Những hạn chế còn tồn tại

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) đánh giá thực trạng tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần SILKROAD hà nội (Trang 110)

Bảng 2.61 :Phân tích khả năng sinh lời của công ty năm 2015

2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại

Một là , Khoản dự phịng phải thu ngắn hạn khó địi ở mức cao năm

2014 là 15.51% đến năm 2015 là 15.11% tài sản ngắn hạn , cho thấy cơng tác quản trị nợ của doanh nghiệp cịn rất yếu kém , cũng như việc xác định những khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp chưa tốt . Những khoản này có thể biến thành nợ xấu khó địi gây ứ đọng vốn cho doanh nghiệp . Ngoài ra HTK cũng chiếm một lương lớn trong cơ cấu tài sản ngắn hạn ( năm 2014 chiếm 16.27% tới năm 2015 chiếm tới 22.69%) .Hàng tồn kho đối với một doanh nghiệp sản xuất phụ gia bê tông là điều phù hợp , khi mà việc nhập khẩu nguyên vật liệu khá tốn thời gian . Tuy nhiên, doanh nghiệp cần đưa ra chiến lược dự trữ HTK một cách hợp lý để tiết kiệm được chi phí tồn trữ cũng như chi phí giao dịch nhằm tối thiểu hóa chi phí đầu tư vào HTK. Cơng tác lưu trữ bảo quản ngun vật liệu của cơng ty cịn nhiều hạn chế như việc kho bãi không đủ đáp ứng việc lưu trữ lượng hàng tồn kho, chưa xây dựng nhà kho riêng để chứa nguyên liệu độc hại, một số loại nguyên vật liệu chỉ được che chắn bằng việc căng bạt dẫn đến chất lượng nguyên vật liệu giảm sút, cũng như việc gây hỏng nguyên vật liệu gây lãng phí. Việc tăng dự trữ HTK khiến

cho DN giảm hiệu suất khai thác , sử dụng vốn tồn kho nói riêng , và giảm siệu suất sử dụng vốn lưu động cũng như vốn kinh doanh nói chung . Từ đó ảnh hưởng đến sức sinh lời một đồng vốn của DN .

Hai là , Mặc dù năm 2015 công ty đã cơ cấu lại nguồn vốn theo hướng

tăng khả năng tự chủ về chính nhằm giảm chi phí lãi vay và rủi ro tài chính cho DN nhưng hiện nay thị trường bất động sản đang nóng trở lại nếu sử dụng nhiều vốn chủ sở hữu sẽ làm doanh nghiệp bỏ qua khả năng khuyết đại lợi nhuận .

Ba là , Các khoản vốn mà DN đi chiếm dụng của nhà cung cấp và các

đối tượng khác so với lượng vốn mà doanh nghiệp bị chiếm dụng là khá thấp năm 2014 khoản chiếm dụng của doanh nghiệp là 59,887,428,940 đồng đến năm 2015 chỉ tăng 7.28% lên 64,250,224,266 đồng, còn các khoản doanh nghiệp bị chiếm dụng năm 2014 72,961,555,866 đồng đến năm 2015 96,150,279,961 đồng tương ứng 31.78%. Tốc độ tăng và quy mô của các khoản bị chiếm dụng đều lớn hơn rất nhiều so với khoán vốn doanh nghiệp đi chiếm dụng . Điều này gây lãng phí vốn của doanh nghiệp bởi những khoản vốn bị chiếm dụng khơng sinh lời , ngồi ra doanh nghiệp không tận dụng các khoản vốn đi chiếm dụng bởi những khoản này có chi phí thường rất thấp .

Bốn là , công tác quản lý công nợ của cơng ty là chưa tốt vịng quay nợ

phải thu của công ty năm 2014 là 167 ngày tuy năm 2015 có giảm xuống 133 ngày nhưng nó cịn ở mức khá cao . Khi thời gian thu hồi nợ quá lâu , vốn bị chiếm dụng sẽ ảnh hưởng tới vòng luân chuyển vốn kinh doanh của DN , dễ gây thất thốt và lãng phí vốn . Ngồi ra việc bán hàng khơng xem xét đối tượng bán hàng dẫn tới việc doanh nghiệp có rất nhiều khoản nợ khó địi hoặc khơng địi được làm cho doanh nghiệp thất thoát vốn cũng như việc tốn nhiều chi phí cho việc thu hồi nợ qua việc đi kiện qua các văn phòng luật Trong thời gian tới , công ty cần tăng cường công tác quản lý cơng nợ để đảm bảo khả

năng thanh tốn nợ và thu hồi kịp thời nợ phải thu ,quản lý thật chặt quá trình bán hàng, xác định những khách hàng tiềm năng, các doanh nghiệp có khả năng tài chính lành mạnh để trách lãng phí , thất thốt vốn .

