Đánh giá chung về công tác quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần thương

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần thương mại tư vấn và xây dựng vĩnh hưng (Trang 89 - 92)

phần thương mại tư vấn và xây dựng Vĩnh Hưng.

2.2.4.1. Một số kết quả đạt được.

Sau đây là một số kết quả về quản trị vốn lưu động mà Công ty Cổ phần thương mại tư vấn và xây dựng Vĩnh Hưng đã đạt được trong thời gian vừa qua:

- Về cơ cấu vốn lưu động: cơng ty đã duy trì được kết cấu vốn lưu động

phù hợp với đặc điểm ngành nghề và giai đoạn phát triển trong chu kỳ sống của công ty. Cơ cấu chi tiết của các khoản mục Tiền và tương đương tiền, Phải thu ngắn hạn và Hàng tồn kho cũng đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh và thanh toán liên tục, thuận lợi.

- Về khoản vốn bằng tiền và khả năng thanh tốn: cơng ty đã chủ động

dự trữ tiền để đảm bảo cho nhu cầu thanh tốn, đặc biệt cơng ty đã chuyển sang tích trữ tiền chủ yếu dưới hình thức có nhiều lợi ích hơn là tiền gửi ngân hàng. Khả năng thanh tốn của cơng ty vẫn được đảm bảo ở mức an tồn.

- Về các khoản phải thu ngắn hạn: cơng ty đã tăng được số vòng quay

các khoản phải thu, thu hồi vốn chiếm dụng nhanh hơn. Cơng ty đã trích lập dự phịng phải thu ngắn hạn khó địi để đối phó với rủi ro khi khách hàng của cơng ty gặp biến cố không trả được nợ.

- Về vốn hàng tồn kho: cơng ty đã chủ động trong việc tính tốn và dự

trữ tồn kho hàng hóa để đảm bảo cho quá trình kinh doanh được liên tục: dự trữ tồn kho hàng hóa đón đầu những thời điểm nhu cầu thị trường tăng bất thường, tránh tình trạng khan hiếm hàng.

- Về doanh thu, lợi nhuận và hiệu quả sử dụng vốn lưu động: công ty

trong những năm vừa qua đã vượt qua được những khó khăn do nền kinh tế biến động và đạt được những kết quả khả quan. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động năm 2013 tăng mạnh so với năm 2012, vốn lưu động gia tăng và lợi nhuận gia tăng tương xứng. Tuy quy mô lợi nhuận và hiệu quả sử dụng vốn chưa được cao nhưng vẫn đáng được khích lệ.

2.2.4.2. Những vấn đề cịn tồn tại.

Bên cạnh những kết quả đạt được, cơng ty cịn gặp phải một số hạn chế trong công tác quản trị vốn lưu động:

- Phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động còn chủ yếu dựa vào kết quả và kinh nghiệm trong quá khứ chưa phù hợp với tình hình thực tế, nhất là khi tình hình nền kinh tế có nhiều biến động khó lường; các số liệu chưa được theo dõi và bóc tách nhằm loại bỏ những số liệu khơng phù hợp. Địi hỏi cơng ty cần phải tìm ra được biện pháp quản lý và tổ chức dự đoán nhu cầu vốn lưu động nhanh chóng, phù hợp hơn nhằm giúp công ty kịp thời tổ chức huy động vốn đảm bảo sản xuất kinh doanh diễn ra thuận lợi.

- Lượng dự trữ tiền còn ở mức cao, chủ yếu là tiền gửi ngân hàng, tuy có ưu điểm là đảm bảo được nhu cầu thanh tốn của cơng ty, nhưng cũng có nhược điểm là lượng vốn bằng tiền này không vận động, lãi suất tiền gửi ngân hàng thấp, gây ứ đọng vốn, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

- Nguồn vốn lưu động của cơng ty cịn phụ thuộc nhiều vào vay và nợ ngắn hạn. Trong tình hình tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế BEP vẫn còn thấp hơn lãi suất vay vốn ngân hàng hiện nay, việc gia tăng sử dụng vốn vay ngắn hạn để tài trợ cho tài sản lưu động sẽ làm sụt giảm tỷ suất lợi nhuận sau thuế vốn chủ sở hữu ROE. Đồng thời nó làm cho khả năng thanh tốn của cơng ty sụt giảm, tình hình tài chính của cơng ty thiếu an tồn.

- Cơng ty cịn duy trì mức vốn bị chiếm dụng khá cao. Trong điều kiện mới gia nhập thị trường và chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ của các cơng ty khác thì mức vốn bị chiếm dụng đó là hợp lý, tuy nhiên về lâu dài sẽ làm tăng nguồn đầu tư cho vốn lưu động, tăng chi phí sử dụng vốn, giảm hiệu quả sử dụng vốn của công ty.

- Giá trị hàng tồn kho của công ty là khá lớn và tập trung chủ yếu ở khoản mục hàng hóa, tuy nhiên cơng ty khơng có khoản trích lập dự phịng

giảm giá hàng tồn kho. Khi giá trị có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc trên sổ sách thì sẽ ảnh hưởng tới giá trị tài sản của công ty.

- Công ty chưa đảm bảo ngun tắc cân bằng tài chính, mơ hình tài trợ vốn lưu động cơng ty sử dụng chưa hợp lý, điều này có thể gây rủi ro trong thanh tốn, làm giảm uy tín của doanh nghiệp.

Những hạn chế kể trên đã làm cho hiệu quả sử dụng vốn lưu động của cơng ty khơng đạt được mức cao nhất có thể. Cơng ty, và đặc biệt là Phịng Tài chính – Kế tốn cần đưa ra được những biện pháp hợp lý nhất để gia tăng tối đa hiệu quả sử dụng vốn, trong đó có vốn lưu động trong thời gian tới.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI TƯ VẤN VÀ

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần thương mại tư vấn và xây dựng vĩnh hưng (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)