Những mặt hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) đánh giá tình hình tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần viglacera hạ long” (Trang 96)

6. Kết cấu của đề tài

2.3.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Những mặt hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm chỉ ra ở trên, trong năm vẫn còn một số tồn tại mà công ty cần xem xét để đưa ra những điều chỉnh hợp lý hơn trong thời gian tới.

chính. Cơng ty đang sử dụng vốn ngắn hạn quá mức, một phần được sử dụng để

tài trợ cho TSDH, tạo ra sự mất cân bằng tài chính trong cấu trúc vốn.

- Thứ hai,số vòng quay VLĐ giảm chứng tỏ hiệu suất sử dụng VLĐ

chưa tốt,chưa tương xứng với tiềm năng, một phần là do công ty đang dự trữ nhiều nguyên, nhiên liệu

- Thứ ba, công ty chưa tận dụng hết việc sử dụng địn bẩy tài chính để

khuếch đại ROE khi mà BEP vẫn đang lớn hơn lãi suất sử dụng vốn bình qn (i), năm 2014 cơng ty đã giảm các khoản vay và nợ ngắn hạn.

- Thứ tư, vốn đầu tư vào hoạt động tài chính rất lớn, chủ yếu là vốn đầu

tư tài chính dài hạn, nhưng hiệu quả thu được từ hoạt động này khơng cao, có năm bị thua lỗ. Năm 2012, nhìn thấy hiệu quả thấp nhưng đến năm 2013, công ty vẫn tiếp tục tăng vốn đầu tư vào các công ty liên kết làm giảm lợi nhuận, dịng tiền thuần từ hoạt động tài chính âm.

-Thứ năm, dòng tiền hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính đang âm,

đặc biệt là dịng tiền từ hoạt động đầu tư âm khá cao do một lượng vốn lớn đã được bỏ ra đầu tư vào các công ty con. Cơng ty cần chú ý đến chính sách đầu tư, các hoạt động tài chính đồng thời nên thực hiện việc lập kế hoạch lưu chuyển tiền tệ hằng năm.

2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế a. Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, nền kinh tế chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu bắt nguồn từ Mỹ năm 2008.

Từ khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu nổ ra năm 2008, tốc độ tăng trường niền kinh tế của Việt Nam ghi nhận xu hướng giảm dần. Năm 2012, GDP cỉa Việt Nam chỉ đạt 5,03% và sang năm 2013 đã cải thiện tăng lên 5,3% cùng với việc áp dụng các biện pháp cải thiện và tái cấu trúc nền kinh tế một cách đồng

bộ và quyết liệt. Theo số liệu mới nhất, tăng trưởng GDP năm 2013 đạt 5,42%, lạm phát dược kiềm chế ở mức 6,04%, lãi suất được kiểm soát chặt chẽ bởi Ngân hàng Nhà nước, hoạt động sản xuất công nghiệp được ưu tiên phát triển, các biện pháp thúc đẩy tiêu dùng, giảm lượng hàng tồn kho và tăng trưởng tín dụng tạo cơ hội tiếp cận vốn cho các doanh nghiệp được thực hiện song song với quá trình tái cấu trúc ngân hàng, giải quyết nợ xấu của Chính phủ. Tuy nhiên, hoạt động SXKD vẫn gặp nhiều khó khăn khi thị trường bất động sản vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi rõ nét, giao dịch trầm lắng, khả năng tiếp cận nguồn vốn mới của các doanh nghiệp ngày càng bị thắt chặt do các ngân hàng áp dụng các biện pháp giảm thiểu và nâng cao quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay, sức cầu được cải thiện nhưng không tăng mạnh như kỳ vọng. Do vậy, nhiều doanh nghiệp đã phải giải thể hoặc hoạt động cầm chừng.

Thứ hai, bên cạnh việc thị trường bất động sản đóng băng thì chính phủ

thắt chặt ngân sách, hoãn hoặc hủy các dự án xây dựng công là những nhân tố đâyỷ nhu cầu thị trường đi xuống. Cơng ty gặp nhiều khó khăn hơn trong việc tìm kiếm khách hàng và đảm bảo lợi nhuận.

Thứ ba, do đặc thù ngành nghề, sản phẩm chủ lực của công ty là gạch

gốm xây dựng, một sản phẩm tiêu hao nhiều nguyên nhiên liệu. Giá xăng dầu tăng sẽ kéo theo sự gia tăng giá điện, than và chi phí vận chuyển… gây ảnh hưởng khơng nhỏ đến hoạt động SXKD của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng như Viglacera Hạ Long.

