Mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty cổ phần xây

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty cổ phần xây dựng thành đô thăng long (Trang 96 - 99)

3.1. Mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty cổ phần xây dựng Thành Đô Thăng Long trong thời gian tới Thành Đô Thăng Long trong thời gian tới

3.1.1. Bối cảnh kinh tế -xã hội

Tháng 11 năm 2006, nước ta gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO, mở ra một thời kỳ hội nhập sâu rộng chưa từng có, khiến mức giao lưu thương mại và đầu tư quốc tế tăng nhanh.

Các năm 2008, 2009 nền kinh tế của nước ta tăng trưởng nóng, ngành xây dựng cũng có những điều kiện để phát triển. Nhiều hạng mục cơng trình được đầu tư xây dựng.

Từ năm 2010, nền kinh tế có dấu hiệu phát triển chậm lại do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế trên thế giới xảy ra vào quý III năm 2008. Lạm phát của nước ta tăng cao. Việc huy động vốn gặp khó khăn. Giá cả hảng hóa tăng cao, lãi suất huy động vốn của ngân hàng là lớn. Doanh nghiệp gặp khó khăn trong q trình huy động vốn. Doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp trong ngành xây dựng nói riêng gặp nhiều khó khăn. Có rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ bị phá sản hoặc ngừng hoạt động trong thời gian này.

Các ngành kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhất là ngành xây dựng. Hoạt động trong lĩnh vực bất động sản cũng bị lâm vào tình trạng trì trệ. Các cơng ty xây dựng và các tập đồn bất động sản cịn tồn rất nhiều hàng tồn kho. Công ty không thể tiêu thụ được các căn hộ. Nhiều cơng trình cịn bỏ trống. Doanh nghiệp khơng tiếp cận được nguồn vốn cùng với tình trạng bị ứ đọng vốn trong hàng tồn kho đã khiến bất động sản bị đóng băng. Nhu cầu xây dựng giảm sút, các cơng ty xây dựng cũng có ít đơn đặt hàng và các cơng ty

này cũng gặp nhiều khó khăn.

Đến năm 2013, với mục tiêu khôi phục lại thị trường bất động sản, nhà nước đã thực hiện nhiều gói cứu trợ, ban hành nhiều chính sách giúp các doanh nghiệp trong lĩnh vực này có điều kiện để giải phóng hàng tồn kho. Đến cuối năm 2013, thị trường bất động sản đã có dấu hiệu hồi phục.

Có thể thấy, nền kinh tế trong giai đoạn 2009 – 2013 gặp rất nhiều khó khăn và thách thức, nhất là ngành xây dựng. Tình trạng chung của nền kinh tế có ảnh hưởng rất nhều đến hoạt động kinh doanh của cơng ty. Để thích ứng với tình trạng chung của nên kinh tế, công ty đã thực hiện nhiều biện pháp thích hợp trong phạm vi khả năng của mình để nâng cao hiệu quả kinh doanh nói chung và nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ nói riêng.

3.1.2. Mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty cổ phần xây dựngThành Đô Thăng Long Thành Đô Thăng Long

Trải qua 4 năm hoạt động, công ty cổ phần xây dựng Thành Đô Thăng Long đã phần nào khắc phục được những khó khăn khi mới thành lập và bắt đầu có chỗ đứng trên thị trường. Trong điều kiện nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản hoặc dừng hoạt động, thì hoạt động kinh doanh của cơng ty vẫn ổn định, cơng ty vẫn làm ăn có lãi và tình hình tài chính của cơng ty đã được cải thiện.

Để có thể đi lên một cách vững chắc, hàng năm Công ty đều vạch ra phương hướng và lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho năm tiếp theo, lấy việc đạt và vượt kế hoạch làm mục tiêu phấn đấu của mình. Các chỉ tiêu về kế hoạch được lập căn cứ vào thực tế khả năng sản xuất kinh doanh của công ty. Công ty phấn đấu trong năm tới đạt được một số chỉ tiêu sau:

Doanh thu đạt: 35 tỷ VNĐ

Lợi nhuận sau thuế đạt: 100 triệu VNĐ

thể:

Để thực hiện được mục tiêu trên, công ty đưa ra một số phương hướng sau:

Thứ nhất, Dự tính được kinh tế năm 2014 có dấu hiệu hồi phục cùng với các chính sách khuyến khích của nhà nước, cơng ty dự tính mở rộng quy mô kinh doanh nhằm đáp ứng được tốt nhất nhu cầu sản xuất kinh doanh của cơng ty. Quy mơ tăng lên chính là điều kiện để cơng ty thực hiện các chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận. Đồng thời với việc mở rộng quy mô kinh doanh, công ty thực hiện khai thác có hiệu quả vốn hiện có, nếu điều kiện phát triển về chiều rộng gặp khó khăn, công ty sẽ vẫn thực hiện phát triển theo chiều sâu

Thứ hai, chiến lược về con người. Đội ngũ cán bộ của cơng ty chủ yếu là những người có trình độ tay nghề kỹ thuật cao, được đào tạo bài bản. Tuy nhiên công ty thường xuyên phải thuê công nhân tại các địa phương nơi có những cơng trình để làm việc. Vì vậy, cơng ty dự tính đào tạo thêm cho công nhân trực tiếp sản xuất của công ty cách thức quản lý và một số nghiệp vụ cần thiết để cơng nhân có thể quản lý được tài sản của công ty tại địa điểm thi công.

Thứ ba, chiến lược về khoa học kỹ thuật. Cơng ty có hướng nâng cao nhận thức về khoa học kỹ thuật đến từng công nhân. Việc thực hiện triển khai khoa học kỹ thuật sẽ do phó giám đốc kỹ thuật đảm nhiệm. Cơng ty xác định nắm bắt kịp thời tiến bộ khoa học kỹ thuật là chiến lược lâu dài, nhất là công ty xây dựng thì việc nắm bắt tiến bộ kỹ thuật là mục tiêu sống còn.

Với các mục tiêu và phương hướng như trên, công ty hy vọng trong tương lai gần sẽ đạt được một quy mơ sản xuất rộng lớn hơn. Nó thể hiện mong muốn phát triển bền vững và không ngừng lớn mạnh của công ty. Tuy nhiên, những mục tiêu trên là chung cho tồn cơng ty, do đó cần có các biện pháp cụ thể đối từng vấn đề để đạt được mục tiêu chung đó.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty cổ phần xây dựng thành đô thăng long (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)