Sáu là , hiệu suất sử dụng vốn của công ty chưa ở mức cao cụ thể là số

vòng quay hàng tồn kho năm 2014 chỉ là 52 ngày tuy nhiên năm 2015 tăng lên tới 72 ngày , vòng quay vốn lưu động năm 2014 là 184 ngày tới năm 2015 tuy có giảm xuống cịn 144 ngày nhưng vẫn cịn ở mức cao . Điều này chứng tỏ công tác quản lý và sử dụng vốn của công ty chưa thật sự hiệu quả : HTK cịn tồn đọng nhiều .Cơng ty cần cải thiện chỉ tiêu này trong thời gian tới .

Với những tồn tại như vậy , công ty cần đưa ra các giải pháp khắc phục để cải thiện tình hình tài chính của mình tốt hơn .

CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN SILKROAD HÀ NỘI 3.1 Mục tiêu và định hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới 3.1.1 Bối cảnh nền kinh tế

Cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội toàn cầu trong những năm 2008-2009 đến năm 2015 chưa thuyên giảm, có nơi giảm, có nơi tăng, có nơi rơi vào suy thối, giảm phát. Những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao trước đây như Trung Quốc có tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng trung bình là 10%/năm thì trong năm 2015 chỉ đạt trên 7%/năm. Tình hình kinh tế xã hội thế giới cũng có tác động đến Việt Nam. Điểm lại một số nét chính về tình hình kinh tế xã hội năm 2015 vừa qua:

 Theo số liệu do Tổng Cục Thống kê cơng bố, năm 2015 là năm có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất trong giai đoạn 2011 - 2015, tăng trưởng kinh tế khơng chỉ về đích mà cịn vượt kế hoạch. So với kế hoạch chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế 6.2% mà Quốc hội đưa ra thì năm 2015 đạt 6.68% quả là con số đáng mừng cho nền kinh tế Việt Nam. Mức tăng trưởng năm 2015 cao hơn mức tăng trưởng 5,98% của năm 2014 và 5,4% của năm 2013 cho thấy dấu hiệu tích cực của nền kinh tế trước bối cảnh chính trị có nhiều bất ổn khi tình hình thế giới đang bất ổn. Mức tăng trưởng có dấu hiệu hồi phục này đã giúp cho nền kinh tế vĩ mơ có được sự ổn định - mục tiêu mà Việt Nam theo đuổi trong nhiều năm nay, đặc biệt là sau khi lạm phát lên tới trên 20% trong năm 2008 - năm đầu tiên Việt Nam chịu tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

 Ổn định kinh tế vĩ mô đã giúp tạo đà tăng trưởng, giúp cải thiện mức độ xếp hạng rủi ro quốc gia, tạo điều kiện phát hành trái phiếu chính phủ trên thị trường quốc tế và huy động được 1 tỉ USD với điều kiện tương đối hợp lý

+Tính chung cả năm 2015, lạm phát chỉ tăng 0.63%. Đây là mức rất thấp so với mục tiêu kiềm chế lạm phát 5% và cũng là mức thấp nhất trong 15 năm trở lại đây. Mục tiêu kiểm sốt lạm phát của Chính phủ tiếp tục được thực hiện thành cơng, góp phần quan trọng giúp các doanh nghiệp giảm chi phí đầu vào, hạ giá thành sản phẩm, kích thích tiêu dùng, thúc đẩy tăng trường

+Tỷ lệ nợ xấu mặc dù đã giảm nhưng vẫn ở mức cao. Tỷ lệ nợ xấu còn 2.9%, giảm mạnh so với cuối năm 2014 (3,8%). Chất lượng tín dụng chưa được như mong muốn tăng 11.4%, huy động vốn tăng 13.2% so với cùng kỳ tháng 12 năm 2014.

+ Trong năm có 94.754 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn đăng ký tăng 26.6%, vốn bình quân 1 doanh nghiệp là 6.3 tỷ đồng, tăng 24,6%, tạo việc làm cho hơn một triệu lao động và có 21.506 doanh nghiệp hoạt động trở lại, tăng 39.5% so với cùng kỳ năm 2014. Có 71.391 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động .

+ Tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 28/12/2015 ước tính đạt 957 nghìn tỷ, bằng 105% dự tốn năm.

+ Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2015 đạt 327.76 tỷ USD, tăng 14,4%; tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2015 ước đạt hơn 162 tỷ USD, tăng 8.1%.

Từ đó, có thể tạm nhận xét rằng các chính sách kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mơ về cơ bản có phát huy tác dụng, mức lạm phát đã giảm và kinh tế vĩ mô giữ được ở mức khá ổn định trong tầm ngắn hạn. Tuy nhiên, nếu xét về trung và dài hạn thì kinh tế vĩ mơ vẫn cịn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn, khó lường.

Triển vọng kinh tế năm 2016: Theo dự báo của IMF, nền kinh tế thế giới năm 2016 sẽ phục hồi mạnh hơn, tăng trưởng toàn cầu được dự báo là 3.4% tăng 0.2 điểm phần trăm so với dự báo tăng trưởng năm 2015. Song bên cạnh

đó tình hình chính trị vẫn cịn nhiều biến động: cuộc khủng hoảng và cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo IS ở Trung Đông, cấm vận của phương Tây với Nga... sẽ tác động đến nền kinh tế toàn cầu.

Sự hồi phục của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2015 là cơ sở quan trọng để các chuyên gia kinh tế thống nhất quan điểm và đặt ra mục tiêu tăng trưởng 6,7% trong năm 2016 là hợp lý. Trong năm 2016, Việt Nam sẽ sớm thực hiện các cam kết theo các Hiệp định mới ký kết gồm: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc, Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Hải quan Nga-Belarus-Kazakhstan. Đồng thời, tiếp tục đàm phán, Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) và tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN, qua đó tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP năm 2016. Việc thực thi các hiệp định thương mại trong thời gian tới sẽ khiến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2016 tăng mạnh hơn so với năm 2015.

3.1.2 Mục tiêu, định hướng phát triển công ty

Mục tiêu phát triển

Với những thành tựu đạt được, quy mơ và năng lực sẵn có, cơng ty Cổ phần SILKROAD đã mạnh dạn đặt ra mục tiêu phát triển trong giai đoạn từ 2016 - 2020: Trở thành công ty phụ gia bê tơng hàng đầu của khu vực miền Bắc, ngồi ra mở rộng thị trường vào miền Trung cũng như Miền Nam mang đến sự bền chắc cho cơng trình xây dựng, đem lại sự an tâm và hài lịng cho khách hàng. Khơng ngừng tăng doanh thu tiêu thụ và lợi nhuận hàng năm với mức tăng trưởng thuộc top cao của ngành nhằm tạo môi trường làm việc tốt, nâng cao đời sống cho người lao động và tối đa hoá giá trị doanh nghiệp cho chủ sở hữu.

- Về ngắn hạn: Trên cơ sở nhận định đánh giá những tiềm năng thách thức trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới. Dựa trên tiền đề và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh đã đạt được năm vừa qua phân đoạn thị trường đã chọn lựa và quy mô thị trường hiện tại của công ty. Công ty đã xác định được hướng đi trước mắt cho năm 2016 là tiếp tục khai thác tối đa cơng suất máy móc thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất, vận hành số máy móc mới đầu tư năm 2011 nhằm nâng cao năng suất lao động, nâng cao năng lực sản xuất mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm để tăng năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường, đồng thời củng cố các mối quan hệ đã có với bạn hàng, người bán cũng như mở rộng mối quan hệ với nhiều khách hàng hơn, nhiều nhà cung cấp hơn nữa.

- Về dài hạn:

+ Chiến lược phát triển con người:

Tuyển chọn lao động phù hợp với vị trí tuyển dụng cũng như phải sử dụng lao động một cách hợp lý, bồi dưỡng cán bộ, nâng cao trình độ, cập nhật tri thức, thơng tin tránh nguy cơ tụt hậu. Cùng với đó là việc bảo đảm lợi ích cho người lao động như xây dựng và công khai các quỹ tiền lương, quỹ phúc lợi, thực hiện đầy đủ các chính sách bảo hộ người lao động, trích lập dự phịng trợ cấp mất việc làm, tổ chức các cuộc thi, chương trình nhằm nâng cao nhận thức và đời sống của người lao động.

