Tình hình tài sản cố định và vốn cố định của công ty

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty cổ phần xây dựng thành đô thăng long (Trang 66 - 93)

2.2. Thực trạng quản trị vốn cố định tại Công ty cổ phần xây dựng

2.2.1. Tình hình tài sản cố định và vốn cố định của công ty

Tại thời điểm ngày 31/12/2011 cơng ty có 41 máy móc thiết bị, tất cả đều cịn khá mới do cơng ty mới đầu tư mua sắm. Trong năm 2011 cơng ty chỉ có 2 máy móc thiết bị khơng được sử dụng thường xuyên và một số máy móc thiết bị được mua ở thời điểm tháng 9/2011 nên được đưa vào khai thác sử dụng khá muộn Đến ngày 31/12/2012 cơng ty có 42 máy móc thiết bị và có 1 máy khơng được dùng đến. Công ty chủ yếu sử dụng máy móc thiết bị được mua mới từ năm 2011. Đến ngày 31/12/2013 cơng ty chỉ cịn 38 máy móc thiết bị do cơng ty thực hiện nhượng bán 3 máy móc thiết bị khơng dùng đến do lượng đơn đặt hàng của công ty giảm xuống cùng với việc một số cơng trình cơng ty đang đảm nhiệm bước vào giai đoạn lắp ráp và có 1 máy móc thiết bị khấu hao hết. Ba máy móc thiết bị khơng dùng đến của cơng ty chiếm giá trị tương đối lớn (hơn 1.8 tỷ VNĐ). Như vậy, xét về mặt số lượng máy móc thiết bị thì số lượng máy móc thiết bị của cơng ty có biến động giảm trong năm 2013 này.

Tình hình tài sản cố định của cơng ty được thể hiện trong bảng 2.7 và 2.8:

Loại TSCĐ

Nguyên giá (VNĐ) Khấu hao lũy kế (VNĐ) Hệ số hao mòn

31/12/2012 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2011 Chênh Lệch I. TSCĐ 4,535,085,723 4,820,158,450 2,620,493,628 1,515,678,567 0.578 0.314 0.263 1. TSCĐ HH 4,535,085,723 4,820,158,450 2,620,493,628 1,515,678,567 0.578 0.314 0.263 Nhà cửa,vật kiến trúc - - - - - - - Máy móc thiết bị 4,535,085,723 4,535,085,723 2,620,493,628 1,230,605,840 0.578 0.271 0.306 PTVT, TBTD - - - - - - - TB, DC quản lý - - - - - - - TSCĐ HH khác - 285,072,727 - 285,072,727 - 1.000 - 2.TSCĐ vơ hình - - - - - - - Tổng cộng 4,535,085,723 4,820,158,450 2,620,493,628 1,515,678,567 0.578 0.314 0.263

Nhìn vào bảng 2.7 ta thấy, tại thời điểm cuối năm 2011, cơng ty có hai loại TSCĐ đó là máy móc thiết bị và TSCĐ khác. Tuy nhiên, đến cuối năm 2012, cơng ty chỉ cịn lại một loại TSCĐ là máy móc thiết bị. Cơng ty đã thực hiện mua sắm thêm máy móc thiết bị khác và thực hiện khấu hao hết trong năm 2012.

Nguyên giá TSCĐ cuối năm 2012 cũng giảm nhẹ so với năm 2011, giảm 285 triệu. Nguyên nhân là do TSCĐ khác đã khấu hao hết trong năm. trong năm 2012, công ty khơng thực hiện mua thêm TSCĐ nào khác. Tình hình kinh doanh gặp khó khăn. hiện tại tình hình TSCĐ của cơng ty có thể đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh. Trong năm 2012, công ty tăng vốn kinh doanh chủ yếu để tài trợ cho tài sản ngắn hạn.

