Đánh giá chung về công tác quản trị vốn cố định của Công ty cổ

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty cổ phần xây dựng thành đô thăng long (Trang 93 - 96)

2.2. Thực trạng quản trị vốn cố định tại Công ty cổ phần xây dựng

2.2.3. Đánh giá chung về công tác quản trị vốn cố định của Công ty cổ

phẩn xây dựng Thành Đô Thăng Long.

2.2.3.1. Những kết quả đạt được

Trong năm vừa qua, các chỉ số về hiệu suất và hiệu quả sử dụng VCĐ đều tăng nhanh. Đặc biệt là trong năm 2012 các tỷ suất này tăng chủ yếu là do lợi nhuận và doanh thu của công ty tăng nhanh. Trong năm 2013, cơng ty có thực hiện nhượng bán TSCĐ, việc nhượng bán này không làm ảnh hưởng đến doanh thu của cơng ty. Tài sản đó cơng ty sử dụng là không nhiều và sắp hết thời hạn khấu hao. Công ty nhượng bán đi tài sản cũ ít sử dụng khơng để cho máy “chết” trong khi tình hình tài chính của cơng ty gặp nhiều khó khăn là hợp lý.

Cơng ty thực hiện bảo quản tốt máy móc thiết bị về mặt hiện vật nên dù đã sắp hết thời hạn khấu hao nhưng các máy móc thiết bị vẫn cịn sử dụng được khá tốt. Trong những năm gần đây, công ty không phải thực hiện sửa chữa lớn TSCĐ, những hỏng hóc nhỏ đều do cơng ty tự xử lý được. Đồng

thời do quản lý tốt TSCĐ, tại cơng ty khơng xảy ra mất mát TSCĐ.

Trình độ kỹ thuật của cơng nhân khá đồng đều. Do đó khả năng tiếp cận và sủ dụng máy được thuận lợi. Đó cũng là một nguyên nhân quan trọng làm cho hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty được nâng cao.

2.2.3.2. Những hạn chế tồn tại và nguyên nhân

Song song với những kết quả đã đạt được thì việc khai thác sử dụng tài sản của cơng ty trong những năm vừa qua cịn tồn tại nhiều hạn chế.

Công tác lập kế hoạch khấu hao và sử dụng quỹ khấu hao của công ty chưa được chú trọng. Công ty chưa quan tâm đến việc lập kế hoạch khấu hao và sử dụng quỹ khấu hao chưa thực sự hiệu quả.

Công tác đánh giá các hệ số về hiệu quả và hiệu suất sử dụng TSCĐ chưa được công ty thực hiện. Công ty chỉ thực hiện khai thác TSCĐ mà chưa quan tâm đến các hiệu số này. Do đó, cơng ty chưa biết được cơng ty đã khai thác TSCĐ có hiệu quả chưa và khơng đưa ra được các biện pháp kị thời để nâng cao hiệu quả sử dụng nó.

Cơng ty đã dự đốn sai về lượng TSCĐ sử dụng trong năm 2012 và năm 2013. Do tình hình kinh tế bất ổn nên việc dự báo doanh thu và lượng TSCĐ trong năm tới là khó khăn. Một số máy móc thiết bị được mua từ năm 2011 khơng được dùng vào sản xuất năm 2012 và năm 2013. Đến năm 2013, để nâng cao hiệu quả sử dụng và để thu hồi vốn, công ty đã thực hiện nhượng bán một số máy móc thiết bị cho cơng ty khác.

Cơng ty khơng có nhà kho để bảo quản máy móc thiết bị. Nhà kho cơng ty dùng hiện tại là đi thuê. Mà công ty hoạt động phân tán nên việc thuê nhà kho là khơng thường xun và ổn định nên chi phí th nhà kho để bảo quản máy móc thiết bị là cao. Hơn nữa, nếu máy móc thiết bị xảy ra tình trạng hỏng hóc, việc các cơng nhân thuộc tổ cơ điện di chuyển tới địa điểm để máy móc thiết bị cũng mất nhiều thời gian và chi phí, có thể gây gián đoạn sản xuất

trong một thời gian dài.

Việc máy móc thiết bị của cơng ty bị phân tán theo các địa điểm thi cơng nên gây khó khăn cho q trình quản lý về mặt hiện vật, việc quản lý dựa vào uy tín và trách nhiệm của những người trực tiếp sử dụng máy nên dễ bị lạm dụng, sử dụng cho các mục đích cá nhân.

Xét về mặt hiện vật, các máy móc thiết bị của công ty vẫn sử dụng được khá tốt. Nhưng xét về mặt giá trị, giá trị còn lại là rất nhỏ. Việc đổi mới máy móc thiết bị là tất yếu trong tương lai gần. Nhưng vốn của công ty lại đang bị tồn đọng nhiều ở hàng tồn kho nên tình hình tài chính của cơng ty sẽ có nhiều khó khăn nếu công ty mua sắm thêm TSCĐ.

Doanh thu trong năm vừa qua của công ty cũng tăng nhanh nhưng lợi nhuận sau thuế thu được lại thấp hơn rất nhiều. Nguyên nhân là do các chi phí khác cũng tăng nhanh, nhất là chi phí quản lý doanh nghiệp. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng với tốc độ nhanh trong hai năm 2012 và năm 2013 chứng tỏ việc quản trị chi phí này là khơng hiệu quả. Việc chi phí này tăng cao ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả sử dụng vốn, nó làm cho các hệ số tỷ suất lợi nhuận VCĐ trước thuế và sau thuế của cơng ty là rất thấp.

Nhìn chung, cơng ty cổ phần xây dựng Thành Đô Thăng Long làm ăn khá hiệu quả trong năm nay khi mà nền kinh tế của nước ta đặc biệt là ngành xây gặp nhiều khó khăn. Cơng ty đã sử dụng tương đối tốt các nguồn lực của mình, trong đó có vố cố định. Bên cạnh các điểm đã làm tốt, Cơng ty cịn bộc lộ một số hạn chế trong công tác quản nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ của mình. Trong thời gian tới, cơng ty cần phát huy những mặt đã làm được đồng thời khơng ngừng hồn thiện để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng VCĐ của mình.

CHƯƠNG 3:

CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ VỐN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty cổ phần xây dựng thành đô thăng long (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)