Đánh giá tình hình đầu tư và sử dụng vốn của Công ty

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) đánh giá tình hình tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần viglacera hạ long” (Trang 56 - 64)

6. Kết cấu của đề tài

2.2. Đánh giá thực trạng tài chính tại Cơng ty Cổ phần Viglacera Hạ Long

2.2.2. Đánh giá tình hình đầu tư và sử dụng vốn của Công ty

Chỉ tiêu

31/12/2014 31/12/2013 So sánh

Số tiền (đồng) Tỷ trọng Số tiền (đồng) Tỷ trọng Số tiền (đồng) Tỷ lệ Tỷ trọng

A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 312.665.440.591 36,89% 247.021.957.352 32,10% 65.643.483.239 26,57% 4,79%

I. Tiền và các khoản tương đương tiền 78.380.553.384 25,07% 5.527.204.303 2,24% 72.853.349.081 1318,09% 22,83%

1. Tiền 78.380.553.384 100,00% 5.527.204.303 100,00% 72.853.349.081 1318,09% 0,00%

II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 12.000.000.000 3,84% 12.000.000.000 4,86% 0 0,00% -1,02%

1. Đầu tư ngắn hạn 12.000.000.000 100,00% 12.000.000.000 100,00% 0 0,00% 0,00% III. Các khoản phải thu ngắn hạn 10.110.571.420 3,23% 17.957.686.781 7,27% (7.847.115.361) -43,70% -4,04%

1. Phải thu khách hàng 1.229.999.944 12,17% 4.108.920.280 22,88% (2.878.920.336) -70,07% -10,72% 2. Trả trước cho người bán 8.140.793.526 80,52% 7.936.067.125 44,19% 204.726.401 2,58% 36,32% 3. Các khoản phải thu khác 10.718.724.646 106,02% 12.416.948.692 69,15% (1.698.224.046) -13,68% 36,87% 4. Dự phịng phải thu ngắn hạn khó địi (9.978.946.696) -98,70% (6.509.249.316) -36,25% (3.469.697.380) 53,30% -62,45%

IV. Hàng tồn kho 208.481.117.928 66,68% 205.638.257.347 83,25% 2.842.860.581 1,38% -16,57%

1. Hàng tồn kho 219.748.127.744 105,40% 218.074.666.568 106,05% 1.673.461.176 0,77% -0,64% 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (11.267.009.816) -5,40% (12.436.409.221) -6,05% 1.169.399.405 -9,40% 0,64%

V. Tài sản ngắn hạn khác 3.693.197.859 1,18% 5.903.808.921 2,39% (2.210.611.062) -37,44% -1,21%

1. Chi phí trả trước ngắn hạn 222.406.828 6,02% 562.673.453 9,53% (340.266.625) -60,47% -3,51% 2. Thuế và các khoản phải thu Nhà nước - 0,00% 3.064.667.883 51,91% (3.064.667.883) -100,00% -51,91% 3. Tài sản ngắn hạn khác 3.470.791.031 93,98% 2.276.467.585 38,56% 1.194.323.446 52,46% 55,42%

B. TÀI SẢN DÀI HẠN 534.900.927.832 63,11% 522.517.995.338 67,90% 12.382.932.494 2,37% -4,79%

I. Các khoản phải thu dài hạn 1.639.999.704 0,31% 1.622.349.044 0,31% 17.650.660 1,09% 0,00%

1. Phải thu dài hạn khác 20.000.000.000 1219,51% 20.000.000.000 1232,78% 0 0,00% -13,27% 2. Dự phòng phải thu dài hạn khó địi (18.360.000.296) -1119,51% (18.377.650.956) -1132,78% 17.650.660 -0,10% 13,27%

II. Tài sản cố định 386.220.890.282 72,20% 438.546.357.414 83,93% (52.325.467.132) -11,93% -11,73%

1. Tài sản cố định hữu hình 339.165.896.955 87,82% 386.119.946.373 88,05% (46.954.049.418) -12,16% -0,23%

- Nguyên giá 1.033.258.816.705 304,65% 1.000.443.925.468 259,10% 32.814.891.237 3,28% 45,55%

