Cơ cấu hàng tồn kho dự trữ

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động ở công ty cổ phần thương mại thái hưng (Trang 82 - 87)

Bảng 2 .10 Mơ hình tài trợ của công ty tại thời điểm cuối năm 2014

Bảng 2.16 Cơ cấu hàng tồn kho dự trữ

ĐVT: Nghìn đồng

Chỉ tiêu

31/12/2014 31/12/2013 Chênh lệch

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1.Nguyên, vật liệu tồn kho 9.672.724 1,37% 8.648.635 0,85% 1.024.089 11,84% 2.Công cụ ,dụng cụ 344.803 0,05% 246.570 0,02% 98.233 39,84% 3.chi phí sxkd dở dang 31.613.486 4,47% 31.293.448 3,07% 320.038 1,02% 4.Hàng hóa 666.340.357 94,12% 977.889.017 96,05% -311.548.660 -31,86% Tổng cộng 707.971.370 100,00% 1.018.077.670 100,00% -310.106.300 -30,46%

Biểu đồ 2.17.Cơ cấu HTK của công ty tại ngày 31/12/2013 và ngày 31/12/2014

Thông qua bảng 2.16 và biểu đồ 2.17 trên ta thấy:

Cơ cấu HTK của cơng ty có sự thay đổi khơng đáng kể, về HTK thì tại thời điểm cuối năm 2014 HTK đạt 707.971.370 nghìn đồng giảm

310.106.300 nghìn đồng so với thời điểm đầu năm 2014( tương đương với tốc độ giảm 30,46%). Như vậy, HTK giảm cả về giá trị tương đối và tuyệt đối, ta đi vào nghiên cứu nguyên nhân của sự biến động này. Trong HTK của công

ty bao gồm 4 thành phần là nguyên vật liệu tồn kho, công cụ dụng cụ chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và hàng hóa. Sự biến động của HTK chủ yếu do sự biến động của hàng hóa tạo nên.

+ Cuối năm 2013, lượng nguyên liệu, vật liệu tồn kho là 8.648.635 nghìn đồng, chiếm 0,85% và đến cuối năm 2014 nguyên liệu, vật liệu tăng lên đạt 9.672.724 nghìn đồng. Do cơng ty hoạt động trong cả 3 lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và dịch vụ nhưng hoạt động chủ yếu vẫn là hoạt động kinh doanh nên lượng nguyên vật liệu của công ty chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong hàng tồn kho. Nguyên vật liệu tăng lên là do công ty dự trữ nguyên vật liệu để sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường.

+ Công cụ, dụng cụ chiếm 1 tỷ trọng rất nhỏ trong HTK. Cơng cụ dụng cụ cũng có sự thay đổi nhỏ, khơng đáng kể trong HTK.

+ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang là khoản mục luôn chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 trong tổng giá trị HTK . Chi phí xây dựng dở dang của cơng ty tại thời điểm cuối năm 2014 là 31.613.486 nghìn đồng chiếm tỷ trọng 4,47% tăng 1,02% so với thời điểm cuối năm 2013.

+ Hàng hóa tại thời điểm cuối năm 2014 đạt 666.340.357 nghìn đồng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong HTK (94,12%) giảm 311.548.660 nghìn đồng so với thời điểm cuối năm 2013. Do hoạt động chủ yếu của cơng ty là kinh doanh nên việc hàng hóa chiếm 1 tỷ trọng lớn như vậy là điều dễ hiểu. Hàng hóa tại thời điểm cuối năm 2014 giảm là do trong năm công ty ký kết được nhiều hợp đồng tiêu thụ sản phẩm hơn, tình hình kinh doanh của cơng ty tiến triển theo chiều hướng tích cực.

Như vậy, HTK của cơng ty năm 2014 có xu hướng giảm xuống, nguyên nhân chủ yếu là do sự giảm xuống của hàng hóa. Mặc dù giảm nhưng hàng hóa chiếm tỷ trọng lớn nhất trong HTK. Cơ cấu HTK của cơng ty có sự thay đổi khơng đáng kể.

