Tình hình tài chính chủ yếu của Cơng ty Cổ phần thương mại tư vấn và xây dựng

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần thương mại tư vấn và xây dựng vĩnh hưng (Trang 46 - 57)

2.1. Khái quát về tình hình tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của

2.1.3. Tình hình tài chính chủ yếu của Cơng ty Cổ phần thương mại tư vấn và xây dựng

và xây dựng Vĩnh Hưng.

2.1.3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh một số năm gần đây của công ty.

Kết quả hoạt động kinh doanh là chỉ tiêu tổng hợp nhất đánh giá hiệu quả tổ chức sử dụng vốn nói chung và VLĐ nói riêng của mỗi doanh nghiệp.

Qua hình 2.1 ta thấy: Các chỉ tiêu DTTBH, GVHB, LNST tăng lên

trong 3 năm qua.

Doanh thu thuần bán hàng năm 2012 tăng 74,659 triệu đồng so với năm 2011 tương đương tăng 53.36%. Doanh thu thuần bán hàng năm 2013 tăng so với năm 2011 và 2012 (phân tích kĩ hơn qua bảng 2.1).

Giá vốn hàng bán của doanh nghiệp cũng tăng lên cùng chiều với doanh thu thuần bán hàng. Giá vốn hàng bán năm 2012 tăng 70,903 triệu đồng so với năm 2011 tương đương với tăng 68.61%. Giá vốn hàng bán năm 2013 tăng so với năm 2011 và 2012.

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 139,914 214,573 309,573 103,346 174,249 250,104 270 300 793 DTTBH GVHB LNST

HÌNH 2.1. DOANH THU THUẦN BÁN HÀNG, GIÁ VỐN HÀNG BÁN VÀ LỢI NHUẬN SAU THUẾ NĂM 2011-2012-2013.

Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp năm 2013 là lớn nhất trong 3 năm qua, tăng 493 triệu đồng so với năm 2012 và 523 triệu đồng so với năm 2011. Cho ta thấy đánh giá tổng quát năm 2013 doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả. Để tìm hiểu rõ hơn về tình hình tài chính của cơng ty ta xem xét: đánh giá khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của cơng ty trong hai năm 2012, 2013 được trình bày ở bảng sau (Bảng 2.1).

BẢNG 2.1. PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG DOANH THU, CHI PHÍ, LỢI NHUẬN NĂM 2012-2013.

Đơn vị tính: triệu đồng.

Stt Năm 2013 Năm 2012 Chênh lệch Tỷ lệ %

1 309,573 214,573 95,000 44.27 2 3 309,573 214,573 95,000 44.27 4 250,104 174,249 75,855 43.53 5 59,468 40,324 19,144 47.48 6 589 1,036 (447) (43.15) 7 Chi phí tài chính 7,888 8,484 (596) (7.02) 8 7,088 4,357 2,731 62.68 9 51,308 32,793 18,515 56.46 10 862 84 778 926.19 11 136 311 (175) (56.27) 12 Chi phí khác 24 11 13 118.18 13 112 300 (188) (62.67) 14 973 384 589 153.39 15 180 84 96 114.29 16 793 300 493 164.33 Chỉ tiêu

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Các khoản giảm trừ doanh thu

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

(10 = 01 - 02)

Giá vốn hàng bán

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

(20 = 10 - 11)

Doanh thu hoạt động tài chính - Trong đó: Chi phí lãi vay Chi phí quản lýkinh doanh

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (30 = 20 + 21 - 22 – 24)

Thu nhập khác

Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30 + 40)

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60 = 50 - 51)

Nguồn: BCKQHĐKD năm 2013. Đi sâu vào phân tích từng chỉ tiêu ta thấy:

+ Hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ:

-Doanh thu: Là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng,

chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bên trong và ngoài nước.

