Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại lam giang (Trang 31 - 43)

1.2 .Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp

1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp

động của doanh nghiệp

1.2.3.1. Chỉ tiêu đánh giá tình hình tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động

Nguồn VLĐ thường xuyên (NWC)

NWC = Tổng nguồn vốn thường xuyên – Tài sản dài hạn

Hoặc công thức: NWC= Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn

Nguồn VLĐ thường xuyên là một chỉ tiêu tổng hợp rất quan trọng để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nó cho biết doanh nghiệp có khả năng thanh tốn các khoản nợ ngắn hạn hay khơng và TSCĐ của doanh nghiệp có được tài trợ một cách vững chắc bằng NVDH hay khơng.

Có 3 trường hợp có khả năng xảy ra như sau:

+)NWC> 0, có nghĩa là NVDH lớn hơn TSDH, phần dư thừa đó đầu tư vào TSNH, đồng thời TSNH lớn hơn nợ ngắn hạn nên khả năng thanh tốn của doanh nghiệp tốt.

+)NWC= 0, có nghĩa là NVDH vừa đủ tài trợ cho TSDH, đồng thời TSNH đủ để doanh nghiệp trả các khoản nợ ngắn hạn, tình hình tài chính là lành mạnh.

+)NWC< 0, có nghĩa là NVDH khơng đủ để tài trợ cho TSDH. Doanh nghiệp phải đầu tư một phần NVNH vào TSDH, đồng thời TSNH khơng đủ đáp ứng nhu cầu thanh tốn nợ ngắn hạn, cán cân thanh toán của doanh nghiệp mất thăng bằng, doanh nghiệp phải dùng một phần TSDH để thanh toán nợ ngắn hạn đến hạn trả. 1.2.3.2. Phân bổ vốn lưu động: Kết cấu từng thành phần vốn lưu động = Thành phần vốn lưu động Tổng vốn lưu động

Do VLĐ có hai cách phân loại nên mỗi cách phân loại sẽ xác định được một kết cấu VLĐ.

a. Kết cấu theo vai trò vốn lưu động

+ Tỷ lệ VLĐ dự trữ sản xuất trên VLĐ + Tỷ lệ VLĐ sản xuất trên VLĐ

b. Kết cấu theo hình thái và tính thanh khoản

+ Tỷ lệ vốn bằng tiền trên VLĐ + Tỷ lệ các khoản phải thu trên VLĐ + Tỷ lệ vốn tồn kho trên VLĐ

1.2.3.3. Chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn bằng tiền

a. Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn: phản ánh mức độ đảm bảo của

TSNH đối với nợ ngắn hạn. Hệ số khả năng thanh

toán ngắn hạn =

Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn

b. Hệ số khả năng thanh toán nhanh: phản ánh khả năng trả nợ ngay không

dựa vào việc bán các loại vật tư hàng hóa. Hệ số khả năng

thanh toán nhanh =

Tài sản ngắn hạn- Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn

c. Hệ số khả năng thanh toán tức thời: phản ánh khả năng thanh toán ngay các

khoản nợ bằng tiền và các chứng khoán ngắn hạn dễ dàng chuyển đổi thành tiền.

Hệ số khả năng thanh toán tức thời =

Tiền và các khoản tương đương tiền Nợ ngắn hạn

d. Hệ số tạo tiền từ hoạt động kinh doanh: thường được xem xét

trong thời gian hàng quý, hàng 6 tháng, hàng năm nhằm giúp cho nhà quản trị đánh giá được khả năng tạo tiền từ hoạt động kinh doanh so với doanh thu đạt được.

Hệ số tạo tiền từ hoạt động KD =

Dòng tiền vào từ hoạt động KD Doanh thu bán hàng

1.2.3.4. Chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị các khoản phải thu

a. Vòng quay các khoản phải thu: phản ánh tốc độ chuyển đổi các

khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng lớn cho thấy tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh, doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn và ngược lại.

Vịng quay các khoản phải thu =

Doanh thu có thuế

Số dư bình qn các khoản phải thu

b. Kỳ thu tiền bình quân: phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản

phải thu.