- Giá trị hao mòn lũy kế (694.092.919.750) -204,65% (614.323.979.095) -159,10% (79.768.940.655) 12,98% -45,55% 2. Tài sản cố định thuê tài chính 3.130.809.496 0,81% 10.401.418.587 2,37% (7.270.609.091) -69,90% -1,56%

- Nguyên giá 9.395.489.440 300,10% 24.443.483.392 235,00% (15.047.993.952) -61,56% 65,10%

- Giá trị hao mòn lũy kế (6.264.679.944) -200,10% (14.042.064.805) -135,00% 7.777.384.861 -55,39% -65,10%

3, Tài sản cố định vơ hình -

-Nguyên giá 94.000.000 0,02% 94.000.000 0,02% - - -

-Giá trị hao mòn lũy kế (94.000.000) (0,02%) (94.000.000) (0,02%) - - - 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 43.924.183.831 11,37% 42.024.992.454 9,58% 1.899.191.377 4,52% 1,79%

IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 126.686.329.091 23,68% 68.319.334.042 13,08% 58.366.995.049 85,43% 10,61%

1. Đầu tư vào công ty con 125.013.095.258 98,68% 66.257.334.042 96,98% 58.755.761.216 88,68% 1,70% 2. Đầu tư dài hạn khác 2.062.000.000 1,63% 2.062.000.000 3,02% 0 0,00% -1,39% 3. Dự phịng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn (388.766.167) -0,89% - 0,00% (388.766.167) - -0,89%

V. Tài sản dài hạn khác 20.353.708.755 3,81% 14.029.954.838 2,69% 6.323.753.917 45,07% 1,12%

1. Chi phí trả trước dài hạn 17.893.769.464 87,91% 11.795.819.595 84,08% 6.097.949.869 51,70% 3,84% 2. Tài sản dài hạn khác 2.459.939.291 12,09% 2.234.135.243 15,92% 225.804.048 10,11% -3,84%

TỔNG CỘNG TÀI SẢN 847.566.368.423 100,00% 769.539.952.690 100,00% 78.026.415.733 10,14% 0,00%

Đánh giá khái quát:

Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng tài sản thời điểm cuối năm 2014 đạt gần 847,6 tỷ đồng, tăng 78 tỷ đồng (10,14%) so thời điểm đầu năm. Điều này cho thấy quy mô tài sản của công ty đang được mở rộng, là cơ sở để mở rộng quy mô kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cho cơng ty và các mối quan hệ tài chính được mở rộng. Chính sách phân bổ vốn của cơng ty theo hướng đầu tư đồng thời TSNH và TSDH, qua các năm TSNH và TSDH không ngừng tăng lên, nhưng chủ yếu là tăng TSNH dẫn đến cơ cấu phân bổ tài sản thay đổi, sẽ tăng tỷ trọng TSNH và giảm tỷ trọng TSDH. Điều đó cho thấy chính sách của cơng ty trong giai đoạn này là theo hướng tăng cường đầu tư vào TSNH. Tại thời điểm đầu năm, TSDH chiếm chủ yếu (67,90%), tại thời điểm cuối năm TSDH vẫn chiếm chủ yếu (63,11%), nhưng tốc độ tăng của TSNH lớn hơn tốc độ tăng của TSDH chứng tỏ nhiều TSDH đã khấu hao hết, đồng thời công ty tăng cường đầu tư vào TSNH hơn. Là một doanh nghiệp sản xuất thì cơ cấu tài sản thiên về dài hạn là điều hợp lý. Tuy nhiên để đánh giá chính xác, cần đi vào đánh giá chi tiết.