Doanh thu thuần của doanh nghiệp tăng dần qua các năm 2011, 2012, 2013. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2013 so với năm 2012 tăng lên 95,000 triệu đồng (hay 44.27%). Doanh thu thuần tăng lên như vậy là do cơng ty đã áp dụng chính sách chiết khấu thương mại mạnh hơn so với năm 2012 để kích thích tiêu thụ hàng hóa (Cơng ty tiến hành chiết khấu thương mại 2% trên giá bán cho những khách hàng mua với số lượng lớn,

những khách hàng quen, sử dụng lâu năm dịch vụ của công ty. Đối với những khách hàng này cơng ty sẽ có một khung giá riêng). Với tình hình nền kinh tế thị trường năm 2013, nền kinh tế khó khăn và gặp nhiều khủng hoảng nên việc tiêu thụ gặp nhiều khó khăn. Tình hình đó mà xét với kết quả thực tế của cơng ty thì có thể coi năm 2013 vừa qua cơng ty đã thích ứng được với thị trường, khắc phục được khó khăn thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm tốt. Doanh thu thuần phụ thuộc vào lượng hàng bán ra và giá bán của thành phẩm.

-Giá vốn hàng bán:

Đây là nhân tố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Giá vốn hàng bán cũng biến động cùng chiều với doanh thu. Giá vốn tăng 75,855 triệu đồng tương ứng 43.53%. Xét thấy sự tăng giá vốn trên là do sự tăng lên của yếu tố đầu vào, ảnh hưởng của lạm phát. Như chúng ta đã biết cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra trong 2 năm qua, chính sách thắt chặt tiền tệ của nhà nước làm cho việc trợ vốn với lãi suất cao lên đến 18 %/ năm hơn nữa việc tiếp cận vốn là rất khó khăn đã đặt gánh nặng lên vai các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Với tỷ lệ tăng lên của doanh thu là 44.27% lớn hơn tỷ lệ tăng lên của giá vốn là 43.53% làm cho lợi nhuận từ họat động này tăng 19,144 triệu đồng hay tăng 47.48% cho ta thêm khẳng định hơn về kết quả kinh doanh của năm 2013 so với năm 2012 là tốt hơn.

-Hoạt động tài chính:

Năm 2013 so với năm 2012 doanh thu từ hoạt động tài chính giảm 447 triệu đồng tương ứng giảm 43.15%. Bên cạnh đó chi phí tài chính giảm 596 triệu đồng tương ứng giảm 7.02% nhưng chi phí lãi vay lại tăng lên 2,731 triệu đồng tương ứng 62.68%. Nguyên nhân dẫn đến chi phí lãi vay tăng là trong năm 2013 doanh nghiệp huy động thêm vay nợ ngắn hạn để mở rộng

sản xuất kinh doanh bao phủ thị phần miền trung và miền nam Việt Nam, triển khai nghiên cứu các sản phẩm mới mang tính kỹ thuật cao.

-Chi phí quản lý kinh doanh:

Đây là một khoản chi phí liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Cơng ty thường tìm cách giảm hoặc hạn chế mức thấp nhất chi phí này tuy nhiên phải đảm bảo hợp lý của nó. Chi phí này chiếm tỷ trọng lớn đối với cơng ty nên khi phát sinh sẽ làm giảm lợi nhuận. Chi phí quản lý kinh doanh năm 2013 so với năm 2012 tăng 18,515 triệu đồng tương ứng tăng 56.46%. Sự giảm đi của doanh thu hoạt động tài chính, chi phí lãi vay tăng cao tuy nhiên lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vẫn tăng mạnh 778 triệu đồng tương ứng 926.19%.

-Hoạt động khác:

Chỉ tiêu thu nhập khác năm 2013 so với năm 2012 giảm 175 triệu đồng tương ứng 56.27% và chỉ tiêu chi phí khác của doanh nghiệp năm 2013 so với năm 2102 tăng 13 triệu đồng tương ứng 118.18% dẫn đến lợi nhuận từ hoạt động khác giảm 188 triệu đồng tương ứng giảm 62.67%.

-Lợi nhuận:

Lợi nhuận luôn là mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp. Lợi nhuận kế toán trước thuế và sau thuế của doanh nghiệp năm 2013 so với năm 2012 đều tăng, lợi nhuận kế toán trước thuế tăng 589 triệu đồng tương ứng 153.39%, lợi nhuận sau thuế tăng 493% tương ứng 164.33%. Điều này là một dấu hiệu tốt đối với doanh nghiệp nên doanh nghiệp nên tiếp tục phát huy.