Kỳ thu tiền bình qn =

360

Vịng quay các khoản phải thu

1.2.3.5. Chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn tồn kho dự trữ

a. Vòng quay hàng tồn kho: phản ánh số lần mà HTK luân chuyển

trong kỳ. Số vịng quay HTK càng cao thì việc kinh doanh được đánh giá càng tốt

Vịng quay HTK =

Giá vốn hàng bán HTK bình quân trong kỳ

b. Số ngày để quay một vòng hàng tồn kho: phản ánh số ngày trung

bình thực hiện một vịng quay hàng tồn kho. Số ngày luân

chuyển HTK =

360

Vòng quay HTK

a. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động:

Tốc độ ln chuyển VLĐ nhanh hay chậm nói lên tình hình tổ chức các mặt mua sắm, dự trữ sản xuất và tiêu thụ có hợp lý hay khơng, giúp nhà quản lý đánh giá được tình hình sử dụng VLĐ của những năm trước, đề ra những biện pháp nhằm tăng cường công tác quản trị VLĐ ở những kỳ tiếp theo.

Tốc độ luân chuyển VLĐ được biểu hiện bằng hai chỉ tiêu:

+ Số vòng quay VLĐ: chỉ tiêu này cho biết trong một thời kỳ nhất định VLĐ được luân chuyển bao nhiêu lần. Cơng thức tính như sau:

L= M VLĐ

Trong đó:L: Số vịng quay VLĐ

M: Tổng mức luân chuyển VLĐ trong kỳ VLĐ: VLĐ bình quân trong kỳ

- M là tổng mức luân chuyển VLĐ phản ánh tổng giá trị vốn tham gia luân chuyển thực hiện trong năm của doanh nghiệp. Để đơn giản, ta xác định M chính là doanh thu thuần của doanh nghiệp trong kỳ.

- VLĐ bình qn trong kỳ được xác định theo cơng thức sau:

VLĐ bình qn =

Vđq1

2 +Vcq1+Vcq2+Vcq3+Vcq4

2 4

Trong đó: Vđq1:VLĐ đầu q 1 Vcq1:VLĐ cuối quý 1

Vcq2:VLĐ cuối quý 2 Vcq3:VLĐ cuối quý 3

Vcq4:VLĐ cuối quý 4

+ Chỉ tiêu kỳ luân chuyển VLĐ (độ dài vòng quay VLĐ ): chỉ tiêu này cho biết thời gian cần thiết để hoàn thành một vịng ln chuyển VLĐ.

K=360

L hay K=VLĐ ×360

M

Trong đó K: Kỳ luân chuyển VLĐ L: Số vòng quay VLĐ

b. Mức tiết kiệm VLĐ : Mức tiết kiệm là lượng VLĐ tiết kiệm được

do tăng tốc độ luân chuyển VLĐ nên doanh nghiệp có thể tăng thêm tổng mức luân chuyển song vốn không cần tăng thêm hoặc tăng không đồng thời với quy mơ VLĐ. Cơng thức xác định: Vtk=M1 360(K1−K0)=M1 L1− M1 L0

Trong đó: Vtk: Mức tiết kiệm VLĐ

M1: Tổng mức luân chuyển kỳ kế hoạch

K1, K0: Kỳ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch và năm báo cáo

L1, L0: Số vòng quay VLĐ năm kế hoạch và năm báo cáo

c. Hàm lượng VLĐ : Là số lượng VLĐ cần có thể đạt được một đồng

doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng thấp thì hiệu quả sử dụng VLĐ càng cao và ngược lại.

Công thức xác định:

Hàm lượng VLĐ = Số VLĐ bình quân trong kỳ Doanh thu thuần trong kỳ

d. Tỷ suất lợi nhuận VLĐ:

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VLĐ bỏ ra có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế hoặc sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng VLĐ càng tốt và ngược lại.

Tỷ suất LNTT (LNST)

trên VLĐ =

LNTT (LNST) trong kỳ

x 100% Số VLĐ bình quân trong kỳ

1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp

1.2.4.1. Nhân tố chủ quan

Là những nhân tố nằm bên trong doanh nghiệp, nó tác động trực tiếp đến việc tăng cường cơng tác quản trị VLĐ nói riêng và SXKD nói chung.