Đánh giá chi tiết:

* Tài sản ngắn hạn:

TSNH cuối năm 2014 là khoảng 312,7 tỷ đồng , tăng 65,6 tỷ đồng (26,57%) so với thời điểm đầu năm.

TSNH tăng là do tiền và các khoản tương đương tiền tăng, hàng tồn kho tăng, trừ các khoản phải thu ngăn hạn, TSNH khác có xu hướng giảm. Trong đó tiền và các khoản tương tương tiền có tốc độ lớn nhất (1318,09%), dẫn đến cơ cấu đầu tư vào TSNH thay đổi, đó là tăng tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền.

năm là 1,38% thấp hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của tiền và tương đương tiền (1318,09%) chứng tỏ công ty đã chú trọng đến việc quản lý vốn bằng tiền, có sẵn tiền mặt để đảm bảo tính thanh khoản.

+ Tiền và tương đương tiền năm 2014 là khoảng 78,4 tỷ đồng, tăng rất lớn 72,9 tỷ đồng (1318,09%) so với năm 2013. Đây là chỉ tiêu tăng mạnh nhất chủ yếu dẫn đến sự tăng lên của TSNH , điều này làm tăng tính thanh khoản, cũng như tăng khả năng thanh tốn cho cơng ty. Theo như báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm 2014 của cơng ty thì tiền tăng là do cơng ty đã quản lý tốt việc thu hồi tiền từ hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên việc tăng đột biến về tiền này công ty cũng cần lưu ý để tránh ứ đọng vốn, mất các cơ hội đầu tư khác.

+ Các khoản phải thu ngắn hạn cuối năm 2014 là khoảng 10,1 tỷ đồng, giảm 7,8 tỷ đồng (43,70%) . Điều này cho thấy công ty đã quản lý tốt các khoản nợ phải thu. Bên cạnh đó, cơng ty đã trích lập dự phịng phải thu khó địi, điều này là hợp lý, bởi nếu khơng trích lập dự phịng phải thu khó địi, có thể cơng ty sẽ gặp phải rủi ro trong việc thu hồi nợ biến động theo xu hướng giảm về mặt số lượng.

+ Hàng tồn kho luôn chiếm phần lớn trong TSNH của công ty và biến động theo xu hướng tăng về tỷ lệ và giảm về tỷ trọng. Cuối năm 2014, HTK khoảng 208,5 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 66,68% trong TSNH, đã tăng hơn 2,8 tỷ đồng (1,38%) và giảm về tỷ trọng là 16,57% so với đầu năm 2014. Giá trị HTK chủ yếu của công ty là nguyên liệu, vật liệu. Nguyên nhân là do công ty đang dự trữ nguồn nguyên liệu đất sét khan hiếm cũng như các nguyên liệu giá rẻ khác. Điều này sẽ hạn chế sự biến động của giá vốn, tuy nhiên cơng ty cũng cần chú ý vì sẽ làm gia tăng rất nhiều chi phí tồn trữ, chi phí quản lý, đồng thời việc gia tăng HTK làm giảm tốc độ luân chuyển VLĐ, địi hỏi cơng ty phải có biện pháp quản lý hiệu quả HTK.

+ TSNH khác của công ty cuối năm 2014 đạt gần 3,7 tỷ đồng, giảm hơn 2,2 tỷ đồng (37,44%) so với đầu năm 2014. TSNH khác giảm chủ yếu là do chi phí trả trước ngắn hạn giảm hơn 340 tỷ đồng (60,47%). Tuy nhiên TSNH khác chỉ chiếm một phần nhỏ không đáng kể trong tổng TSNH (khoảng hơn 1%)

* Tài sản dài hạn:

TSDH cuối năm 2014 của công ty là khoảng 534,9 tỷ đồng, tăng hơn 12,3 tỷ đồng (2,37%), cuối năm 2014 chiếm tỷ trọng là 63,11%. TSDH tăng là do các khoản phải thu dài hạn và các khoản đầu tư tài chính dài hạn tăng, trừ TSCĐ có xu hướng giảm. Trong đó tốc độ tăng của khoản đầu tư tài chính dài hạn là lớn nhất (85,43%) , làm thay đổi cơ cấu TSDH theo chiều hướng tăng các khoản đầu tư tài chính dài hạn, giảm TSCĐ. Tuy nhiên để đánh giá chính xác tác động của việc tăng TSDH đến cơng ty cần đi vào phân tích chi tiết từng bộ phận cấu thành.

