Định hướng phát triển của Công ty Cổ phần thương mại tư vấn và xây

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần thương mại tư vấn và xây dựng vĩnh hưng (Trang 92 - 96)

3.1. Định hướng phát triển của Công ty Cổ phần thương mại tư vấn vàxây dựng Vĩnh Hưng trong thời gian tới. xây dựng Vĩnh Hưng trong thời gian tới.

3.1.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội.

Nhận định chung: cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, bắt đầu từ khủng

hoảng tài chính ngân hàng của nền kinh tế Mỹ năm 2008, được xem là kết thúc vào năm 2014.

Môi trường kinh tế vĩ mơ: +Lạm phát:

Lạm phát có khả năng sẽ cao hơn nhiều so với năm 2013 khi các chính sách tài khóa và tiền tệ sẽ được nới lỏng hơn để thúc đẩy tăng trưởng. Kinh tế thế giới đang trên đà phục hồi, dù chậm, cũng góp phần khiến giá cả hàng hóa cao hơn, gây sức ép làm gia tăng lạm phát trong nước. Các chính sách điều hành giá điện, than, xăng dầu, gas, nước dần được nới lỏng hơn cũng góp phần tăng kỳ vọng về lạm phát năm 2014. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2014 sẽ tăng đến 8,3%, một sự khác biệt khá lớn so với con số khoảng 6,6% năm 2013. Tuy vậy, sức cầu của nền kinh tế vẫn còn quá yếu sẽ hạn chế phần nào tốc độ tăng của giá cả hàng hóa. Với viễn cảnh lạm phát cao hơn, khả năng thực hiện tiếp các đợt cắt giảm lãi suất của Ngân hàng Nhà nước sẽ bị thu hẹp đáng kể.

+Đồng Việt Nam giảm giá trong biên độ hẹp:

Việc lạm phát nhiều khả năng cao hơn trong năm sau sẽ khiến tiền đồng mất giá. Tiền đồng bị mất giá còn do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đang giảm dần và tiến đến kết thúc gói nới lỏng định lượng, khiến đồng bạc xanh mạnh

dần lên. Tuy vậy, luồng vốn FDI và ODA khả quan hơn và thâm hụt thương mại không lớn sẽ hỗ trợ tốt cho giá trị của tiền đồng. Do đó, biên độ giảm giá có thể sẽ chỉ vào khoảng 2-3% cho năm sau. HSBC dự báo tỉ giá cho năm sau sẽ đứng ở mức 21.500 VND/USD, tức tỉ giá có thể tăng thêm 1.1%.

Trong bối cảnh kinh tế trong nước tiếp tục đình trệ, khu vực có vốn đầu tư nước ngồi (FDI) sẽ tiếp tục là phao cứu sinh của nền kinh tế Việt Nam. Có thể thấy, tính đến tháng 11/2013, tổng vốn FDI đăng ký mới và tăng thêm lên tới hơn 20 tỷ USD, tăng đến 54% so với cùng kỳ năm trước. Các quốc gia đầu tư mạnh vào Việt Nam là Nhật, Singapore và Hàn Quốc. Vị trí địa lý thuận lợi, nguồn lao động giá rẻ và dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn với 90 triệu dân cùng viễn cảnh lợi ích do các hiệp định thương mại như TPP, AEC mang lại cũng sẽ giúp cho FDI vào Việt Nam tiếp tục khả quan trong năm tới. Ngồi ra, chi phí nhân cơng tại Trung Quốc tăng lên và vấn đề xung đột lãnh thổ phức tạp sẽ khiến các quốc gia có lượng vốn đầu tư ra nước ngoài lớn như Nhật, Hàn Quốc cân nhắc thay đổi địa điểm đầu tư và Việt Nam là một trong những điểm đến đó. Theo HSBC, luồng vốn FDI sẽ mang đến những lợi ích đáng kể cho doanh nghiệp trong nước ở các khía cạnh như học hỏi công nghệ, cung ứng nguyên vật liệu và các bộ phận sản xuất cho các doanh nghiệp đa quốc gia. Ngồi ra, sức ép về nguồn nhân lực có kỹ năng cao để đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp nước ngồi cũng tác động tích cực lên hệ thống giáo dục trong nước, buộc các trường đại học, cao đẳng phải thay đổi để thích ứng.

+Bất động sản tiếp tục đóng băng :

2013 là một năm đáng buồn của thị trường bất động sản khi giá giảm liên tục. Điều này có thể sẽ tái diễn trong năm 2014 khi nguồn cung cấp nhà tiếp tục tăng trong khi sức tiêu thụ vẫn yếu. Tuy vậy, đến cuối năm 2014, thị trường có thể sẽ khả quan hơn nhờ các hoạt động M&A ( mua bán và sáp nhập) cũng như sự khởi sắc của các hoạt động kinh tế. Chính sách xem xét

nới lỏng điều kiện mua nhà tại Việt Nam của người nước ngồi sẽ tác động tích cực đến thị trường. Nhưng nhìn chung, các doanh nghiệp hoạt động bất động sản sẽ vẫn gặp nhiều khó khăn trong năm tới.