Qua các chỉ tiêu trên cho thấy doanh nghiệp đã cố gắng trong việc xây dựng kế hoạch và mang lại hiệu quả: lợi nhuận của doanh nghiệp tăng so với năm trước. Bởi vậy doanh nghiệp cần tiếp tục phát huy để lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước.

2.1.3.2. Tình hình tài chính chủ yếu của cơng ty năm 2012-2013.

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 11.91 12.99 15.00 88.09 87.01 85.00 TSNH TSDH

HÌNH 2.2. CƠ CẤU BIẾN ĐỘNG TSDH, TSNH TRONG TỔNG TÀI SẢN CỦA CƠNG TY NĂM 2011-2012-2013.

Qua hình 2.2 ta thấy: Cơ cấu TS của doanh nghiệp có sự thay đổi trong

3 năm. Năm 2011, tỷ lệ đầu tư vào TSDH nhỏ nhất (chiếm 11.91% trong tổng TS), còn lại là TSNH. Tỷ lệ TSDH tăng dần, năm 2012 là 12.99%, năm 2013 là 15%. Điều đó cũng đồng nghĩa là TSNH giảm dần, năm 2011 là 88.09%, năm 2012 là 87.01%, năm 2013 là 85%. 0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 5,786 5,510 11,703 86,770 85,336 108,155 NPTNH NPTDH VCSH

HÌNH 2.3. TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG NGUỒN VỐN TẠI CƠNG TY NĂM 2011-201202-13.

Qua hình 2.3 ta thấy: Nguồn vốn của công ty năm 2012 là thấp nhất, từ năm 2011 đến

năm 2012 nguồn vốn giảm và từ năm 2012 đến 2013 nguồn vốn lại tăng.

Vốn chủ sở hữu: cuối năm 2012 giảm đi 276 triệu đồng so với năm 2011 tương đương giảm 4.77%. Cuối năm 2013, VCSH lại tăng lên thành 11,703 triệu đồng.

Nợ phải trả: từ năm 2011 đến năm 2012 giảm và từ năm 2012 đến 2013 tăng.

- Nợ phải trả dài hạn năm 2011 là 5,014 triệu đồng, đến năm 2012 là 3,143 triệu đồng và năm 2013 doanh nghiệp đã ko còn nợ phải trả dài hạn mà chỉ còn nợ phải trả ngắn hạn.

- Nợ phải trả ngắn hạn: cuối năm 2012 giảm đi 1,434 triệu đồng tương đương giảm 1.65%. Cuối năm 2013 lại tăng lên 22,819 triệu đồng tương đương tăng 26.74%.

Để tìm hiểu kĩ hơn về tình hình tài sản và nguồn vốn của cơng ty ta phân tích bảng sau:

BẢNG 2.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN CỦA CƠNG TY NĂM 2012-2013.

Đơn vị tính: triệu đồng.

Chỉ tiêu

31/12/2013 31/12/2012 Chênh lệch Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ (%)

TÀI SẢN

A - TÀI SẢN NGẮN HẠN 101,884 85.00 81,782 87.01 20,102 24.58 (2.01) I. Tiền và các khoản tương đương tiền 11,032 10.83 828 1.01 10,204 1232.37 9.82 II. Đầu tư tài chính ngắn hạn 21 0.02 41 0.05 (20) (48.78) (0.03) III. Các khoản phải thu ngắn hạn 46,249 45.39 49,533 60.57 (3,284) (6.63) (15.17) IV. Hàng tồn kho 39,960 39.22 28,861 35.29 11,099 38.46 3.93 V. Tài sản ngắn hạn khác 4,621 4.54 2,519 3.08 2,102 83.45 1.46 B - TÀI SẢN DÀI HẠN 17,974 15.00 12,207 12.99 5,767 47.24 2.01 I. Tài sản cố định 16,918 94.12 11,122 91.11 5,796 52.11 3.01 II. Bất động sản đầu tư

III. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

IV. Tài sản dài hạn khác 1,056 5.88 1,085 8.89 (29) (2.67) (3.01) TỔNG CỘNG TÀI SẢN 119,858 100.00 93,989 100.00 25,869 27.52 0.00 NGUỒN VỐN A - NỢ PHẢI TRẢ 108,155 90.24 88,479 94.14 19,676 22.24 (3.90) I. Nợ ngắn hạn 108,155 100.00 85,336 96.45 22,819 26.74 3.55 II. Nợ dài hạn 3,143 3.55 (3,143) (100.00) (3.55) B - VỐN CHỦ SỞ HỮU 11,703 9.76 5,510 5.86 6,193 112.40 3.90 I. Vốn chủ sở hữu 11,703 100.00 5,510 100.00 6,193 112.40 0.00 Tỷ trọng (%) Tỷ trọng (%) Tỷ trọng (%)

Qua báo cáo tài chính của cơng ty năm 2012 và năm 2013 ta thấy được biến động rõ ràng về tình hình tài sản và nguồn vốn.

Tài sản của doanh nghiệp cuối năm 2013, tổng tài sản của công ty đang

quản lý và sử dụng là 119,858 triệu đồng, trong đó tài sản ngắn hạn là 101,884 triệu đồng chiếm 85%. Tuy có giảm về tỷ trọng trong tổng tài sản nhưng lại tăng lên về số lượng. Điều này đồng nghĩa với tỷ trọng tài sản ngắn hạn lớn hơn so với tỷ trong tài sản dài hạn và chiếm 15% tổng tài sản tương ứng với 17,974 triệu đồng. Tỷ trọng kết cấu về tài sản của công ty như vậy là tương đối hợp lý bởi lẽ đây là một đặc trưng của công ty xây dựng và kinh doanh vật liệu xây dựng. So với đầu năm 2013, tổng tài sản của công ty đang quản lý và sử dụng đã tăng lên 25,869 triệu đồng (tài sản ngắn hạn tăng

20,102 triệu đồng, tài sản dài hạn tăng 5,767 triệu đồng).

Tài sản ngắn hạn: cuối năm 2013 so với đầu năm 2013 tăng 20,102

triệu đồng tương ứng tăng 24.58%. Nguyên nhân là do: đầu tư tài chính ngắn hạn giảm 20 triệu đồng, các khoản phải thu ngắn hạn giảm 3,284 triệu đồng; còn các khoản mục Tiền và các khoản tương đương tiền lại tăng 10,204 triệu đồng, hàng tồn kho tăng 11,099 triệu đồng, tài sản ngắn hạn khác tăng 2,102 triệu đồng.

Tài sản dài hạn: cuối năm 2013 so với đầu năm tăng 5,767 triệu đồng

tương ứng 47.24% là do tài sản cố định tăng 5,796 triệu đồng tương ứng với tăng 52.11%, tài sản dài hạn khác giảm 29 triệu đồng tương ứng 2.67%.

Tổng nguồn vốn: của doanh nghiệp cuối năm 2013 so với đầu năm tăng

25,869 triệu đồng (nợ phải trả tăng 19,676 triệu đồng, vốn chủ sở hữu tăng

6,193 triệu đồng). Chính sách huy động vốn của cơng ty có sự thay đồi.

Nợ phải trả cuối năm 2013 so với đầu năm 2013 tăng là do các khoản

nợ ngắn hạn tăng 22,819 triệu đồng (tương ứng với tăng 26.74%), nợ dài hạn giảm 3,143 triệu đồng tương ứng với giảm 100%. Nợ ngắn hạn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nợ phải trả của công ty. Các khoản vay và nợ ngắn hạn

chiếm 55.32%, phải trả người bán chiếm 31.50%, người mua trả tiền trước chiếm 11.44%... Cho thấy doanh nghiệp cũng đã chiếm dụng được một phần vốn để giảm một phần chi phí tín dụng thương mại. Do nhà nước áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ và khủng hoảng kinh tế kéo dài nên tâm lý các chủ nợ cũng không dám cho các doanh nghiệp vay quá nhiều khoản vay dài hạn, vì vậy việc tiếp cận khoản vay dài hạn khó khăn hơn nên trong năm cơng ty chỉ huy động khoản vay ngắn hạn 59,828 triệu đồng tương ứng 55.32%. Những khoản vay ngắn hạn có xu hướng tăng, những khoản vay dài hạn khơng cịn cho thấy gánh nặng về nợ của công ty lớn, rủi ro cao.