Tại thời điểm cuối năm 2011, TSCĐ của công ty là khá mới. Hệ số khấu hao TSCĐ tại thời điểm cuối năm 2011 là 0.314. Năm 2011 là năm công ty mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Quy mô vốn kinh doanh tăng lên, nhiều máy móc thiết bị được mua thêm mới. Vì vậy, các năm tiếp theo là năm 2012 công ty gần không thực hiện mua sắm thêm TSCĐ mới mà vẫn đảm bảo được hoạt động kinh doanh diễn ra bình thường. Do sự tăng lên của khấu hao lũy kế mà hệ số hao mịn của cơng ty tăng lên nhanh chóng. Cuối năm 2011, hệ số hao mịn là 0.314 thì đến cuối năm 2012, hệ số hao mịn là 0.578.

Như vậy, có thể thấy tình hình TSCĐ chủ yếu của cơng ty khơng có nhiều biến động trong năm 2012. Cơng ty có thực hiện mua sắm thêm TSCĐ khác với giá trị nhỏ là hơn 285 triệu và đã khấu hao hết trong năm. ngồi ra cơng ty không thực hiện mua thêm bất cứ TSCĐ nào khác. Vì vậy mà hệ số khấu hao của cơng ty tăng lên và nguyên giá TSCĐ giảm nhẹ.

Loại TSCĐ

Nguyên giá (VNĐ) Khấu hao lũy kế (VNĐ) Hệ số hao mòn

31/12/2013 31/12/2012 31/12/2013 31/12/2012 31/12/2013 31/12/2012 Chênh Lệch I. TSCĐ 2,794,420,528 4,535,085,723 2,043,147,809 2,620,493,628 0.731 0.578 0.153 1. TSCĐ HH 2,794,420,528 4,535,085,723 2,043,147,809 2,620,493,628 0.731 0.578 0.153 Nhà cửa,vật kiến trúc - - - - - - Máy móc thiết bị 2,794,420,528 4,535,085,723 2,043,147,809 2,620,493,628 0.731 0.578 0.153 PTVT, TBTD - - - - - - - TB, DC quản lý - - - - - - - TSCĐ HH khác - - - - - - - 2.TSCĐ vơ hình - - - - - - - Tổng cộng 2,794,420,528 4,535,085,723 2,043,147,809 2,620,493,628 0.731 0.578 0.153

Nhìn vào bảng 2.8 ta thấy: tại các thời điểm cuối năm 2013 và cuối năm 2012, cơng ty chỉ có một loại tài sản duy nhất đó là máy móc, thiết bị. Ngun nhân là do cơng ty chưa thực hiện đầu tư vào các khoản mục tài sản khác do tình hình huy động vốn gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa hoạt động của cơng ty là phân tán nên chưa cần thiết phải đầu tư vào nhà cửa, vật kiến trúc. Công ty thực hiện thuê một số địa điểm làm văn phịng của mình.

Ngun giá TSCĐ tại thời điểm cuối năm 2013 so với thời điểm cuối năm 2012 giảm mạnh. Nếu nguyên giá TSCĐ tại thời điểm cuối năm 2012 là 4,535,085,723 thì đến cuối năm 2013, nguyên giá TSCĐ chỉ còn 2,794,420,528, đã giảm hơn 1.8 tỷ. Nguyên nhân chủ yếu là do trong kỳ qua công ty đã thực hiện nhượng bán một số máy móc thiết bị và không thực hiện mua sắm thêm TSCĐ mới. Việc nhượng bán máy móc thiết bị cũng làm cho hao mịn lũy kế của TSCĐ giảm. Việc giảm của hao mòn lũy kế không nhanh bằng việc giảm của nguyên giá TSCĐ đã làm cho hệ số hao mịn của cơng ty tăng lên. Có thể thấy hệ số hao mịn của cơng ty tăng nhanh. Nguyên nhân chủ yếu là do công ty không mua sắm thêm TSCĐ. Việc này đã làm cho giá trị còn lại của TSCĐ giảm xuống chỉ còn hơn 751 triệu vào thời điểm cuối năm 2013. Nhìn chung, về mặt giá trị, TSCĐ của doanh nghiệp chỉ cịn rất ít giá trị phải khấu hao. Nhưng xét về mặt hiện vật, tuy cơng ty có thực hiện nhượng bán TSCĐ nhưng cơng ty vẫn đảm bảo được hoạt động sản xuất diễn ra bình thường do máy móc thiết bị của cơng ty vẫn cịn sử dụng được tốt.

