6. Kết cấu của đề tài
2.2. Đánh giá thực trạng tài chính tại Cơng ty Cổ phần Viglacera Hạ Long
2.2.6. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty
Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh chính là đánh giá khả năng sinh lời của công ty.
Bảng 2.12. Tình hình khả năng sinh lời của Cơng ty
Chỉ tiêu Đ
ơn vị tính
Năm 2014 Năm 2013 Chênh lệch
Tỷ lệ (%)
Doanh thu thuần V
ND 1.270.397.89 5.132 1.261.574.72 4.874 8.823.170. 258 0,70 % Vốn kinh doanh bình quân V ND 808.553.160. 557 815.868.956. 561 (7.315.796. 005) - 0,90% VCSH bình quân V ND 339.897.049. 241 250.730.399. 748 89.166.649 .494 35,5 6% Lợi nhuận trước lãi vay
và thuế V ND 132.625.614. 991 117.043.393. 511 15.582.221 .480 13,3 1% Lợi nhuận trước thuế V
ND 107.632.692. 213 70.592.241.9 91 37.040.450 .222 52,4 7% Lợi nhuận sau thuế V
ND 84.461.746.6 14 50.685.594.0 61 33.776.152 .553 66,6 4% 1. Tỷ suất LNST/doanh
thu thuần (ROS)
% 6,65% 4,02% 2,63% 65,4
8% 2. Tỷ suất kinh tế của TS
(BEP) % 16,40% 14,35% 2,06% 14,3 4% 3. Tỷ suất LNTT/VKD % 13,31% 8,65% 4,66% 53,8 5% 4. Tỷ suất LNST/VKD (ROA) % 10,45% 6,21% 4,23% 68,1 5% 5. Tỷ suất LNST/VCSH (ROE) % 24,85% 20,22% 4,63% 22,9 2%
(Nguồn: Tính tốn từ Bảng cân đối kế tốn và Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2013 và năm 2014 của Công ty)
Đánh giá khái quát
Nếu như các hệ số tài chính trên phản ánh hiệu quả từng khía cạnh cụ thể liên quan đến tài chính doanh nghiệp thì các chỉ tiêu về khả năng sinh lời là nhóm tỷ lệ phản ánh tổng hợp nhất kết quả SXKD và hiệu quả quản lý vốn của doanh nghiệp. Do đó, để đánh giá chính xác hơn về hiệu quả hoạt động của công ty, chúng ta cần đi sâu phân tích về mối quan hệ giữa lợi nhuận với doanh thu, lợi nhuận với VKD thông qua các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời trên bảng 2.14.
Nhìn chung, các tỷ số phản ánh khả năng sinh lời của công ty trong năm đều tăng cho thấy chiến lược kinh doanh cũng như chính sách tài chính mà cơng ty đang áp dụng đang đi đúng hướng, giúp làm gia tăng lợi ích cho chủ sở hữu, góp phần nâng cao giá trị của cơng ty. Để có nhận định chính xác hơn, ta đi vào đánh giá cụ thể, chi tiết.
Đánh giá chi tiết:
+ Tỷ suất LNST trên doanh thu (ROS): Hệ số này thể hiện khi thực hiện 1 đồng doanh thu trong kỳ, doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Năm 2014, ROS đạt 6,65%, tăng 2,63% so với năm 2013, tương ứng tỷ lệ tăng nhanh là 65,48%. Nguyên nhân khiến ROS tăng là do trong khi DTT của công ty tăng với tốc độ tăng 0,70% thì LNST của cơng ty lại tăng nhanh hơn với tốc độ tăng 66,64%. Điều đó cho thấy, cơng ty đã quản lý chi phí tương đối tốt, tiết kiệm chi phí theo mục tiêu đã đề ra trong năm. Hệ số ROS năm 2014 gia tăng ở mức cao (65,48%) cho thấy mức độ tiết kiệm chi phí của cơng ty đã được cải thiện. Trong thời gian tới, cơng ty cần có nhiều biện pháp để tăng cường việc tiết kiệm chi phí, đặc biệt là chi phí quản lý doanh nghiệp, từ đó tăng lợi nhuận rịng thu được, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, cải thiện hiệu quả SXKD của công ty.
+ Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP)
Tỷ suất sinh lời kinh tế của TS (BEP) phản ánh khả năng sinh lời của TS khơng tính đến ảnh hưởng của nguồn gốc của VKD và thuế thu nhập DN. Đồng thời, chỉ tiêu này cũng có tác dụng rất lớn trong việc xem xét mối quan hệ với lãi suất vay vốn để đánh giá việc sử dụng vốn vay có tác động tích cực hay tiêu cực đối với khả năng sinh lời của VCSH.
Năm 2014, tỷ suất này đạt 16,40%, tức là trong năm cứ 1 đồng VKD tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì tạo ra được 0,164 đồng lợi nhuậ trước lãi vay và thuế, tăng 2,06% so với năm 2013, cho thấy khả năng sinh lời của vốn đang được cải thiện. Nguyên nhân tăng lên là do lợi nhuận trước lãi vay và thuế tăng lên với tốc độ tăng là 13,31% trong khi VKD bình quân giảm đi với tốc độ giảm 0,90%. VKD giảm đi chủ yếu do giảm các khoản nợ phải thu và nhiều TSCĐ lạc hậu được thanh lý, nhượng bán. Và cũng có thế thấy rằng năm 2014 BEP =16,40% > lãi suất sử dụng nợ bình quân năm 2014 (I = Lãi vay phải trả năm 2014/Nợ phải trả đầu năm 2014=24,9 tỷ/498,1 tỷ = 5%). Điều này cho thấy địn bẩy tài chính đang khuếch đại tỷ suát sinh lời vốn chủ sở hữu và cơng ty có thể xem xét chính sách vay nợ để tăng cường tác động của địn bẩy tài chính, nhằm nâng cao hơn nữa khả năng sinh lời của vốn chủ.
+ Tỷ suất LNTT trên VKD
Chỉ tiêu này thể hiện mỗi đồng VKD trong kỳ có khả năng sinh lời ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau khi đã trang trải lãi tiền vay. Năm 2014, chỉ tiêu này đạt 13,31% tăng 4,66% tương ứng với tỷ lệ tăng là 53,85% so với năm 2013. Do trong năm LNTT tăng với tốc độ tăng là 52,47% trong khi VKD có xu hướng giảm nhẹ làm cho LNTT trên VKD có xu hướng tăng.
+ Tỷ suất LNST trên VKD (ROA)
dụng trong kỳ, thể hiện mỗi đồng vốn sử dụng tạo ra bao nhiêu đồng LNST. ROA năm 2014 đạt 10,45%, tăng 4,23% tương ứng với tỷ lệ tăng khá lớn 68,15%. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do LNST tăng mạnh (66,64%) trong khi VKD bình quân lại giảm. Điều này cho thấy kết quả kinh doanh của cơng ty năm 2014 có những bước tiến vượt bậc so với năm 2013. Trong thời gian tới, cơng ty cần có biện pháp quản lý hiệu quả hơn nhằm phát huy ưu thế của mình.
+ Tỉ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE)
Đây là một chỉ tiêu mà các nhà đầu tư rất quan tâm. Hệ số này đo lường mức lợi nhuận thu được trên mỗi đồng của VCSH trong kỳ. Hệ số ROE năm 2014 đạt 24,85%, tức là cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu được sử dụng trong kinh doanh thì tạo ra 0,2485 đồng LNST. ROE năm 2014 tăng 4,63%, tương ứng với tỷ lệ tăng là 22,92% so với năm 2013 cho thấy chiến lược kinh doanh cũng như chính sách tài chính mà cơng ty đang áp dụng đang đi đúng hướng, giúp làm gia tăng lợi ích cho chủ sở hữu. Nguyên nhân dẫn đến hệ số này tăng lên là do LNST tăng mạnh (66,64%) trong khi vốn chủ sở hữu bình quân chỉ tăng 35,56%. Như vậy trong năm 2013 tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu có sự gia tăng đáng kể cho thấy hoạt động SXKD của công ty đang tiến triển theo chiều hướng khởi sắc hơn. Đây là hệ quả của các biện pháp quản trị mà công ty đã và đang thực hiện như đã nêu ở các nội dung trên. Tuy nhiên, tỷ suất LNST/VCSH của cơng ty cịn ở mức thấp, vì thế, có thể nhận thấy, khả năng sinh lời của vốn chủ vẫn chưa thực sự xứng đáng với tiềm năng của nó, và các biện pháp quản trị mà công ty đang thực hiện vẫn chưa giải quyết được một cách triệt để các vấn đề còn tồn tại của cơng ty. Do đó, trong thời gian tới cơng ty có thể xem xét cơ cấu lại vốn để nâng cao mức độ sử dụng địn bẩy tài chính nhằm khuếch đại ROE cao hơn nữa.
