 và cuối năm 2014 có sự thay đổi nhỏ. Cụ thể:

Cơ cấu VLĐ tại thời điểm cuối năm 2013, Tiền và các khoản tương đương tiền là 110.968.984 nghìn đồng chiếm tỷ trọng 4,02%, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn là 273.338.880 nghìn đồng chiếm tỷ trọng 9,09%, các khoản phải thu là

1.294.253.244 nghìn đồng chiếm tỷ trọng lớn nhất 46,9%, HTK là 1.018.077.670 nghìn đồng chiếm tỷ trọng tương đối lớn 36,89%, TSNH khác là 62.975.767 nghìn đồng chiếm tỷ trọng 2,28%.Sang thời điểm cuối năm 2014, cơ cấu VLĐ thay đổi nhẹ, khoản mục tiền và tương đương tiền, HTK và TSNH khác giảm xuống, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và phải thu của ngắn hạn tăng lên. Cụ thể:

- Khoản mục tiền và tương đương tiền của công ty ở thời điểm cuối năm 2014 chỉ đạt 2,16% trong tổng TS lưu động của công ty. Giảm 45,76% so với thời điểm cuối năm 2013, tốc độ giảm lớn. Đây là 1 tỉ lệ khá nhỏ, nó gây ảnh hưởng đến việc chi tiêu, tiền lương chậm, tạm ứng tiền ăn chính và ăn ca cũng không đáp ứng kịp đã ảnh hưởng đến tư tưởng làm việc của CBCNV cũng như ảnh hưởng đến khả năng thanh tốn của cơng ty. Công ty cần chú trọng hơn đến chính sách bán hàng tăng cường các biện pháp thu nợ để tăng lượng tiền mặt cần thiết trong cơng ty.

- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của công ty thời điểm cuối năm 2014 đạt 19,31% tăng 96,72% so với thời điểm cuối năm 2013. Trong đó chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn của cơng ty tại các ngân hàng.

- Các khoản phải thu ngắn hạn của công ty tại thời điểm cuối năm 2014 đạt 51,61% tăng 11,02% so với năm 2013. Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong vốn lưu động. Tỷ trọng khoản phải thu của Công ty lớn như vậy là do ảnh hưởng tình hình nền kinh tế trong năm gặp khó khăn khiến các việc kinh doanh của doanh nghiệp bị ảnh hưởng vì vậy nhà đầu tư cũng khơng có tiền để trả nợ cho cơng ty. Đồng thời do chính sách chiến lược phát triển công ty trong giai đoạn hiện nay là áp dụng chính sách nới lỏng tín dụng thương mại nên các khoản phải thu tăng lên.

- HTK của công ty tại thời điểm cuối năm 2014 đạt 25,43% giảm 30,46% so với thời điểm cuối năm 2013. Mặc dù đã giảm nhưng HTK vẫn

chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 trong tổng tài sản ngắn hạn của công ty. Trong HTK thì chủ yếu là hàng hóa. Ngun nhân HTK chiếm tỷ trọng lớn có thể do doanh nghiệp dự trữ để phục vụ cho nhu cầu kinh doanh. Khi cung về mặt hàng này tăng lên, cơng ty có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên, việc dự trữ HTK lớn như vậy sẽ gây ảnh hưởng xấu đến tình hình hoạt động kinh doanh của cơng ty, gây ứ đọng vốn.

- Các TSNH khác của công ty thời điểm cuối năm 2014 đạt1,48% giảm 34,48% so với thời điểm cuối năm 2013, TSNH khác chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng tài sản ngắn hạn.

Đây là cơ cấu VLĐ đặt trưng của ngành thương mại nói chung cũng như của cơng ty nói riêng, Cơ cấu VLĐ có biến động qua các năm nhưng tương đối ổn định. trong cơ câu vốn thì các khoản phải thu ngắn hạn và HTK ln chiếm tỷ trọng lớn, HTK thì chủ yếu là hàng hóa. Tuy nhiên Cơng ty cần đưa ra các biện pháp, chính sách bán hàng, chính sách tồn kho hợp lý để cải thiện tình hình trên tránh rủi ro trong thanh toán cũng như việc ứ đọng vốn.

