Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn cố định của doanh

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty cổ phần xây dựng thành đô thăng long (Trang 35 - 39)

1.2. Quản trị vốn cố định của doanh nghiệp

1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn cố định của doanh

- Nhân tố chủ quan:

doanh nghiệp. Thông thường các nhân tố chủ quan bao gồm:

 Khả năng tài chính: tiềm lực tài chính bao giờ cũng là cơ sở quan trọng để triển khai các quyết định nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu đã xác định. Khi đưa ra một quyết định về VCĐ cần phải căn cứ vào tình hình cụ thể của doanh nghiệp mình. Doanh nghiệp có khả năng tài chính lớn và dễ chuyển đổi thì có thể dễ dàng thực hiện các chính sách về VCĐ. Ngược lại, doanh nghiệp có nguồn tài chính hạn hẹp hoặc khó chuyển đổi sẽ ít có khả năng thực hiện các chính sách, quyết định về VCĐ của mình.

 Trình độ cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp: yếu tố này được xem xét trên hai khía cạnh đó là trình độ tay nghề của cơng nhân trực tiếp sản xuất và trình độ quản lý của các nhà quản trị cấp cao. Nó được thể hiện qua khả năng phát triển theo chiều sâu của doanh nghiệp:

• Đối với cơng nhân trực tiếp sản xuất: những người này trực tiếp tiếp xúc với TSCĐ nếu có tay nghề cao, khả năng tiếp thu kiến thức về khao học, công nghệ, phát huy tinh thần tự giác, sáng tạo và có ý thức bảo quản, giữ gìn TSCĐ thì TSCĐ sẽ có thể kéo dài được thời gian sử dụng; mức độ hao mòn thực tế sẽ giảm xuống. Việc này đồng nghĩa với việc giảm đi chi phí sửa chữa, thay thế TSCĐ.

Đối với các nhà quản lý cấp cao: nếu các nhà quản trị thường xuyên kiểm tra tình trạng TSCĐ, nhanh nhạy trong nắm bắt xu thế cơng nghệ... thì sẽ đưa ra các quyết định đúng đắn về việc quản lý và đầu tư TSCĐ.

 Mức độ độc lập tương đối trong kinh doanh: tính độc lập tương đối trong kinh doanh của doanh nghiệp tác động trực tiếp đến quá trình hoạch định chiến lược của doanh nghiệp đó. Một doanh nghiệp độc lập hồn tồn chủ động trong việc đưa ra các quyết định. Ngược lại, một doanh nghiệp tính độc lập khơng cao sẽ phải lệ thuộc vào cấp trên khi xây dựng và xét duyệt các quyết định về VCĐ của mình.

Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp: nhân tố này tạo ra điểm xuất phát cho doanh nghiệp và tạo ra định hướng cho nó trong suốt q trình tồn tại. Với một ngành nghề kinh doanh đã lựa chọn, doanh nghiệp buộc phải giải quyết những vấn đề:

•Cơ cấu vốn của công ty thế nào là hợp lý, đã phù hợp với ngành nghề kinh doanh hay chưa; khả năng tài chính của doanh nghiệp ra sao?

•Cơ cấu của tài sản như thế nào? Đối với các doanh nghiệp cùng ngành, mức độ hiện đại hóa máy móc, thiết bị đã được chưa?

•Nguồn tài trợ cho TSCĐ đó doanh nghiệp lấy ở đâu? Nếu tài trợ cho TSCĐ đó, tình hình tài chính của cơng ty liệu có an tồn khơng?

•Ngồi ra ngành nghề kinh doanh còn giúp doanh nghiệp xác định được lợi nhuận cần đạt, từ đó đầu tư TSCĐ cho hợp lý.

- Nhân tố khách quan:

•Các chính sách của Đảng và Nhà nước: các văn bản pháp luật của Nhà nước tạo ra hành lang pháp lý cho doanh nghiệp thực hiện sản xuất kinh doanh. Các chính sách này ảnh hưởng rất lớn đến quản trị VCĐ của doanh nghiệp. Cụ thể: các chính sách quy định cách tính nguyên giá, khấu hao TSCĐ có ảnh hưởng rất lớn đến q trình tính tốn cũng như hoạch định của doanh nghiệp. Thậm chí chính sách về thuế cũng ảnh hưởng rất lớn đến các quyết định của nhà quản lý. Nó làm ảnh hưởng đến nguyên giá TSCĐ, làm ảnh hưởng đến giá thành sản xuất cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp.

•Lãi suất tiền vay: yếu tố này ảnh hưởng rất lớn nếu doanh nghiệp tài trợ cho TSCĐ bằng vốn vay. Lãi vay ảnh hưởng đến chi phí đầu tư và sự thay đổi của lãi suất cũng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả về mặt tài chính, có thể thay đổi quyết định có hay khơng đầu tư vào một dự án nhất định.

• Thị trường và vấn đề cạnh tranh: Vấn đề đặt ra với doanh nghiệp là để đạt được ưu thế trong cạnh tranh địi hỏi doanh nghiệp phải có kế hoạch

đầu tư, cải tạo TSCĐ trước mặt cũng như lâu dài. Phải có những máy móc, thiết bị được đổi mới, cải tiến thì doanh nghiệp mới hạ được giá thành sản xuất, chất lượng sản phẩm cao, năng suất sản xuất cũng được nâng cao thì doanh nghiệp mới thắng thế được trong cạnh tranh. Ngồi ra, việc đổi mới máy móc cũng phải đi đơi với đảm bảo an toàn cho người lao động, nhất là đối với ngành xây dựng phải chịu ảnh hưởng rất lớn từ thời tiết và địa hình.

• Tác động của sự tiến bộ khoa học kỹ thuật: Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng hao mịn vơ hình TSCĐ của doanh nghiệp. Khoa học kỹ thuật càng phát triển thì hao mịn vơ hình TSCĐ càng lớn. Các doanh nghiệp sẽ phải chú ý thường xuyên đến sự phát triển của khoa học kỹ thuật từ đó có biện pháp đối phó với tình trạng này.

• Các nhân tố khác: như thiên tai, địch họa, có tác động trực tiếp lên hiệu quả của TSCĐ. Các nhân tố này là bất khả kháng nhưng đòi hỏi doanh nghiệp phải tiến hành phòng tránh, dự phòng trước để giảm nhẹ thiệt hại.

Trên đây là những lý luận chung về TSCĐ và VCĐ trong doanh nghiệp. Để tăng cường cơng tác quản trị VCĐ có rất nhiều biện pháp khác nhau. Mỗi doanh nghiệp áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khác nhau để đạt được hiệu quả cao nhất. Để đạt được hiệu quả quản trị cao nhất, việc nắm rõ lý luận và áp dụng nó vào thực tế là rất quan trọng. Trong luận văn này, em áp dụng các chỉ tiêu đánh giá ở Chương 1 để xem xét công ty cổ phần xây dựng Thành Đô Thăng Long đã thực hiện công tác quản trị VCĐ thế nào để từ đó đưa ra được các giải pháp cho phù hợp.

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG THÀNH ĐÔ THĂNG LONG TRONG

THỜI GIAN QUA

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty cổ phần xây dựng thành đô thăng long (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)