Đặc điểm sản xuất, kinh doanh

Mỗi ngành nghề kinh doanh đều có những đặc điểm riêng dẫn đến nhu cầu về VLĐ cũng như chu kỳ SXKD khác nhau. Nên các doanh nghiệp cần căn cứ vào đặc điểm SXKD cũng như tình hình thực tế để tăng cường cơng tác quản trị VLĐ.

Xác định nhu cầu vốn lưu động

Xác định nhu cầu VLĐ không phù hợp (quá thấp hoặc quá cao) dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu vốn trong SXKD. Điều này sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến quá trình SXKD cũng như cơng tác quản trị VLĐ. Do đó, việc xác định nhu cầu VLĐ đúng đắn, phù hợp với quy mô và điều kiện kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện cho công tác quản trị VLĐ của doanh nghiệp đạt được hiệu quả.

Trình độ nguồn nhân lực

Trình độ và kinh nghiệm của nguồn nhân lực doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, năng suất lao động và đặc biệt là lớp nhân lực quản lý có tác động trực tiếp đến các chính sách, chiến lược và các biện pháp quản lý … của doanh nghiệp. Trình độ quản trị của nhà quản trị mà yếu kém sẽ dẫn đến công tác quản trị VLĐ yếu kém, thất thoát vật tư hàng hoá trong quá trình mua sắm, dự trữ, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, dẫn đến sử dụng lãng phí VLĐ, hiệu quả sử dụng vốn thấp. Ngược lại, với trình độ quản lý cao, nhà

quản trị sẽ có hiệu quả sử dụng VLĐ. Những quyết định đầu tư ngắn hạn đúng đắn tránh tình trạng để vốn nhàn rỗi, nâng cao.

Sự áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quy trình sản xuất

Nếu doanh nghiệp áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật sẽ giúp giảm định mức tiêu hao nguyên vật liệu, rút ngắn chu kỳ sản xuất.

Lựa chọn phương án đầu tư, tìm thị trường tiêu thụ

Nếu doanh nghiệp lựa chọn được dự án có khả thi, đúng lúc thì chi phí sẽ tối thiểu và tối đa hố được lợi nhuận. Nếu doanh nghiệp đầu tư sản xuất ra những sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao phù hợp với nhu cầu thị trường thì doanh nghiệp sẽ thực hiện được q trình tiêu thụ sản phẩm, giúp đẩy nhanh vịng quay VLĐ. Ngược lại, nếu sản phẩm hàng hóa có chất lượng thấp, không phù hợp với thị hiếu khách hàng dẫn đến hàng hóa sản xuất ra khơng tiêu thụ được, làm cho VLĐ bịứđọng, ảnh hưởng xấu đến công tác quản trị VLĐ.

Lựa chọn phương thức bán hàng và thanh toán

Nếu doanh nghiệp bán chịu quá nhiều và chấp nhận thanh toán chậm thị lượng vốn bị chiếm dụng sẽ lớn, đồng thời doanh nghiệp sẽ mất tự chủ về vốn khi không thu hồi được nợ, gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng VLĐ. Ngược lại nếu doanh nghiệp không chấp nhận bán chịu hoặc phương thưc bán hàng không ưu đãi thì hàng hóa khó có thể tiêu thụ được. Điều này làm ứ đọng hàng hóa, tăng VLĐ trong khâu dự trữ, làm giảm vịng quay VLĐ.

Ngồi ra, có các nhân tố khác cũng ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp như là uy tín của doanh nghiệp, trích lập dự phịng, khả năng thanh tốn …

1.2.4.2. Nhân tố khách quan

Công tác quản trị VLĐ của doanh nghiệp chịu ảnh bởi một số nhân tố nằm ngoài tầm kiểm sốt của doanh nghiệp, doanh nghiệp khơng thể khắc phục một cách hồn tồn mà phải thích ứng và phịng ngừa hợp lý.