2.2.2. Thực trang nguồn VLĐ và tổ chức đảm bảo nguồn VLĐ

- Nguồn VLĐ của công ty bao gồm NVLĐTX và NVLĐTT. NVLĐTX là tổng thể các nguồn vốn có tính chất ổn định mà cơng ty sử dụng vào hoạt động kinh doanh. Nguồn vốn này thường dùng để mua sắm, hình thành TSCĐ và một bộ phận TSLĐTX cần thiết cho hoạt động kinh doanh của công ty. Nguồn VLĐTT là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn ( nhỏ hơn 1 năm ) mà DN có thể sử dụng để đáp ứng các nhu cầu có tính chất tạm thời phát sinh trong hoạt động kinh doanh.

Bảng2.8. Nguồn hình thành VLĐ của cơng ty

ĐVT: nghìn đồng

Nguồn vốn lưu động

31/12/2014 31/12/2013 Chênh lệch

Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tỷ trọng(%)

Tổng nguồn VLĐ 2.784.011.936 100,00% 2.759.614.546 100,00% 24.397.390 0,88% 0,00%

I. Nguồn VLĐ thường xuyên 196.961.367 7,07% 160.904.366 5,83% 36.057.001 22,41% -1,24%

1. TSLĐ 2.784.011.936 - 2.759.614.546 - 24.397.390 0,88% -

2. Nợ ngắn hạn 2.587.050.569 - 2.598.710.180 - -11.659.611 -0,45% -

II. Nguồn VLĐ tạm thời 2.587.050.569 92,93% 2.598.710.180 94,17% -11.659.611 -0,45% 1,24%

1. Vay ngắn hạn 955.373.194 36,93% 1.012.973.869 38,98% -57.600.675 -5,69% 2,05%

2. Phải trả người bán 1.448.378.225 55,99% 1.373.774.707 52,86% 74.603.518 5,43% -3,12%

3. Người mua trả tiền trước 120.935.674 4,63% 158.216.866 6,09% -37.281.191 -23,56% -80,15%

4. Thuế và các khoản phải nộp NN 28.602.840 1,11% 18.838.199 0,72% 9.764.641 51,83% -0,38%

5. Phải trả người lao động 1.562.538 0,06% 1.473.281 0,06% 89.258 6,06% 0,00%

6. Chi phí phải trả 21.785.060 0,84% 15.295.433 0,59% 6.489.627 42,43% -0,25%

9. Các khoản phải trả, phải nộp khác 3.252.574 0,13% 8.706.022 0,34% -5.453.448 -62,64% 0,21%

11.Quỹ khen thưởng phúc lợi 7.160.463 0,28% 9.431.803 0,36% -2.271.340 -24,08% 0,09%

Nguồn vốn chiếm dụng 1.631.677.375 63,07% 1.585.736.311 61,02% 45.941.064 2,90% -2,05%

Bảng 2.9.Mơ hình tài trợ của cơng ty tại thời điểm đầu năm 2014TSLĐ TSLĐ 2.759.614.546 Nợ ngắn hạn 2.598.710.180 NV lưu động thường xuyên 160.904.366 Nợ dài hạn 75.753.751 Vốn chủ sở hữu 613.841.666 TSCĐ 528.691.051 TSLĐ 2.784.011.936 Nợ ngắn hạn 2.587.050.569 NV lưu động thường xuyên 196.961.367 Nợ dài hạn 103.141.627 Vốn chủ sở hữu 623.971.845 TSCĐ 530.152.105

Từ hình Mơ hình tài trợ vốn( 2.9 và 2.10) và bảng 2.8(Nguồn hình thành VLĐ) ta thấy:

Tổng nguồn VLĐ tài trợ cho TSLĐ của Công ty cuối năm 2014 đạt 2.784.011.936 nghìn đồng, tăng so với cuối năm 2013 là 24.397.390 nghìn đồng tương ứng tỷ lệ tăng là 0,88 %. Nguyên nhân là do Nguồn VLĐ tạm thời giảm xuống( 11.659.611 nghìn đồng) ít hơn mức độ tăng lên của nguồn VLĐ thường xuyên( 36.057.011 nghìn đồng. Nguồn VLĐ tạm thời giảm xuống chr yếu là do khoản mục vay ngắn hạn và người mua trả tiền trước giảm, còn nguồn VLĐ thường xuyên tăng lên chủ yếu là do TSLĐ tăng lên trong khi Nợ ngắn hạn giảm xuống. Cụ thể ta đi vào xem xét chi tiết từng nguồn vốn như sau :

+Nguồn VLĐ thường xuyên

Ta thấy nguồn VLĐ thường xuyên của công ty tại thời điểm cuối năm 2014 là 196.961.367 nghìn đồng tăng 36.057.001 nghìn đồng so với thời điểm đầu năm 2014 tương ứng với tốc độ tăng là 22,41%. Tổng nguồn VLĐ tăng lên trong khi nguồn VLĐ tạm thời giảm xuống làm tăng tỷ trọng của nguồn VLĐ thường xuyên trong tổng nguồn VLĐ.( từ 5,83% lên 7,07%). Nguồn VLĐ thường xuyên của công ty giảm xuống chủ yếu là do Tài sản lưu động tăng lên( 24.397.390 nghìn đồng) trong khi nợ ngắn hạn giảm xuống(11.659.611 nghìn đồng).

