Khái quát nguồn vốn kinh doanh của công ty.
-Theo quan hệ sở hữu:
BẢNG 2.5. NGUỒN VỐN KINH DOANH CỦA CƠNG TY THEO QUAN ĐIỂM SỞ HỮU.
Đơn vị tính: triệu đồng.
Chỉ tiêu
31/12/2013 31/12/2012 Chênh lệch
Số tiền Số tiền Số tiền
1. Nợ phải trả 108,155 90.24 88,479 94.14 19,676 22.24 (3.90) 2. Vốn chủ sở hữu 11,703 9.76 5,510 5.86 6,193 112.40 3.90
Tổng Nguồn vốn 119,858 100.00 93,989 100.00 25,869 27.52 0.00 Tỷ trọng
(%) Tỷ trọng (%) Tỷ lệ (%) Tỷ trọng (%)
Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2013.
Ta thấy rằng, đầu năm 2013, vốn chủ sở hữu chiếm 5.86% trong tổng nguồn vốn nhưng tới cuối năm 2013, nợ phải trả tăng thêm 22.24% thì vốn chủ sở hữu lại tăng rất mạnh 112.40%, tăng khả năng tự chủ về tài chính cho doanh nghiệp. Nợ phải trả cuối năm 2013 chiếm 90.24%, đầu năm chiếm 94.14% (đều chiếm trên 90%). Việc giảm sử dụng nợ phải trả như vậy làm tăng khả năng thanh tốn và mức độ an tồn tài chính của cơng ty. Tuy nhiên cơ cấu nguồn vốn với tỷ trọng nợ phải trả quá cao như vậy có thể sẽ dẫn đến những rủi ro, có thể làm tăng gánh nặng nợ nếu như doanh nghiệp khơng có biện pháp quản lý và sử dụng vốn hiệu quả.
-Theo thời gian huy động vốn:
BẢNG 2.6. NGUỒN VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY THEO THỜI GIAN HUY ĐỘNG VỐN.
Đơn vị tính: triệu đồng.
Chỉ tiêu
31/12/2013 31/12/2012 Chênh lệch
Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ %
A. Tài sản 119,858 93,989 25,869 27.52
1. Tài sản ngắn hạn 101,884 81,782 20,102 24.58 2. Tài sản dài hạn 17,974 12,207 5,767 47.24
B. Nguồn vốn 119,858 93,989 25,869 27.52
1. Nguồn vốn tạm thời 108,155 85,336 22,819 26.74 2. Nguồn vốn thường xuyên 11,703 8,653 3,050 35.25 a. Vốn chủ sở hữu 11,703 5,510 6,193 112.40
b. Nợ dài hạn 0 3,143 (3,143) (100.00)
C. Nguồn VLĐ thường xuyên (6,271) (3,554) (2,717) 76.45
Nguồn: Bảng cân đối kế tốn năm 2013.
Nhìn vào bảng ta thấy, trong năm 2013, nguồn vốn chủ sở hữu của công ty tăng 6,193 triệu đồng tương ứng 112.40%. Công ty gia tăng sử dụng nguồn vốn tạm thời thêm 22,819 triệu đồng, nguồn vốn thường xuyên tăng thêm 3,050 triệu đồng, còn tài sản ngắn hạn tăng 20,102 triệu đồng, tài sản dài hạn tăng 5,767 triệu đồng, chứng tỏ rằng, trong năm 2013, phần tăng thêm của nguồn vốn tạm thời được dùng để tài trợ cả tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Mức tài trợ này chưa phù hợp với nguyên tắc cân bằng tài chính, gây rủi ro trong thanh tốn cho cơng ty.
Nguồn hình thành vốn lưu động của công ty.
BẢNG 2.7. CƠ CẤU VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG NGUỒN VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CƠNG TY NĂM 2012-2013.
Đơn vị tính: triệu đồng.
Chỉ tiêu
31/12/2013 31/12/2012 Chênh lệch Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ (%) A. Tài sản lưu động 101,884 100 81,782 100 20,102 24.58 0.00 B. Nguồn vốn lưu động 101,884 100 81,782 100 20,102 24.58 0.00 1. Nguồn VLĐ tạm thời 108,155 106.16 85,336 104.35 22,819 26.74 1.81 2. Nguồn VLĐTX (6,271) (0.06) (3,554) (4.35) (2,717) 76.45 4.28 Tỷ trọng (%) Tỷ trọng (%) Tỷ trọng (%)
Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2013.