Cơng ty có lượng vốn đầu tư vào tài sản cố định là thấp. Tỷ trọng VCĐ trên tổng vốn kinh doanh là rất thấp. Những năm vừa qua, tỷ trọng VCĐ biến động theo chiều hướng thấp dần. Nếu tỷ trọng vốn đầu tư vào TSCĐ tại thời điểm cuối năm 2011 là 14.79 % thì đến cuối năm 2012 con số này là 5.78% và đến thời điểm cuối năm 2013, VCĐ gần như chỉ cịn phải thu hơi rất ít, tỷ trọng vốn đầu tư vào TSCĐ chỉ cịn 2.36%. Vốn của cơng ty bị tập trung rất

lớn vào khoản mục hàng tồn kho. Lượng vốn để đầu tư vào TSCĐ là khơng có nên trong hai năm 2012 và năm 2013, công ty gần như không mua thêm TSCĐ. Trong năm 2013, cơng ty cịn thực hiện nhượng bán một số TSCĐ có nguyên giá khoản 1.8 tỷ làm cho số vốn đầu tư vào TSCĐ giảm đi đáng kể. Số khấu hao lũy kế đã rất lớn so với nguyên giá, nghĩa là giá trị còn lại cần khấu hao không nhiều. Tuy các tài sản sắp hết thời gian khấu hao nhưng vẫn cịn sử dụng được về mặt cơng dụng. Tuy nhiên việc đổi mới máy móc thiết bị của cơng ty trong năm 2014 là hồn tồn cần thiết. Nếu không tỷ trọng vốn của công ty sẽ bị mất cân đối và công ty sẽ yếu thế trong cạnh tranh.

2.2.2. Thực trạng quản trị vốn cố định tại Công ty cổ phần xây dựng ThànhĐô Thăng Long Đô Thăng Long

2.2.2.1. Cơ chế quản lý và sử dụng tài sản cố định

VCĐ là một bộ phận quan trọng, quyết định đến quy mơ, trình độ trang bị kỹ thuật của TSCĐ trong doanh nghiệp. Việc bảo toàn VCĐ, thường xuyên đổi mới TSCĐ cho phù hợp với tình hình thực tế nhằm đáp ứng những yêu cầu khắt khe của thị trường là vấn đề doanh nghiệp phải đặc biệt quan tâm nếu khơng muốn mình bị tụt hậu và thất bại trong kinh doanh. Nhận biết được tầm quan trọng của VCĐ và công tác quản trị nó, cơng ty đã thực hiện các biện pháp sau để bỏa toàn VCĐ:

 Về mặt hiện vật:

 Trước khi mua TSCĐ, phịng kế tốn tài chính và phịng kế hoạch sản xuất thường lên kế hoạch tài chính cụ thể dựa trên tình hình kinh doanh thực tại, theo các hợp đồng kinh doanh đã kí, dựa theo kế hoạch phát triển của cơng ty... để trình lên ban giám đốc. Trong phương án mua được duyệt đã bao gồm loại TSCĐ, nơi đặt hàng, cách thức thanh toán theo dự kiến,... Một số loại tài sản cơng ty có thơng số kỹ thuật khơng sẵn trên thị trường mà công ty phải đặt hàng với nơi sản xuất. Khi bàn giao TSCĐ là máy móc, thơng thường

tổ cơ điện của cơng ty là nơi xem xét tình trạng kỹ thuật của máy và nhận bàn giao. Nếu những máy móc quá phức tạp thì Cơng ty phải th chun gia cùng tham gia kiểm định tài sản.

 Khi tài sản đã được bàn giao và đi vào hoạt động:

Mọi TSCĐ trong cơng ty có bộ hồ sơ riêng (gồm biên bản giao nhận TSCĐ, hợp đồng, hoá đơn mua TSCĐ và các chứng từ, giấy tờ khác có liên quan). Mỗi TSCĐ được phân loại, đánh số và có thẻ riêng, được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ và được phản ánh trong sổ theo dõi TSCĐ.

