Phân loại chi phí

Một phần của tài liệu hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty dịch vụ truyền thanh truyền hình hà nội (bts) (Trang 26 - 30)

Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động

Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động nhằm chia chi phí thành hai dạng cơ bản đó là chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất có các ý nghĩa cho mọi đối tượng quan tâm tới chi phí.

- Xác định giá thành sản xuất và giá thành toàn bộ của sản phẩm là cơ sở để xác định lợi nhuận gộp, lợi nhuận tiêu thụ của các bộ phận và toàn doanh nghiệp

- Xác định vai trò, vị trí của các khoản mục chi phí trong chỉ tiêu giá thành sản xuất và giá thành toàn bộ, là cơ sở xây dựng hệ thống báo cáo kết quả kinh doanh theo khoản mục. Đó cũng là nguồn thông tin quan trọng để quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp cho các tổ chức hoạt động.

- Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động còn là cơ sở để các nhà quản trị xây dựng hệ thống dự toán chi phí theo các khoản mục, yếu tố nhằm phân tích, đánh giá sự biến động của chi phí, đó là nguồn thông tin kiểm soát chi phí trong doanh nghiệp.

Theo cách phân loại này, chi phí được chia thành hai loại: chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất:

Chi phí sản xuất: Là các khoản chi phí phát sinh trong phạm vi sản xuất của doanh nghiệp. Chi phí sản xuất được chia thành ba khoản mục cơ bản:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Gồm chi phí về nguyên vật liệu chính,

nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu …mà kế toán có thể tập hợp thẳng cho các đối tượng chịu chi phí.

- Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm các khoản phải trả cho nhân công trực

tiếp sản xuất sản phẩm, dịch vụ như: lương và các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ), các khoản phụ cấp của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, dịch vụ.

- Chi phí sản xuất chung: Là các khoản chi phí phát sinh tại bộ phận sản xuất

ngoại trừ hai khoản mục chi phí trên, như: chi phí nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí công cụ dụng cụ phục vụ sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho sản xuất, chi phí dịch vụ phục vụ sản xuất, chi phí dịch vụ mua ngoài như các khoản tiền điện, nước … phục vụ cho quá trình sản xuất của các phân xưởng, đội, chi phí khác bao gồm các khoản tiền như tiếp khách phân xưởng, thiệt hại trong quá trình sản xuất,…

Chi phí ngoài sản xuất: là các khoản chi phí phát sinh ngoài sản xuất của doanh nghiệp, thường bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

- Chi phí bán hàng: Là các khoản chi phí phục vụ cho việc tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của doanh nghiệp, thường bao gồm: chi phí nhân viên bán hàng, chi phí vật tư phục vụ bán hàng, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác phục vụ bán hàng.

- Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là các khoản chi phí phục vụ cho bộ máy điều hành của doanh nghiệp như: chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật tư phục vụ quản lý, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác phục vụ quản lý…

Sơ đồ 2.3: Sơ đồ phân loại chi phí theo chức năng hoạt động

(Nguồn: Giáo trình Kế toán quản trị doanh nghiệp, chủ biên: PGS.TS Nguyễn Ngọc Quang, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Phân loại chi phí theo cách ứng xử của hoạt động

Theo cách phân loại này, chi phí được chia thành: biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp có ý nghĩa đối với các nhà quản trị như sau:

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí khác phát sinh ở phân xưởng

Chi phí nguyên vật liệu gián tiếp

Chi phí sản xuất chung

Chi phí nhân công gián tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu Chi phí nhân công SẢN PHẨM Tính thẳng Tính thẳng Phân bổ

Việc phân chia chi phí thành biến phí và định phí góp phần cho các nhà quản trị doanh nghiệp hiểu đúng bản chất sự vận động của các yếu tố chi phí, từ đó góp phần kiểm soát các khoản chi theo các tính chất biến phí và định phí.

Chi phí biến đổi (Biến phí): Là những khoản chi phí thay đổi về lượng tương quan tỷ lệ thuận với sự thay đổi của khối lượng sản phẩm SXKD trong kỳ như: chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp,.. Biến phí có đặc điểm: Khi sản lượng thay đổi, tổng biến phí thay đổi nhưng biến phí đơn vị vẫn giữ nguyên.

Chi phí cố định (Định phí): Là những khoản chi phí không thay đổi về tổng số khi có sự thay đổi về khối lượng sản phẩm sản xuất trong phạm vi của quy mô hoạt động như: chi phí khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng, chi phí điện chiếu sáng,…

Chi phí hỗn hợp: Là loại chi phí bao gồm cả định phí và biến phí như: chi phí điện, nước, điện thoại,… Ở mức độ hoạt động căn bản, chi phí cố định thể hiện đặc điểm của định phí, quá mức độ đó nó thể hiện đặc tính của biến phí.

Cách phân loại này là cơ sở để nghiên cứu mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận, là cơ sở để khai thác khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp và ra quyết định ngắn hạn nhằm tối đa hóa lợi nhuận.

Căn cứ vào mối quan hệ của chi phí với đối tượng chịu chi phí, chi phí chia thành hai dạng: chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp

- Chi phí trực tiếp: Là những khoản chi phí sản xuất có quan hệ trực tiếp đến việc sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ nhất định. Kế toán có thể căn cứ vào số liệu của chứng từ để ghi trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí.

- Chi phí gián tiếp: Là những chi phí sản xuất có liên quan đến nhiều loại sản phẩm, nhiều hoạt động kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Kế toán phải tập hợp chung sau đó phân bổ cho từng đối tượng liên quan đến tiêu thức thích hợp.

Căn cứ vào mối quan hệ của chi phí với mức độ kiểm soát của các nhà quản trị, chi phí chia thành hai dạng: chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được

- Chi phí kiểm soát được là các chi phí phát sinh trong phạm vi quyền của các

nhà quản trị đối với các khoản chi phí đó. Như vậy, các nhà quản trị cao có phạm vi quyền hạn rộng rãi đối với chi phí hơn các nhà quản trị thấp.

- Chi phí không kiểm soát được là các khoản chi phí phát sinh ngoài phạm vi

kiểm soát của các cấp quản trị doanh nghiệp.

Căn cứ vào mối quan hệ của chi phí với các quyết định kinh doanh chi phí chia thành nhiều dạng: chi phí cơ hội, chi phí chìm, chi phí chênh lệch, chi phí tránh được và chi phí không tránh được.

- Chi phí cơ hội: là lợi ích bị mất đi vì chọn phương án và hành động này thay

cho phương án và hành động khác.

- Chi phí chênh lệch: là các khoản chi phí có ở phương án này nhưng chỉ có

một phần hoặc không có ở phương án khác. Chi phí chênh lệch có thể là biến phí, định phí hay chi phí hỗn hợp.

- Chi phí chìm: Là những khoản chi phí mà doanh nghiệp luôn phải chịu dù

các nhà quản trị chọn bất kỳ một phương án kinh doanh nào.

- Chi phí tránh được và chi phí không tránh được: Chi phí tránh được là các

khoản chi phí mà các nhà quản trị kinh doanh có thể giảm được khi thực hiện các quyết định kinh doanh tối ưu. Chi phí không tránh được là các khoản chi phí cho dù nhà quản trị lựa chọn phương án nào vẫn cứ phải chịu.

Một phần của tài liệu hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty dịch vụ truyền thanh truyền hình hà nội (bts) (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w