Ta thấy, đầu năm 2013, công ty đã sử dụng 81,782 triệu đồng để đầu tư cho tài sản lưu động, đến cuối năm công ty đã tăng thêm 20,102 triệu đồng (tương ứng 24.58%). Nguồn vốn lưu động tạm thời chính là nợ ngắn hạn, tăng 22,819 triệu đồng, tương ứng 26.74%. Nguyên nhân là do sự tăng lên của khoản vay và nợ ngắn hạn. Công ty đã sử dụng một phần nguồn vốn lưu động tạm thời để tài trợ cho tài sản dài hạn, đây là một việc làm hết sức mạo hiểm đối với doanh nghiệp và có thể đem lại rủi ro cho doanh nghiệp trong tương lai.
Nguồn vốn lưu động thường xuyên tại thời điểm đầu năm 2013 và thời điểm cuối năm 2013 đều có giá trị <0. Điều này giúp chúng ta khẳng định hơn về việc công ty chưa thực hiện đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính và cịn có xu hướng giảm xuống, cho thấy mức độ rủi ro tài chính của cơng ty ở mức cao. Để đảm bảo cho tình hình tài chính cơng ty ổn định thì việc đầu tiên cơng ty làm đó là có chính sách trả nợ chi tiết và hợp lý, tránh lâm vào tình trạng khơng trả được các khoản nợ đến hạn, ảnh hưởng đến uy tín của cơng ty.
Để có cái nhìn rõ hơn, chúng ta sẽ đi sâu phân tích chi tiết nguồn vốn lưu động tạm thời của công ty. Cụ thể như sau:
BẢNG 2.8. CƠ CẤU VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG NỢ NGẮN HẠN CỦA CÔNG TY NĂM 2012-2013.
Đơn vị tính: triệu đồng.
Chỉ tiêu
31/12/2013 31/12/2012 Chênh lệch Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ %
I. Nợ ngắn hạn 108,155 90.24 85,336 90.79 22,819 26.74 (0.56)
1. Vay và nợ ngắn hạn 59,828 55.32 56,406 66.10 3,422 6.07 (10.78) 2. Phải trả người bán 34,064 31.50 18,342 21.49 15,722 85.72 10.00 3. Người mua trả tiền trước 12,377 11.44 9,767 11.45 2,610 26.72 (0.01) 4. Thuế và các khoản phải nộp NN 1,866 1.73 796 0.93 1,070 134.42 0.79 5. Phải trả người lao động - - - - - - -
6. Chi phí phải trả 0 0 24 0.03 (24) (100.00) (0.03)
7. Các khoản phải trả, phải nộp khác - - - - - - -
Tỷ trọng % Tỷ trọng % Tỷ trọng %
Nguồn: Bảng cân đối kế tốn năm 2013.
Theo bảng phân tích trên, trong năm 2013, nguồn tài trợ ngắn hạn vốn lưu động tăng từ 85,336 triệu đồng lên 108,155 triệu đồng. Cũng từ bảng phân tích ta thấy, nguồn tài trợ ngắn hạn vốn lưu động của công ty chủ yếu phụ thuộc vào Vay và nợ ngắn hạn (55.32%) và phải trả người bán (31.50%). Xem xét cụ thể hơn, đầu năm 2013 so với cuối năm 2013, công ty đã tăng cường sử dụng Vay và nợ ngắn hạn (từ 56,406 triệu đồng lên 59,828 triệu đồng), tuy nhiên tỷ trọng Vay và nợ ngắn hạn lại giảm 10.78%; cịn Phải trả người bán có dấu hiệu tăng mạnh từ 18,342 triệu đồng lên 34,064 triệu đồng,
tỷ trọng tăng lên 10%. Điều này chứng tỏ trong năm 2013 công ty công ty tiếp tục gia tăng chiếm dụng vốn của người bán và thay đổi cơ cấu nợ ngắn hạn. Trong điều kiện hiện nay, với lãi suất vẫn cịn ở mức cao thì việc phụ thuộc nhiều vào nguồn vay ngắn hạn sẽ làm cho lãi vay phải trả cao, dẫn tới sụt giảm lợi nhuận từ đó làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động, giảm chỉ số khả năng thanh tốn. Ngược lại, khi cơng ty gia tăng chiếm dụng vốn sẽ giúp doanh nghiệp giảm được chi phí sử dụng vốn, góp phần làm tăng lợi nhuận, tăng hiệu quả sử dụng vốn và tăng khả năng thanh tốn. Việc cơng ty đang dần thay đổi cơ cấu nợ ngắn hạn là hợp lý với tình hình kinh tế hiện nay.