Vốn chủ sở hữu cuối năm 2013 so với đầu năm 2013 tăng 6,193 triệu

đồng (tương ứng tăng 112.40%). Chủ yếu là vốn đầu tư của chủ sở hữu (tăng 100%) và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (tăng 720.91%). Năm 2012, khủng hoảng kinh tế đã kéo theo sự khó khăn của các ngành, các doanh nghiệp, nhưng cơng ty đã có chính sách mở rộng quy mơ kinh doanh, tận dụng tối đa những nguồn lực sẵn có để giảm bớt rủi ro cho doanh nghiệp. Với tình hình vốn và nguồn vốn như trên ta có thể xét thêm về mức độ tự chủ về tài chính của cơng ty như sau:

Năm ... Năm ... Năm ...

0.01 0.1 1 10 100 0.9400000000000010.9400000000000010.9 0.06 0.06 0.1 15.86 16.06 9.24 Hệ số nợ Hệ số VCSH Hệ số nợ/ VCSH HÌNH 2.4. THỂ HIỆN HỆ SỐ NỢ, HỆ SỐ VCSH, HỆ SỐ NỢ/VCSH CỦA CÔNG TY VĨNH HƯNG NĂM 2011-2012-2013.

Qua hình 2.4 ta thấy: Các chỉ tiêu đánh giá mức độ tự chủ về tài chính

của cơng ty có sự biến động qua 3 năm.

Hệ số nợ: năm 2011 năm 2011 là 0.94 lần. Hệ số này cho biết: Năm 2011, nợ phải trả của doanh nghiệp chiểm tỷ trọng 94% trong tổng nguồn vốn. Hệ số này không đổi vào năm 2012, đến năm 2013 thì hệ số này giảm còn 0.9 lần.

Ngược lại với hệ số nợ ta có Hệ số VSCH: năm 2011 là 0.06 lần. Hệ số này cho biết năm 2011, VCSH chiếm tỷ trọng 6% trong tổng nguồn vốn. Hệ số này không đổi năm 2012 và tăng trở lại vào năm 2013 đạt 0.1 lần.

Hệ số nợ/VCSH: năm 2011 là 15.86 lần. Hệ số này cho biết năm 2011, cứ 15.86 đồng nợ phải trả được đảm bảo bằng 1 đồng VCSH. Hệ số này tăng lên thành 16.06 lần năm 2012 và giảm xuống còn 9.24 lần năm 2013.

BẢNG 2.3. MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TỰ CHỦ VỀ TÀI CHÍNH CỦA CƠNG TY NĂM 2012-2013.

TT Chỉ tiêu ĐVT 31/12/2013 31/12/2012 Chênh lệch Số tuyệt đối Tỷ lệ (%) 1 Tổng nguồn vốn Trđ 119,858 93,989 25,869 27.52 2 Nợ phải trả Trđ 108,155 88,479 19,676 22.24 3 Vốn chủ sở hữu Trđ 11,703 5,510 6,193 112.40 4 Hệ số nợ [(2)/(1)] Lần 0.90 0.94 (0.04) 5 Hệ số VCSH [(3)/(1)] Lần 0.10 0.06 0.04 6 Hệ số nợ/ VCSH [(2)/(3)] Lần 9.24 16.06 (6.82)

Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2013.

Kết hợp tất cả các bảng và hình 2.4, ta thấy hệ số nợ của cơng ty cuối năm 2013 so với đầu năm 2012 giảm 0.04 lần. Hệ số này giảm làm giảm địn bẩy tài chính, giảm rủi ro cho cơng ty, giảm gánh nặng trong thanh tốn cũng như trong kinh doanh. Với chính sách về tài chính của nhà nước như hiện nay, hệ số nợ của công ty giảm là điều dễ thấy.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần thương mại tư vấn và xây dựng vĩnh hưng (Trang 46 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)