Hàm lượng VCĐ: chỉ tiêu này phản ánh số vốn cố định cần thiết để tạo

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp cải thiện tình hình tài chính công ty cổ phần nhôm việt pháp” (Trang 28 - 31)

ra 1 đồng doanh thu thuần trong kỳ( hay nói cách khác để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần trong kỳ cần bao nhiêu đồng vốn cố định).

Hàm lượng VCĐ

= Số VCĐ bình quân sử dụng trong kỳ Doanh thu thuần trong kỳ

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng tài sản cố định trong kỳ tham gia tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Thơng qua chỉ tiêu này cũng cho phép đánh giá trình độ sử dụng VCĐ của DN

Hiệu suất sử

dụng TSCĐ = Doanh thu thuần trong kỳ

Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ

-Hiệu suất sử dụng VCĐ và vốn dài hạn khác:

Hiệu suất sử dụng

VCĐ cà vốn dài hạn khác =

DTT trong kỳ

VCĐ Và vốn dài hạn khác bình quân trong kỳ

1.2.2.6 Đánh giá hiệu quả hoạt độngcủa doanh nghiệp.

Hệ thống chỉ số này rất quan trọng, là cơ sở để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ, luôn thu hút sự chú ý không những của các nhà quản trị mà cịn rất nhiều đối tượng khác trong và ngồi doanh nghiệp. Chúng phản ánh một cách tổng quát hiệu quả hoạt động kinh doanh, năng lực quản lý của doanh nghiệp trong kỳ vừa qua, giúp các nhà quản trị xây dựng kế hoạch tài chính trong thời gian tới.

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS)

Hệ số này phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và doanh thu thuần trong kỳ của doanh nghiệp. Nó thể hiện, khi thực hiện một đồng doanh thu trong kỳ, doanh nghiệp có thể thu được bao nhiêu lợi nhuận.

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS) =

Lợi nhuận sau thuế trong kỳ Doanh thu thuần trong kỳ

Chỉ tiêu này cũng là một trong các chỉ tiêu phản ánh khả năng quản lý, tiết kiệm chi phí của một doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp quản lý tốt chi phí thì sẽ nâng cao được chỉ tiêu này. Bên cạnh đó, tỷ suất này phụ thuộc lớn vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành kinh doanh và chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP)

Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản còn được gọi là tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên vốn kinh doanh (BEP). Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của tài sản hay vốn kinh doanh khơng tính đến ảnh hưởng của nguồn gốc của vốn kinh doanh và thuế thu nhập doanh nghiệp. Các xác định như sau:

của tài sản (BEP)

Tổng tài sản (hay VKD bình qn)

Chỉ tiêu này có tác dụng rất lớn trong việc xem xét mối quan hệ với lãi suất vay vốn để đánh giá việc sử dụng vốn vay có tác động tích cực hay là tiêu cực đối với khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu.

- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh

Chỉ tiêu này thể hiện mối đồng vốn kinh doanh trong kỳ có khả năng tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau khi đã trang trải lãi tiền vay. Chỉ tiêu này đánh giá trình độ quản trị vốn của doanh nghiệp.

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh =

Lợi nhuận trước thuế trong kỳ

Vốn kinh doanh bình quân sử dụng trong kỳ

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA)

Tỷ suất này còn được gọi là tỷ suất sinh lời ròng của tài sản (ROA). Hệ số này phản ánh mỗi đồng vốn sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA) =

Lợi nhuận sau thuế

Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ

- Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE)

Đây là chỉ tiêu mà các nhà đầu tư rất quan tâm. Hệ số này đo lường mức lợi nhuận sau thuế thu được trên mỗi đồng vốn của chủ sở hữu trong kỳ. Cách xác định như sau:

Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE) =

Lợi nhuận sau thuế

Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp tất cả các khía cạnh về trình độ quản trị tài chính gồm trình độ quản trị doanh thu và chi phí, trình độ quản trị tài sản, trình độ quản trị nguồn vốn của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp cải thiện tình hình tài chính công ty cổ phần nhôm việt pháp” (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)