Ngoài ra, do đặc thù riêng của ngành, hoạt động sản xuất của Công ty khơng địi hỏi cao về mức đầu tư ban đầu, trình độ tay nghề của người lao động cũng nnhuw kiểm định khắt khe về chất lượng sản phẩm. Vì vậy, mức độ rào cản gia nhập ngành chỉ được đánh giá ở mức trung bình và sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp tương đối cao.

b. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, chính sách huy động vốn của công ty chưa hợp lý khiến công ty bị mất cân bằng tài chính làm khả năng sinh lời của vốn chủ chưa xứng với tiềm năng

Mặc dù trong năm 2014, nợ phải trả của cơng ty có xu hướng giảm, nhưng cưng chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng tài sản vẫn là nợ ngắn hạn. Điều này làm mất cân bằng tài chính khi nguồn vốn ngắn hạn quá nhiều, một phần được dùng để tài trợ TSDH.

Thứ hai, do nguồn đất sét ở khu vực Giếng Đáy sắp cạn kiệt, nên công ty

đã phải dự trữ đất sét để đủ cho sản xuất liên tục trong thời gian 8-16 tháng tới, vì vậy HTK tương đối cao, chi phí quản lý tăng làm giảm hiệu quả sử dụng VLĐ.

Thứ ba, bên cạnh nguồn nguyên liệu là đất sét, là nguồn nguyên liệu ổn

định, ít rủi ro thì đối với một số sản phẩm gạch Cotto, công ty phải sử dụng nguyên liệu từ bên ngồi như đất sét trắng của Trúc Thơn- Đơng Triều, nhập khẩu oxit tạo màu từ Trung Quốc…Sự phụ thuộc này làm giá cả biến động lớn, dẫn đến giá vốn hàng bán vẫn tăng dù công tác quản trị chi phí tương đối tốt.

Thứ tư, cơng ty thực hiện đầu tư một lượng vốn khá lớn vào hoạt động

tài chính dài hạn, chủ yếu là đầu tư vào các công ty con, công ty liên kết, nhưng hiệu quả thu được nhỏ, có năm thua lỗ làm lợi nhuận của cơng ty giảm đáng kể so với tiềm năng sử dụng vốn của nó.

CHƯƠNG III

CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN VIGLACERA HẠ LONG

3.1. Mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty cổ phần Viglacera Hạ Long trong thời gian tới

3.1.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội

Năm 2014 là năm thứ 4 Việt Nam thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015. Trong năm 2014, tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam diễn ra trước bối cảnh thế giới tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp. Kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn so với dự báo. Xung đột mâu thuẫn xảy ra ở nhiều nơi đặc biệt căng thẳng trên biển Đơng. Trước tình hình đó, mặc dù thống kê cho thấy kinh tế Việt Nam đã xuất hiện dấu hiệu phục hồi, nhưng năng suất và sức cạnh tranh của nền kinh tế vẫn chưa mấy được cải thiện.

Trong bối cảnh đó, năm 2015, nền kinh tế Việt Nam được dự báo có những tín hiệu khả quan hơn năm 2014:

Về tăng trưởng kinh tế:

Theo IMF (như bảng trên) kinh tế thế giới năm 2015 phục hồi mạnh hơn, tăng trưởng toàn cầu được dự báo là 4% tăng 0,6 điểm % so với dự báo tăng trưởng năm 2014. (cao hơn khá nhiều mức tăng trưởng của năm 2013 so với 2012).

Mặc dù vậy, tình hình vẫn cịn nhiều bất định: khủng hoảng Ucraina, kèm theo sự cấm vận của phương Tây với Nga, khủng hoảng và cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo IS ở Trung Đông... sẽ tác động đến kinh tế toàn cầu

Kinh tế Việt Nam năm 2015 có mức phục hồi cao hơn và có khả năng đạt mức tăng trưởng từ 6%-6,2%. Lý do: yêu cầu cải thiện mơi trường kinh doanh đang được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo quyết liệt và sẽ có chuyển biến trên hầu hết các tiêu chí trong nửa đầu năm 2015. Nhiều khả năng hầu hết các Hiệp định mậu dịch tư do ta đang đàm phán sẽ được hồn thành khơng muộn hơn 6 tháng đầu năm 2015. Điều này sẽ tạo điều kiện thu hút đầu tư và mở rộng thị trường xuất khẩu, qua đó thúc đẩy tăng trưởng.