+Lãi suất:

Hiện lãi suất huy động bằng VND phổ biến ở mức 0,8-1%/năm đối với tiền gửi khơng kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 5-6%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 6-7,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; 7,5-8,5%/năm đối với tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng.

Bên cạnh đó, các TCTD đã đồng loạt điều chỉnh giảm lãi suất huy động USD về mức trần quy định của NHNN là 1%/năm đối với tiền gửi của dân cư và 0,25%/năm đối với tiền gửi của tổ chức.

Về lãi suất cho vay, các TCTD đã đồng loạt điều chỉnh giảm lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với các lĩnh vực ưu tiên về mức 8%/năm theo quy định của NHNN ngay từ ngày 18/3/2014.

Với các lĩnh vực sản xuất - kinh doanh thông thường, hiện lãi suất cho vay ngắn hạn của khối NHTM Nhà nước là 9,0-10%/năm, trung - dài hạn là 10,5-11,5%/năm; còn với khối NHTMCP, lãi suất cho vay ngắn hạn là 9,5- 11,0%/năm, trung – dài hạn là 11-12,5%/năm.

3.1.2. Mục tiêu và định hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới.

Sau 8 năm xây dựng trưởng thành và phát triển với nhiều thành tựu đạt được trên cơ sở sự tín nhiệm của các đối tác, khách hàng, ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty Cổ phần thương mại tư vấn và xây dựng Vĩnh Hưng khẳng định quyết tâm phấn đấu trở thành một công ty hàng đầu trong nước với tính chuyên nghiệp cao, khả năng thích ứng lớn, liên tục hoàn thiện, mở rộng thị phần nhằm tạo dựng và chia sẻ các giá trị bền vững cho doanh nghiệp, đối tác và cộng đồng. Mọi hoạt động đều hướng tới đáp ứng nhu cầu của khách hàng, trên nền tảng phát huy tài năng và nâng cao

chất lượng cuộc sống của nhân viên, tối ưu hoá quyền lợi của các chủ sở hữu vì thịnh vượng chung của đất nước.

Ngày nay, trong bối cảnh chung của nền kinh tế, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng Công ty Cổ phần thương mại tư vấn và xây dựng Vĩnh Hưng xác định sẽ tiếp tục đổi mới, không ngừng nâng cao năng lực quản lý, nâng cao chất lượng sản phẩm, phong cách phục vụ, đầu tư mới cũng như áp dụng các trang thiết bị sản xuất tiên tiến nhất trên thế giới và đặc biệt là sẽ tăng cường hợp tác với các tập đoàn hàng đầu trên thế giới về khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến để phát huy thế mạnh của mình, tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức.

Trên cơ sở chiến lược dài hạn đã được Đại hội đồng cổ đông và ban lãnh đạo cơng ty thơng qua, đồng thời dựa trên dự đốn bối cảnh kinh tế xã hội của đất nước và thế giới năm 2014 và những năm tiếp theo, Công ty Cổ phần thương mại tư vấn và xây dựng Vĩnh Hưng đã đề ra một số mục tiêu cụ thể như sau:

- Tăng cường năng lực sản xuất, đầu tư nghiên cứu để phát triển hơn nữa trình độ khoa học cơng nghệ nhằm phát triển sản phẩm mới, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của thị trường.

- Đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, đẩy mạnh mảng thi cơng cơng trình; đưa doanh thu của mảng thi công vào thành một mục tiêu trong kế hoạch doanh số năm. Trong đó đặc biệt chú trọng việc đẩy nhanh công tác tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường miền trung và miền nam, triển khai sản phẩm mới mang tính kỹ thuật cao như khe BEJ, chống thấm, vách chống ồn…; mở rộng nguồn hàng từ các nước có nền cơng nghệ kỹ thuật cao như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức…

- Thực hiện tốt công tác quản lý các mặt hoạt động, đặc biệt là về kinh tế - tài chính, khơng để xảy ra sai sót, vi phạm pháp luật, thực hiện minh bạch trong công tác kế tốn, thống kê tài chính.

- Trở thành nhà cung cấp hàng đầu các sản phẩm cho ngành xây dựng cầu. Phát triển các sản phẩm mang tính kỹ thuật và cơng nghệ cao. Đầu tư một số lĩnh vực mới như: thi công, sản xuất…

Kế hoạch tài chính năm 2014:

- Cơng ty đạt doanh thu 410,573 triệu đồng (tăng 32.63% so với năm 2013). - Lợi nhuận trước thuế là 1,793triệu đồng (tăng 84.28%so với năm 2013) - Duy trì số lượng lao động với mức thu nhập hàng năm tăng lên thành 6.7 triệu đồng/người/tháng.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần thương mại tư vấn và xây dựng vĩnh hưng (Trang 92 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)