Nếu TSCĐ là máy móc, thiết bị sản xuất: được giao trực tiếp cho các tổ trưởng, nhóm trưởng tại nơi làm việc. Họ có trách nhiệm chỉ đạo cơng nhân vận hành máy, bảo dưỡng máy thường xuyên và sửa chữa máy theo đúng yêu cầu kỹ thuật, yêu cầu về an toàn lao động.

Nếu TSCĐ là phương tiện vận tải: phương tiện vận tải được giao cho chính các bộ phận cần sử dụng. Thơng thường, trách nhiệm đó được giao cho chính các lái xe. Những người này phải tự chịu trách nhiệm về phương tiện được giao. Cơng ty hiện chưa có TSCĐ là phương tiện vận tải. Khi cần vận chuyển thiết bị, cơng ty thường th ngồi dịch vụ trọn gói. Trường hợp, cơng ty chỉ thuê phương tiện vận tải thì trách nhiệm bảo quản xe được giao cho lái xe.

Nếu TSCĐ là thiết bị, dụng cụ quản lý: trách nhiệm quản lý những TSCĐ này thuộc về chính các phòng ban trực tiếp sử dụng chúng. Nếu thiết bị, dụng cụ bị hỏng hóc, những người trực tiếp sử dụng chúng báo cho tổ cơ điện đến sửa chữa. Nếu tổ cơ điện khơng sửa chữa được thì cơng ty thường tiến hành thuê ngoài.

TSCĐ sau khi sử dụng xong đều được đưa vào nhà kho tại nơi thi công. Nếu tại nơi thi cơng khơng có nhà kho, cơng ty thường để tại nơi thi công và thực hiện che chắn cẩn thận. Các TSCĐ sau khi sử dụng đều phải rửa sạch và

làm khô, để tránh hiện tượng han rỉ và tránh hiện tượng chất bẩn bám vào động cơ gây hỏng máy.

Việc gắn TSCĐ với người lao động là biện pháp được cơng ty sử dụng các năm qua và rất có hiệu quả. Nếu có hiện tượng hỏng hóc hay mất mát mà người lao động khơng thực hiện đúng quy trình hoặc thực hiện khơng đúng theo trách nhiệm của mình thì người lao động phải liên đới chịu trách nhiệm. Cơng ty khơng có hiện tượng mất mát tài sản hay hỏng hóc lớn TSCĐ. Nếu có sự cố đều được phát hiện và sửa chữa kịp thời. Trường hợp tổ cơ điện của công ty khơng thể sửa chữa được những hỏng hóc đó thì cơng ty sẽ th kỹ sư ngồi sửa chữa để tài sản nhanh chóng được đưa vào hoạt động.

Do có sự phân cơng trách nhiệm rõ ràng, TSCĐ của công ty được quản lý chặt chẽ, có điều kiện phát huy năng lực sản xuất góp phần vào sự lớn mạnh vào trưởng thành của cơng ty.

 Tình hình sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ:

Tổ cơ điện của Cơng ty có trách nhiệm xây dựng kế hoạch bảo dưỡng, tu sửa máy móc thiết bị và thực hiện kế hoạch đó. Nếu có phát sinh sửa chữa lớn TSCĐ, tổ cơ điện phải trình phương án cho phòng kế hoạch sản xuất, kết hợp với phịng kế tốn tài chính để đánh giá giữa hiệu quả TSCĐ được sửa chữa đó mang lại với chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, từ đó có quyết định phù hợp. Trong năm 2013, tổ cơ điện của Cơng ty đã hồn thành nhiệm vụ, thực hiện tốt công tác quản lý dây chuyền cơng nghệ, chỉ đạo việc duy trì, bảo dưỡng thiết bị đúng kế hoạch, phục vụ đầy đủ nhu cầu sản xuất của cơng ty. Trong năm cũng khơng có trường hợp nào phải sửa chữa lớn TSCĐ, chỉ phát sinh một số trường hợp hỏng hóc nhỏ đều do tổ cơ điện tự sửa chữa. Việc bảo dưỡng được công ty duy trì thường xun. Máy móc thiết bị đang sử dụng cũng như nằm trong kho thường xuyên được kiểm tra và thực hiện bảo dưỡng, nhất là các máy móc nằm trong kho.