Về lạm phát: Lạm phát sẽ khơng có biến động lớn do tổng cầu trong năm 2015 mặc dù cải thiện so với năm 2014, nhưng ở mức độ vừa phải và không gây áp lực lên lạm phát. Trong khi đó, giá hàng hóa thế giới được dự báo sẽ giảm trong năm 2015, tạo điều kiện cắt giảm chi phí sản xuất và khơng tạo ra yếu tố lạm phát chi phí đẩy. Đồng thời, lạm phát tâm lí sẽ tiếp tục ổn định nhờ ổn định kinh tế vĩ mơ trong năm 2014. Do đó, lạm phát trong năm 2015 phụ thuộc chủ yếu vào chính sách quản lý giá các mặt hàng cơ bản. Dự báo không quá 6,5% nếu Ngân hàng Nhà nước thực hiện tốt chính sách trung hịa tiền tệ (ngoại tệ vào Việt Nam sẽ tăng, lượng tiền VND để mua ngoại tệ sẽ lớn (gần giống như năm 2007) cần phải có giải pháp rút tiền VND về...).

Về lãi suất: Theo dự báo của các chuyên gia,Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ tiếp tục giảm lãi suất nhằm giúp các doanh nghiệp hưởng một chi phí vốn thấp. Các chuyên gia dự báo lãi suất huy động sẽ giảm từ 0.5-1%, cụ thể thì tiền gửi huy động 6 tháng sẽ cịn được hưởng mức lãi khoảng 4.5-5%. Nếu điều này xảy ra thì lãi suất cho vay sẽ được hạ xuống và có thể giảm nhanh hơn cả lãi suất huy động, giảm khoảng 1-2%, điều này sẽ rất có lợi cho thị trường bất động sản và cho các doanh nghiệp đang cần huy động vốn.

Về hệ thống văn bản pháp quy, pháp luật

Mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đều chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật hiện hành như Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán, Luật thuế Thu nhập Doanh nghiệp, Luật thuế Thu nhập Cá nhân…Tuy nhiên, hệ thống luật pháp của Việt Nam đang trong quá trình sửa đổi, xây dựng và hồn thiện, do đó trong thời gian tới các văn bản luật và dưới luật này sẽ có thể được điều chỉnh phù hợp hơn với sự phát triển kinh tế của đất nước. Do vậy, hoạt động SXKD của các doanh nghiệp cũng sẽ chịu những tác động nhất định.

Triển vọng ngành nghề cung cấp vật liệu xây dựng:

Tại Hội thảo Triển vọng thị trường xây dựng Việt Nam 2015, các chuyên gia đánh giá, năm 2015 có nhiều triển vọng phát triển cho thị trường xây dựng, vì vậy nhu cầu về vật liệu xây dựng tăng mạnh, điều này tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển ổn định hơn.

3.1.2. Mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty Cổ phần Viglacera Hạ Long

Trong bối cảnh kinh tế - xã hội liên tục và diễn biến phức tạp, đặc biệt tình hình nền kinh tế trong năm 2015 được dự báo sẽ có nhiều diễn biến bất thường tác động tiêu cực và tích cực đến hoạt động SXKD của công ty. Công ty cổ phần Viglacera Hạ Long luôn là anh hùng đơn vị lao động của Tổng công ty Viglacera đã xác định rõ mục tiêu phấn đấu của mình:

Thứ nhất, mục tiêu chung của cơng ty là: An tồn, tiến độ, chất lượng,

hiệu quả, phát triển bềnh vững. Công ty tiếp tục đặt ra mục tiêu duy trì sản xuất ổn định, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, hồn thiện cơ cấu tổ chức, mơ hình quản trị phù hợp, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, đảm bảo tăng trưởng hợp lý, bền vững, cải thiện tiền lương, điều kiện làm việc và phúc lợi cho người lao động.

Thứ hai, phấn đấu hoàn thành kế hoạch doanh thu, lợi nhuận theo từng

tháng; cả năm 2015 đạt mức lợi nhuận theo kế hoạch Tổng Công ty giao.

Thứ ba, kiểm sốt các chi phí SXKD theo kế hoạch, các yếu tố ảnh

hưởng khó kiểm soát như thị trường và giá bán, giá nhiên liệu đầu vào (xăng/dầu/điện) do Chính phủ điều tiết, cơng ty phải xây dựng phương án ứng phó kịp thời để thực hiện bằng được chỉ tiêu lợi nhuận

Thứ tư, tiếp tục triển khai làm rõ dự án sản xuất 100% tại nhà máy gạch

Hồnh Bồ với giải pháp cơng nghệ Châu Âu, tối đa hóa thiết bị sản xuất trong nước, phấn đấu xong thủ tục đầu tư năm 2015 và triển khai đầu tư vào năm 2016.