+ Các khoản đầu tư tài chính dài hạn cuối năm 2014 của cơng ty là khoảng 126,7 tỷ đồng, tăng 58,36 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng rất cao là 85,43%. Kết hợp thuyết minh báo cáo tài chính năm 2014 của cơng ty cho thấy công ty đã tập trung vốn đầu tư dài hạn vào các cơng ty con đó là cơng ty Cổ phần Gạch Clinker Viglacera, công ty TNHH MTV Thương mại Viglacera Hạ Long, và các khoản đầu tư dài hạn khác như đầu tư vào các công ty khác thuộc Tổng cơng ty Viglacera. Đồng thời, cơng ty cịn có dự phịng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn nhằm phịng ngừa rủi ro khi đầu tư.

+ Các khoản phải thu dài hạn cuối năm 2014 là khoảng 1,6 tỷ đồng, tăng 17 triệu đồng (1,09%). Tuy nhiên nó chiếm tỷ trọng nhỏ khơng đáng kể trong tổng TSDH (duy trì ở mức dưới 1%) và cơng ty cũng đã trích lập dự phịng phải thu dài hạn khó địi đề phịng rủi ro.

+ TSCĐ cuối năm 2014 của công ty là khoảng 386,2 tỷ đồng, giảm 52,3 tỷ đồng (11,93%). Điều này cũng là phù hợp khi so với xu hướng cắt giảm chi

phí. Đây là thời điểm để cơng ty có thể thanh lý bớt những tài sản lạc hậu, năng suất kém và thay thế bằng những tài sản có năng suất cao hơn. Trong TSCĐ:

Giá trị cịn lại của TSCĐ hữu hình cuối năm 2014 là khoảng 339,2 tỷ đồng, giảm gần 47 tỷ đồng (12,16%) nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng TSCĐ (87,82%) phù hợp với một doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, chủ yếu cần các thiết bị máy móc phục vụ SXKD. Ta thấy nguyên giá của TCSĐ hữu hình tăng còn giá trị hao mòn lũy kế giảm giữa đầu năm và cuối năm, kết hợp với thuyết minh báo cáo tài chính năm 2014 của cơng ty có thể thấy ngun nhân dẫn đến việc tăng nguyên giá nhưng giảm giá trị cịn lại là do cơng ty đang tiến hành thanh lý, nhượng bán bớt một số TSCĐ đã lỗi thời, khấu hao hết giá trị để thay thế bằng những máy móc tiên tiến hơn như máy nghiền than trục đứng, máy ủi D41P-Komatsu, đầu tư lò nung con thoi số 3 phù hợp với chính sách cắt giảm bớt các chi phí khơng cần thiết của cơng ty. Đồng thời việc giảm này cịn do cơng ty đã sử dụng giá trị cịn lại của TSCĐ hữu hình để thế chấp, cầm cố đảm bảo các khoản vay.

TSCĐ vơ hình của cơng ty đầu năm và cuối năm đã được khấu hao hết, khơng cịn giá trị sử dụng.

TSCĐ thuê tài chính cuối năm 2014 là khoảng 3,1 tỷ đồng, giảm hơn 7,2 tỷ đồng (69,90%). Nguyên nhân giảm là do trong năm công ty đã tiến hành mua lại nhiều TSCĐ thuê tài chính.