Chỉ tiêu Đvt Năm 2014 Năm 2013 chênh lệch tuyệt đối % Giá vốn hàng bán Nghìnđồng 10.677.864.875 13.190.300.667 -2.512.435.792 -19,05% Hàng tồn kho bình quân Nghìn đồng 863.024.519 1.182.013.733 -318.989.214 -26,99% Vòng quay hàng tồn kho Vòng 12,37 11,16 1,21 10,87% Kỳ luân chuyển hàng tồn kho Ngày 29,10 32,26 -3,16 -9,81%

Bảng 2.18. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị vốn hàng tồn kho dự trữ

(Nguồn: BCTC của cơng ty năm 2013, 2014 đã qua kiểm tốn)

Thông qua bảng 2.18 ta thấy:

Năm 2013 vòng quay hàng tồn kho của cơng ty là 11,16 vịng, sang năm 2014 là 12,37 vòng, tăng 1,21 vòng so với năm 2013 tương ứng với tốc độ tăng là 10,87%. Vòng quay hàng tồn kho thể hiện tốc độ quay vịng của hàng hóa trong kho. Vịng quay hàng tồn kho tăng lên là do tốc độ giảm của giá vốn hàng bán( giảm 19,05%) nhỏ hơn tốc độ giảm của hàng tồn kho bình quân(26,99%), Việc vòng quay hàng tồn kho tăng kéo theo tốc độ luân chuyển của hàng tồn kho giảm xuống từ 32,26 ngày xuống còn 29,10 ngày( tương ứng với tốc độ giảm 9,81%)

Như vậy HTK của công ty tại thời điểm cuối năm 2014 giảm xuống so với thời điểm cuối năm 2013. Trong HTK chủ yếu là hàng hóa, vì hoạt động chủ yếu của cơng ty là hoạt động kinh doanh, HTK giảm chủ yếu là do hàng hóa của công ty giảm, do trong kỳ công ty tiêu thụ được nhiều hàng hóa hơn, vịng quay hàng tồn kho năm 2014 cũng tăng lên kéo theo sự giảm xuống của kỳ luân chuyển HTK, vòng quay HTK tăng lên chứng tỏ công ty tiêu thụ hàng nhanh, HTK không bị ứ đọng nhiều. Mặc dù HTK của công ty tại thời điểm

cuối năm 2014 đã có dấu hiệu thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn, nhưng cơng ty vẫn cần phải có các biện pháp nhằm tăng cường quản trị HTK, thúc đẩy xử lý HTK hợp lý, tăng hiệu quả sử dụng VLĐ.

2.2.6. Thực trạng về quản trị nợ phải thu

Tình hình nợ phải thu của Cơng ty

Trong nền kinh tế thị trường vẫn thường xảy ra việc doanh nghiệp này chiếm dụng vốn của doanh nghiệp kia để tạo điều kiện thuận lợi cho cả hai bên. Vì vậy việc Cơng ty chiếm dụng vốn của công ty khác và bị chiếm dụng cũng là điều đương nhiên. Trong điều kiện hiện nay hầu hết các doanh nghiệp đều cung cấp tín dụng thương mại cho khách hàng dưới dạng cho khách hàng mua chịu nhằm cạnh tranh và bán được nhiều hàng hóa, tăng thị phần và đạt được nhiều lợi nhuận, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thương mại như công ty cổ phần Thương mại Thái Hưng thì khoản phải thu càng có ý nghĩa trong cơ cấu VLĐ.

Tính đến ngày 31/12/2014 tổng giá trị các khoản phải thu là

1.436.885.836 nghìn đồng, chiếm 51,61% trong tổng VLĐ, tăng 142.632.592 nghìn đồng so với thời điểm đầu năm 2014, tương ứng với tốc độ tăng

11,02% làm tăng số vốn bị chiếm dụng của Công ty trong năm vừa qua. Tốc độ tăng của các khoản phải thu lớn hơn tốc độ tăng của tổng VLĐ làm cho tỷ trọng các khoản phải thu tăng lên từ 46,90% lên đến 51,61%.

Trong đó:

+ Phải thu khách hàng cuối năm là 1.009.652.028 nghìn đồng, là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các khoản phải thu, chiếm 70,27% trong tổng các khoản phải thu, tăng 99.870.162 nghìn đồng so với thời điểm đầu năm 2014, tương ứng với tốc độ tăng 10,98%. Tuy nhiên doanh thu thuần trong năm của Công ty lại giảm, điều này chứng tỏ công tác quản lý và thu hồi nợ của Công ty là chưa thật sự tốt. Việc các khoản phải thu của khách

hàng tăng lên xuất phát từ nguyên nhân: trong năm 2014 công ty thực hiện chính sách nới lỏng thương mại chính điều này đã làm gia tăng các khoản phải thu của khách hàng.

+ Khoản mục trả trước cho người bán cuối năm 2014 là 187.866.037 nghìn đồng, tăng nhẹ so với cuối năm 2013 là 15.264.485 nghìn đồng, tương ứng với tốc độ tăng 8,84%.

Các khoản phải thu khác ,phải thu nội bộ ngắn hạn cũng có sự biến động nhẹ, khơng đáng kể.

Cơng ty có trích lập dự phịng các khoản phải thu khó địi.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động ở công ty cổ phần thương mại thái hưng (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)