Nguồn VLĐ thường xuyên ở cả 2 thời điểm cuối năm và đầu năm 2014 đều dương cho thấy công ty vẫn đảm bảo ngun tắc cân bằng tài chính. Cơng ty dùng nợ ngắn hạn để tài trợ 1 phần cho TSNH, còn 1 phần còn lại của TSNH do nguồn dài hạn tài trợ. Việc sử dụng mơ hình tài trợ này khả năng thanh tốn và an tồn ở mức độ cao, tuy nhiên việc dùng nguồn dài hạn này sẽ làm tăng chi phí sử dụng vốn của công ty.

+Nguồn VLĐ tạm thời

Nguồn VLĐ tạm thời của công ty tại thời điểm cuối năm 2013 là 2.598.710.180 nghìn đồng, cuối năm 2014 là 2.587.050.569 nghìn đồng, giảm 11.659.611 nghìn đồng so với thời điểm cuối năm 2013 tương ứng tỷ lệ giảm

0,45%. Tỷ trọng nguồn VLĐ tạm thời trong tổng nguồn VLĐ năm 2014 giảm so với năm 2013 là 1,24%. Như vậy có thể thấy Cơng ty đang giảm sử dụng nguồn VLĐ ngắn hạn đầu tư cho tài sản ngắn hạn và tăng mức tài trợ cho tài sản ngắn hạn bằng nguồn VLĐ dài hạn. Điều này làm tăng khả năng thanh tốn, an tồn cho công ty , đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính nhưng tăng chi phí sử dụng vốn, để hiểu rõ hơn ta cần đi sâu tìm hiểu chi tiết các khoản mục cấu thành nguồn VLĐ tạm thời.

Nguồn vốn tạm thời năm 2014 chủ yếu là nguồn chiếm dụng. Cụ thể nguồn vốn đi chiếm dụng của công ty tại thời điểm cuối năm 2014 đạt 1.631.677.375 nghìn đồng tăng 45.941.064 nghìn đồng so với đầu năm, tương ứng tỷ lệ tăng 2,90%. Trong đó chủ yếu là chiếm dụng của nhà cung cấp (55,99%). Điều này chứng tỏ khả năng chiếm dụng vốn của Công ty ngày càng tăng, cũng thể hiện được uy tín của doanh nghiệp trong mắt các đối tác kinh doanh đang được khẳng định ngày càng cao. Tuy việc tận dụng nguồn vốn chiếm dụng giúp doanh nghiệp giảm được chi phí sử dụng vốn tối thiểu, nhưng đây là nguồn vốn tạm thời không ổn định, doanh nghiệp cần thường xuyên theo dõi để thanh toán trả các khoản nợ đúng hạn cho nhà cung cấp và đẩy nhanh tốc độ xây dựng sản xuất đúng tiến độ, tạo dựng niềm tin cho khách hàng.

Nguồn phải trả cho người bán năm 2014 đạt 1.448.378.225 nghìn đồng, tăng 5,43% so với năm 2013. Nguồn vốn này xuất phát từ việc doanh nghiệp chiếm dụng vốn của nhà cung cấp khi mua hàng theo phương thức trả chậm, hầu như các khoản chiếm dụng này phải trả lãi nhưng lại đáp ứng được nhu cầu nguyên vật liệu để sản xuất kinh doanh mà không phải thanh tốn một lúc tồn bộ giá trị đơn hàng. Như vậy, doanh nghiệp có thể sử dụng quỹ tiền mặt của mình cho mục đích khác cần thiết hơn hoặc có khả năng sinh lời cao hơn. Tuy nhiên Cơng ty cũng cần phải cân nhắc xem xét chi phí của khoản tín dụng thương mại này vì thường giá mua sẽ chịu cao hơn giá mua trả ngay một lần để có thể quyết định sử dụng vốn hợp lý.