Chi phí xây dựng cơ bản dở dang cuối năm 2014 là khoảng 43,9 tỷ đồng, tăng gần 1,9 tỷ đồng (4,52%), chiếm tỷ trọng 11,37% trong TSCĐ là do cơng ty đang tích cực thực hiện các dự án đầu tư xây dựng mới nhưng cảng xuất hàng cho Nhà máy Gạch Tiêu Giao, bãi Xuất nhập Nguyên liệu cho nhà máy gạch Hoành Bồ.

TÀI SẢN 847,6 tỷ NGUỒN VỐN 847,6 tỷ TÀI SẢN 769,5 tỷ NGUỒN VỐN 769,5 tỷ TSNH 312,7 tỷ Nợ ngắn hạn 324,3 tỷ TSNH 247 tỷ Nợ ngắn hạn 375,6 tỷ TSDH 522,5 tỷ NWC -128,6 tỷ TSDH 534,9 tỷ NWC - 11,6 tỷ Nguồn vốn thường xuyên: 523,2 tỷ + NDH:114,9 tỷ +VCSH:408,3 tỷ Nguồn vốn thường xuyên: 394 tỷ + NDH:122,5 tỷ +VCSH:271,5 tỷ

Cuối năm 2014 Cuối năm 2013

Sơ đồ 2.1. Mơ hình tài trợ của Công ty cuối năm 2014 và 2013

(Nguồn: tác giả lập dựa vào Bảng cân đối kế tốn năm 2014 của Cơng ty)

Dựa vào sơ đồ 2.1 ta thấy cuối năm 2013 TSNH của công ty là khoảng 247 tỷ đồng nhỏ hơn nợ ngắn hạn (nợ ngắn hạn là 375,6 tỷ đồng) làm cho nguồn VLĐ thường xuyên của công ty âm (-128,6 tỷ đồng), dấu hiệu cho thấy mức độ an tồn của cơng ty trong kinh doanh kém, công ty đã lấy nguồn vốn ngắn hạn tài trợ cho TSDH, đây là dấu hiệu sử dụng vốn sai, vi phạm nghiêm trọng ngun tắc cân bằng tài chính, do đó đã tiềm ẩn nhiều rủi ro thanh tốn cho cơng ty. Vì vậy, trong năm 2014, cơng ty đã tích cực khắc phục tình trạng này bằng cách giảm nợ ngắn hạn, huy động thêm vốn chủ sở hữu làm cho

NWC cuối năm 2014 được cải thiên đáng kể , NWC cuối năm là -11,6 tỷ đồng, giảm đáng kể so với đầu năm. Sang năm 2015, cơng ty vẫn cần chú ý chính sách tài trợ vốn để NWC>0, đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính.

Tóm lại, trong bối cảnh thị trường trong nước và thế giới còn nhiều biến

động, cạnh tranh mạnh, giá nguyên liệu đầu vào cao và nhiều biến động, công ty đã thực hiện các biện pháp để đầu tư và sử dụng vốn hợp lý hơn như cắt giảm chi phí thơng qua việc thanh lý bớt những TSCĐ không cần thiết hoặc đã lỗi thời lạc hậu, sử dụng tiết kiệm các loại công cụ, dụng cụ cho SXKD, nâng cấp lên các loại máy có cơng suất cao; đồng thời quản trị nợ tốt thu hồi được vốn; dự trữ các nguyên liệu giá cao, nhiều biến động. Tuy nhiên, trong q trình đó vẫn cịn một số bất cập đó là:

Thứ nhất, cơng ty đang bị mất cân bằng về tài chính khi nguồn vốn

thường xuyên nhỏ hơn TSDH, điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Thứ hai, vốn đầu tư tài chính dài hạn rất cao, cơng ty cần xem xét hiệu

quả của việc đầu tư này để xác định lại hướng sử dụng vốn.

Thứ ba, dự trữ HTK cao sẽ tăng nhiều chi phí quản lý HTK, do đó cơng

ty cũng cần có biện pháp quản lý phù hợp.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) đánh giá tình hình tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần viglacera hạ long” (Trang 56 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)