Thứ năm, tập trung triển khai các bước tiếp theo của dự án nhà máy gạch

Clinker, để ra sản phẩm vào tháng 5/2015.

Cụ thể, công ty đã đề một số chỉ tiêu chính kế hoạch SXKD năm 2015 như sau:

Chỉ tiêu Đơn vị tính Thực hiện 2014 Kế hoạch 2015 Tỷ lệ

1.Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ Tr.đồng 1.441.087 1.558.000 8,11% 2.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế Tr.đồng 107.027 126.100 17,82%

3.Lao động bình quân Người 3.351 3.576 6,71%

4.Thu nhập bình quân 1.000d/n/t 6.750 6.893 2,12%

5.Kim ngạch xuất khẩu 1.000 Usd 4.737 5.300 11,89%

6.Nộp ngân sách Tr.đồng 79.283 98.678 24,46%

(Nguồn: Báo cáo thường niên 2014 của Công ty)

Nhận thấy những dấu hiệu tích cực trong năm 2015, song vẫn ẩn chứa nhiều rủi ro, công ty đã đề ra kế hoạch SXKD với DTT dự kiến tăng 8,11%; lợi nhuận kế toán trước thuế tăng 17,82%. Kế hoạch đề ra với tốc độ tăng không cao. Tuy nhiên, để đạt được điều này địi hỏi cơng ty phải có những nỗ lực lớn hơn nữa, trong đó quan trọng nhất là việc đề ra các giải pháp cải thiện tình hình tài chính trong thời gian tới, để từ đó nâng cao hiệu quả SXKD.

3.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện tình hình tài chính của Cơng ty Cổ phần Viglacera Hạ Long.

3.2.1. Điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn đảm bảo an tồn tài chính theo hướng tăng mức độ sử dụng địn bẩy tài chính góp phần nâng cao khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu

Từ việc xác định nhu cầu vốn dành cho SXKD trong thời gian tới, công ty cần lập ra các kế hoạch huy động vốn từ các nguồn khác nhau sao cho chi phí sử dụng vốn là thấp nhất mà vẫn đáp ứng đủ, kịp thời, khơng gây ra tình trạng dư thừa, ứ đọng vốn hoặc thiếu vốn làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động SXKD của công ty.

Việc lập kế hoạch huy động vốn phải xác định mục tiêu là phải điều chỉnh lại cơ cấu nguồn vốn hiện tại, khắc phục tình trạng mất cân bằng tài chính, nâng cao mức độ sử dụng địn bẩy tài chính, góp phần nâng cao khả năng sinh lời. Cơng ty cần giảm các khoản nợ ngắn hạn, trong đó đặc biệt là các khoản phải trả người bán, phải trả người lao động bởi các khoản này hiện đang chiếm tỷ trọng khá lớn và có xu hướng tăng lên. Trong năm 2014, lãi suất cho vay của các ngân hàng được dự báo là có xu hướng giảm, bên cạnh đó, tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP) của công ty hiện đang lớn hơn lãi suất sử dụng nợ của công ty, nên cơng ty có thể vay vốn dài hạn của ngân hàng để đầu tư TSDH, tài sản lưu động thường xuyên để nâng cao mức độ sử dụng địn bẩy tài chính, giúp khuếch đại tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu. Việc tăng cường huy động nguồn vốn dài hạn sẽ giúp thiết lập lại cân bằng tài chính cho cơng ty, chuyển nguồn VLĐ thường xuyên (NWC) từ trạng thái âm sang dương, tạo ra sự ổn định cho hoạt động kinh doanh của công ty.

3.2.2. Quản lý tốt hơn nữa HTK nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ

Như đã phân tích ở trên, hiệu quả sử dụng VLĐ giảm, một phần do công ty đang dự trữ đất sét đủ cho sản xuất liên tục trong 8-16 tháng tới, bên cạnh đó nguyên liệu sản xuất gạch Cotto phụ thuộc rất nhiều vào bên ngồi, ln có sự biến động về giá cả, không ổn định. Một số biện pháp đề xuất cho công ty như sau:

Thứ nhất, đẩy nhanh việc xin cấp phép khai thác mới từ 2-3 mỏ sét phục

vụ sản xuất của cơng ty. Để làm được điều đó, cần hồn thiện các thủ tục pháp lý cần thiết để được cấp phép.

Thứ hai, tìm nhà cung cấp uy tín với giá thành rẻ và nguyên liệu cung

cấp chất lượng và ổn định. Có thể kí hợp đồng dài hạn với các nhà cung cấp

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) đánh giá tình hình tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần viglacera hạ long” (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)