+ Chiến lược phát triển sản phẩm:

Công ty đã, đang và sẽ tiếp tục phát triển theo hướng chiến lược công nghệ mới thể hiện tính hiện đại ưu việt của sản phẩm. Tạo ra những bước đột phá trong lĩnh vực khoa học nhằm nâng cao giá trị sản phẩm cũng như chất lượng sản phẩm đem lại lợi ích cho cơng ty.

Tiến hành đầu tư theo từng giai đoạn đảm bảo doanh nghiệp hoạt động liên tục và đi trước đón đầu xu thế phát triển sản xuất phụ gia bê tông trên thế giới theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tiếp tục thay thế các máy móc, thiết bị đã lạc hậu, xây lại các nhà xưởng đã cũ nát, thanh lý một số tài sản lỗi thời, hỏng, không sử dụng. Phát triển bền vững ổn định.

+ Chiến lược mở rộng thị trường tiêu thụ:

Việc đầu tư lớn vào dây chuyền sản xuất hiện đại, tăng năng lực sản xuất của cơng ty địi hỏi cơng ty cần có chiến lược mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm không ngừng. Xây dựng chiến lược Marketing, quảng cáo, mở rộng hệ thống kênh phân phối và tiêu thụ rộng khắp các tỉnh thành miền Bắc và miền Trung, đặc biệt là thiết lập mạng lưới phân phối dày đặc tại các tỉnh Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hà Nội, Lào Cai.

3.2 Các giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện tình hình tài chính của cơng tyCổ phần Silkroad Hà Nội. Cổ phần Silkroad Hà Nội.

Qua quá trình thực tập tìm hiểu thực tế và qua việc phân tích đánh giá tình hình tài chính tại Cơng ty cổ phần Silkroad Hà Nội, em nhận thức được phần nào tình hình tài chính của cơng ty cả những mặt đạt được và những mặt còn hạn chế. Trong phạm vi luận văn của mình, cùng với những mục tiêu cơng ty đề ra trong giai đoạn tới, để góp phần khắc phục những hạn chế, đạt được mục tiêu đề ra, em xin đưa ra một số giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả SXKD của công ty cụ thể như sau:

3.2.1. Xây dựng kế hoạch dự trữ và giải phóng hàng tồn kho hợp lý, phùhợp với các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh trong kỳ. hợp với các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh trong kỳ.

Qua phân tích, HTK cuối năm 2015 tăng đột biến so với thời điểm đầu năm, khiến cho hiệu suất sử dụng vốn lưu động của DN giảm xuống đáng kể, tăng chi phí giá vốn. Ta thấy HTK của công ty chủ yếu nằm ở nguyên vật liệu chưa sản xuất. Để giảm bớt lượng vốn ứ đọng này công ty cần đánh giá lại

khả năng kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ để dự trữ lượng nguyên vật liệu hợp lý để tránh việc nguyên vật liệu giảm chất lượng, cũng như việc tăng chi phí bến bãi cũng như bảo quản, ngồi ra cũng dự trữ đủ lượng hàng tồn kho để sản xuất giao hàng đúng hạn cho khách hạn, tránh tình trạng chậm tiến độ ảnh hưởng đến uy tín của cơng ty. Để xác định lượng hàng tồn kho hợp lý công ty cần :

Xác định đúng đắn lượng nguyên vật liệu, hàng hóa cần mua trong kỳ và lượng tồn kho dự trữ thường xun theo mơ hình EOQ (Economic Order Quantity). Bởi lượng hàng sản xuất trong mỗi tháng doanh nghiệp đều có thể xác định khá chính xác được lượng đạt hàng cũng như chi phí cố định cho mỗi lần đặt hàng và chi phí mỗi đơn vị sản phẩm.

Do việc nguyên vật liệu của công ty nhập khẩu hồn tồn từ Hàn Quốc, nên cơng ty cần xem xét xem số lượng nguyên liệu đủ dùng để giảm chi phí vận chuyển, thời gian vận chuyển bởi mỗi lần giao nhận nguyên vật liệu của doanh nghiệp thông qua nhiều bước tốn rất nhiều chi phí và thời gian tuy vậy doanh nghiệp cũng cần để ý tới điều kiện thời tiết khá khác nhau giữa Việt Nam và Hàn Quốc để chọn lựa nguồn nguyên liệu hợp lý.

Thường xuyên theo dõi biến động của thị trường vật tư, hàng hóa từ đó dự

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) đánh giá thực trạng tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần SILKROAD hà nội (Trang 110)