Đánh giá tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư tài chính
Do vốn đầu tư tài chính khá lớn, nên ta cần đánh giá riêng từng hoạt động để có thể đưa ra nhận xét chính xác nhất đối với tình hình tài chính của cơng ty.
Bảng 2.13. Bảng phân tích kết quả hoạt động tài chính của Cơng ty
Chỉ tiêu Đơn vị tính
Năm 2014 Năm 2013 Chênh lệch Tỷ lệ (%)
1. Doanh thu hoạt động tài chính VND 3.897.988.142 2.299.386.467 1.598.601.675 69,52% 2. Chi phí tài chính khơng gồm lãi
vay
VND 427.368.589 18.433.078.374 -18.005.709.785 -97,68%
3. Lợi nhuận hoạt động tài chính VND 3.470.619.553 -16.133.691.907 19.604.311.460 -121,51% 4. Vốn đầu tư tài chính VND 138.686.329.091 80.319.334.042 58.366.995.049 72,67%
5. Hiệu quả hoạt động tài chính % 2,5% -20,09% 22,59% -112,46%
(Nguồn: Tính tốn từ bảng cân đối kế toán ngày 31/12/2014 và báo cáo kết quả kinh doanh năm 2014 của Công ty)
Qua bảng 2.16 ta thấy hiệu quả hoạt động tài chính năm 2014 đạt 2,5%, tức là sử dụng 1 đồng vốn đầu tư tài chính sẽ tạo ra 0,025 đồng lợi nhuận hoạt động tài chính, hiệu quả hoạt động thấp, tuy nhiên so với năm 2013 thì tăng 22,59% (năm 2013 hiệu quả hoạt động <0, công ty bị thua lỗ trong đầu tư tài chính). Nguyên nhân năm 2014, hiệu quả hoạt động dương là do lợi nhuận hoạt động tài chính tăng lên, chứ khơng âm như năm 2013 nữa. Tuy nhiên, công ty cần đặc biệt lưu ý đến việc đầu tư tài chính dài hạn này, bởi vốn đầu tư tài chính thì rất cao (năm 2013 là 80,3 tỷ đồng; năm 2014 là 138,7 tỷ đồng) nhưng lợi nhuận thu được từ hoạt động tài chính lại rất thấp (năm 2013 là - 16,1 tỷ đồng; năm 2014 là +3,5 tỷ đồng), điều này đã làm sụt giảm LNST của cơng ty đi rất nhiều. Vì vậy, trong thời gian tới, cơng ty cần có giải pháp quản
lý chặt chẽ việc đầu tư tài chính dài hạn, xem xét tính hiệu quả để thối vốn đầu tư tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho cơng ty.
Như vậy, thơng qua việc phân tích các hệ số khả năng sinh lời của cơng
ty cịn ở mức thấp, tuy có cải thiện hơn so với năm 2013 nhưng mức độ cải thiện chưa cao. Nguyên nhân là do lợi nhuận của DN còn ở mức thấp hơn rất nhiều so với vốn kinh doanh bỏ vào SXKD. Bởi vậy, để nâng cao lợi nhuận, trong thời gian tới công ty cần quản trị tốt chi phí, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt thối vốn đầu tư tài chính để tăng doanh thu và lợi nhuận cho DN.