Chính sách kinh tế tài chính của nhà nước

Tuỳ theo từng thời kỳ, từng mục tiêu phát triển mà Nhà nước đưa ra các chính sách ưu đãi về vốn, lãi vay, thuế cho từng ngành nghề cụ thể, các chính sách khuyến khích phát triển đối với một số ngành nghề, khu vực nhưng lại hạn chế sự phát triển đối với một số ngành nghề khác. Hệ thống pháp luật, chính sách thuế, các chính sách kinh tế, … đều ảnh hưởng đến mọi hoạt động của quá trình sản xuất kinh doanh đặc biệt là các chiến lược dài hạn. Bởi vậy, nó ảnh hưởng đến cơng tác quản trịVLĐ của doanh nghiệp.

Tác động của thị trường

Doanh nghiệp hoạt động luôn gắn liền với thị trường đầu vào, thị trường đầu ra, thị trường vốn,…Trong hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp phải đối mặt với những rủi ro như lạm phát, sự biến động của lãi suất, vật liệu…tác động mạnh mẽ đến mơi trường kinh doanh . Vì vậy doanh nghiệp phải căn cứ vào thị trường đầu ra, đầu vào, thị trường vốn… để có cách thức quản trị nếu không sẽ ảnh hưởng đến công tác quản trị VKD cũng như VLĐ của doanh nghiệp.

Ảnh hưởng của lạm phát

Trong nền kinh tế thị trường, do tác động của lạm phát có thể sẽ dẫn tới sự mất giá của đồng tiền làm cho vốn của doanh nghiệp bị mất dần theo tốc độ trượt giá của của tiền tệ, hay các nhân tố tác động đến cung cầu đối với hàng hoá của doanh nghiệp. Nếu nhu cầu hàng hoá giảm xuống sẽ làm cho hàng hố của

doanh nghiệp khó tiêu thụ, gây ứ đọng gây trở ngại cho quá trình quản trị vốn lưu động.

Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp và xu hướng phát triển của ngành

Kinh doanh theo cơ chế thị trường, luôn tồn tại nhiều thành phần kinh tế tham gia, các doanh nghiệp luôn phải cạnh tranh quyết liệt để tồn tại, thị trường tiêu thụ không ổn định, sức mua của thị trường lại có hạn, rủi ro ngày càng tăng và ln rình rập doanh nghiệp dễ dẫn đến những rủi ro bất thường trong kinh doanh. Điều này cũng ảnh hưởng đến công tác quản trị vốn của doanh nghiệp.

Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế

Do tác động của nền kinh tế tăng trưởng chậm nên sức mua của thị trường giảm sút. Điều nàyảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp, sản phẩm của doanh nghiệp khó tiêu thụ hơn, doanh thu và lợi nhuận giảm sút sẽ làm ảnh hưởng xấu đến công tác quản trị vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng.

Các rủi ro bất khả kháng

Những rủi ro bất thường trong quá trình sản xuất kinh doanh mà các doanh nghiệp đều gặp phải trong điều kiện kinh doanh của cơ chế thị trường có nhiều thành phần kinh tế và cạnh tranh gay gắt. Ngồi ra, doanh nghiệp có thể gặp những rủi ro do thiên tai như lũ lụt, hoả hoạn, động đất,… mà các doanh nghiệp không thể lường trước.

Sự phát triển khoa học công nghệ

Sự phát triển khoa học công nghệ nhanh như hiện nay làm thay đổi số lượng, chất lượng hàng hố và theo đó là sự thay đổi nhu cầu mới, làm cho khách hàng chở nên khó tính hơn. Do vậy, doanh nghiệp phải điều chỉnh, thay đổi kịp thời để đáp ứng nhu cầu của thị trường để hàng hố, sản phẩm của mình

cạnh tranh được. Ngồi ra, nó cịn ảnh hưởng đến tốc độ chu chuyển của vốn bằng tiền, khả năng rút ngắn thời gian sản xuất, khả năng tiêu thụ sản phẩm, hàng hố, … Từ đó, nó ảnh hưởng đến công tác quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp.

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI LAM GIANG TRONG THỜI

GIAN QUA

2.1. Khái quát quá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Lam Giang

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại lam giang (Trang 31 - 43)