Nguồn khách hàng trả tiền trước năm 2014 đạt 120.935.674 nghìn đồng, giảm 23,56% so với năm 2013. Đây là nguồn vốn có thể nói là chi phí sử dụng vốn thấp nhất.

Như vậy có thể thấy nguồn VLĐ của cơng ty thời điểm cuối năm 2014 đã tăng lên so với thời điểm cuối năm 2013. Trong nguồn VLĐ thì chủ yếu là Nguồn VLĐ tạm thời, nguồn VLĐ thường xuyên của công ty tại cả 2 thời điểm đều dương và đang tăng lên, công ty đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính, khả năng thanh tốn và độ an tồn cao. Tuy nhiên việc này làm cho công ty phải sử dụng nhiều nguồn vốn trung và dài hạn dẫn đến chi phí sử dụng vốn tăng lên cao.Trong nguồn VLĐ tạm thời thì chủ yếu là nguồn vốn doanh nghiệp đi chiếm dụng được, nguồn vốn đi chiếm dụng của cơng ty có dấu hiệu tăng lên, khả năng chiếm dụng của doanh nghiệp tăng, khẳng định uy tín của cơng ty với các nhà cung cấp.

2.2.3. Thực trạng về xác định nhu cầu VLĐ

Quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên và liên tục đòi hỏi doanh nghiệp phải đảm bảo đầy đủ VLĐ, nhất là đối với Cơng ty thương mại có VLĐ chiếm tỷ trọng cao trong tổng VKD. Xác định nhu cầu VLĐ là một công việc quan trọng và hiện tại Công ty thường áp dụng công thức xác định nhu cầu VLĐ theo phương pháp gián tiếp. Dựa trên tình hình thực tế của Cơng ty và thị trường ,có thể dự đốn doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2014 là khoản 11.281.696.000 nghìn đồng.

- Bước 1: Tính số dư bình quân của các khoản mục trên bảng cân đối kế toán năm 2013

Số dư BQ của TSNH = 2.829.608.576+2.861.161.270 = 2.845.384.923 nghìn đồng 2 Số dư BQ của các = 1.586.575.429+1.484.286.117 = 1.535.430.773

khoản vốn CD 2 nghìn đồng

- Bước 2: Tính tỷ lệ % so với doanh thu

Tỷ lệ % của các khoản mục TSNH = 2.845.384.923 = 20,70% 13.746.861.994 Tỷ lệ % của các khoản vốn CD = 1.535.430.773 = 11,17% 13.746.861.994

- Bước 3: Tính nhu cầu VLĐ tăng thêm

Nhu cầu VLĐ tăng thêm = (11.281.696.000 - 13.746.861.994 )*(20,70%-11,17%) = -234.930.319 nghìn đồng Nhu cầu VLĐ dự tính năm 2014 = 2.845.384.923-234.930.319 = 2.610.454.604 nghìn đồng Nhu cầu VLĐ thực tế năm 2014 = (2.784.011.936+2.759.614.546 )/2 = 2.771.813.241 nghìn đồng

Bảng 2.11: So sánh nhu cầu VLĐ dự báo so với thực tế tại công ty năm 2014

Chỉ tiêu Nhu cầu dự báo Nhu cầu thực tế Chênh lệch (đồng) Tỷ lệ (%) VLĐ bình quân 2.610.454.604 2.771.813.241 -161.358.637 -5,82%

Nguồn: Phịng Kế hoạch tại cơng ty cổ phần Thương mại Thái Hưng

Qua bảng 2.11 có thể thấy nhu cầu VLĐ dự báo nhỏ hơn nhu cầu VLĐ thực tế trong năm 2013 là 161.358.637 nghìn đồng (~ 5,82%). Mặc dù có sai

số nhưng sai số không quá lớn, điều này cho thấy người dự báo đã nắm được tương đối quy luật mối quan hệ giữa doanh thu với tài sản, tiền vốn, phân phối lợi nhuận của cơng ty. Bên cạnh đó dự báo của cơng ty là khá hợp lý khi đã đánh giá đúng được doanh thu năm 2014 sẽ giảm, cụ thể là doanh thu dự báo đạt 11.281.696.000 nghìn đồng trong khi doanh thu thực tế năm 2014 là 10.794.285.169 nghìn đồng.

2.2.4. Thực trạng về quản trị vốn bằng tiền

Vốn bằng tiền là một loại tài sản có tính linh hoạt cao và cũng dễ là đối

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động ở công ty cổ phần thương mại thái hưng (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)