 Về mặt giá trị:

Mỗi TSCĐ được quản lý theo nguyên giá, số hao mòn luỹ kế và giá trị cịn lại trên sổ sách kế tốn. Mỗi loại đều có một sổ riêng để theo dõi, đảm bảo thu hồi được hết vốn đối với từng TSCĐ, tránh hiện tượng mất mát.

TSCĐ không dùng chờ thanh lý, công ty vẫn quản lý và bảo quản bình thường cho đến ngày thanh lý. Có trường hợp cơng ty cịn tiến hành sửa chữa và nâng cấp thêm để bán với giá cao hơn, nếu số tiền bỏ ra để sửa chữa nhỏ hơn số tiền thu thêm được.

Công ty thực hiện việc quản lý đối với những tài sản cố định đã khấu hao hết nhưng vẫn tham gia vào hoạt động kinh doanh như những TSCĐ thông thường. Thông thường những tài sản như vậy, cơng ty chỉ quản lý về mặt hiện vật vì cơng ty đã thu hồi hết vốn đối với những tài sản này.

Cơng ty có lập quỹ khấu hao TSCĐ để tiến hành đổi mới TSCĐ khi TSCĐ hết hời gian sử dụng hoặc để mua thêm TSCĐ để mở rộng sản xuất kinh doanh. Quỹ khấu hao có thể được sử dụng cho các mục đích khác nhưng phải đảm bảo hồn trả khi đúng thời điểm đổi mới TSCĐ mà công ty đã lên kế hoạch từ trước.

2.2.2.2. Tình hình biến động TSCĐ

VCĐ là một bộ phận quan trọng của vốn kinh doanh. VCĐ được đầu tư như thế nào có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả sử dụng nó. Để xem xét về tình hình biến động VCĐ ta xem xét về cơ cấu vốn kinh doanh của cơng ty. Nhìn vào bảng 2.5 và bảng 2.6 phần II, hệ số cơ cấu tài sản và nguồn vốn ta thấy, trong hai năm trở lại đây, công ty tăng tỷ trọng đầu tư vào tài sản ngắn hạn. Nếu tại thời điểm 31/12/2011 tỷ trọng của tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản là 0.7 thì đến thời điểm 31/12/2012 tỷ trọng của tài sản ngắn hạn là 0.85 và thời điểm 31/12/2013 con số này là 0.92. Việc giảm về tỷ trọng vốn kinh doanh đầu tư vào tài sản dài hạn cũng làm cho vốn kinh doanh được đầu tư về tài sản

cố định giảm xuống. Tài sản cố định cuối năm 2012 giảm 42.06% so với cuối năm 2011, giảm gần 1.39 tỷ đồng về tuyệt đối. Tài sản cố định cuối năm 2013 cũng giảm 60.76% so với cuối năm 2012 và về tuyệt đối là hơn 1.16 tỷ đồng. Nguyên nhân làm cho VCĐ giảm là trong hai năm 2012, 2013 công ty tăng tỷ trọng đầu tư vào tài sản ngắn hạn, nhất là khoản mục hàng tồn kho. Tại thời điểm cuối năm 2013, tỷ trọng của khoản mục chi phí sản xuất kinh doanh dở dang so với tổng tài sản của công ty là 78.95%. Do công ty đang hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nên để một sản phẩm được hồn thành thì mất rất nhiều thời gian. Vốn dành cho các sản phẩm đó theo đó cũng lớn và kéo dài. Trong hai năm qua, cơng ty gần đầu tư thêm rất ít vào tài sản cố định. Vì vậy, do cơng ty đầu tư ít vào tài sản cố định và do hao mòn lũy kế tăng nên số

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty cổ phần xây dựng thành đô thăng long (Trang 66 - 93)