Đánh giá chung về công tác quản trị vốn lưu động của công ty

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại lam giang (Trang 84 - 88)

1.2 .Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp

2.3. Đánh giá chung về công tác quản trị vốn lưu động của công ty

2.3.1 Những kết quả đạt được

Để không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, ban lãnh đạo công ty đặc biệt coi trọng vấn đề tăng cường công tác quản trị VLĐ. Nhờ vậy, công ty đã đạt được nhiều kết quả khả quan trong hoạt động kinh

doanh nói chung và cơng tác sử dụng VLĐ nói riêng. Cụ thể hơn, có thể khái qt những thành tích đó như sau:

+ Về tổ chức bộ máy kế toán:

Cơng ty có cơ cấu tổ chức bộ máy kế tốn khá chặt chẽ, với nhiệm vụ cụ thể của từng kế toán viên dưới sự điều hành của kế tốn trưởng. Cơng tác hạch tốn, kế tốn, và phân tích hoạt động kinh doanh được tổ chức và thực hiện tốt, giúp công ty nắm được tình hình huy động và sử dụng vốn, tình hình tăng giảm VLĐ trong kỳ, khả năng thanh tốn... Trên cơ sở đó giúp cơng ty đề ra được những giải pháp nhằm đáp ứng các nhu cầu về VLĐ, xử lý các vấn đề tài chính nảy sinh.

+ Về cơng tác tổ chức huy động vốn:

Trong năm 2015, cơng ty cũng đã xây dựng cho mình một cơ cấu tài trợ vốn linh hoạt và hợp lí. Cơng ty giảm vay nợ, tăng vốn chủ sở hữu, giảm mức độ sử dụng địn bẩy tài chính làm cho khả năng tự chủ tài chính của cơng ty được tăng lên, tăng khả năng thanh toán các khoản nợ khi đến hạn, giảm rủi ro tài chính.

+ Về kết quả hoạt động kinh doanh:

Cơng ty khơng ngừng khai thác những lợi thế của mình như là có mối quan hệ tốt đẹp với các ngân hàng, có các bạn hàng lớn mạnh uy tín nên nguồn cung cầu tương đối ổn định. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có lợi nhuận và có sự tăng trưởng. Bên cạnh đó, đời sống của cán bộ cơng nhân cũng được đảm bảo thể hiện qua thu nhập bình quân đạt từ 5 trđ/người/tháng .

+ Về chính sách quản lý cơng nợ phải thu, phải trả:

Công ty áp dụng hai dạng chiết khấu đối với khách hàng là chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh tốn để khuyến khích khách hàng mua nhiều,

thanh tốn nhanh tiền hàng, giảm số vốn của cơng ty bị khách hàng chiếm dụng. Bên cạnh đó, cơng ty cũng tận dụng chính sách bán chịu của nhà cung cấp để gia tăng vốn đi chiếm dụng, sử dụng vào mục đích khác trong hoạt động kinh doanh của mình. Cơng ty đã có kế hoạch trả nợ hợp lý, giảm bớt áp lực trả nợ, công tác thu hồi công nợ tốt, giảm rủi ro và tăng hiệu quả sử dụng vốn

Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác quản lý sử dụng VLĐ của cơng ty vẫn cịn nhiều tồn tại.

2.3.2 Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân

+ Công ty xác định nhu cầu VLĐ chủ yếu dựa trên cảm tính, dựa theo ý

muốn chủ quan của nhà quản trị chứ chưa có một cơng thức cụ thể nào, nên chưa mang lại hiệu quả tối ưu nhất.

+ Công ty lệ thuộc quá nhiều vào nguồn tín dụng ngân hàng làm tăng chi

phí lãi vay, làm giảm lợi nhuận, nguy cơ mất khả năng thanh toán. Việc tài trợ TSNH bằng nguồn vay nợ ngắn hạn trong bối cảnh hiện nay là xu thế mà hầu hết các doanh nghiệp đang thực hiện.

+ Tốc độ thu hồi vốn khá chậm, kỳ thu tiền khá dài và có xu hướng tăng lên, tức nguồn vốn càng bị chiếm dụng lâu dài hơn.

+ Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho giảm, gây nguy cơ ứ đọng vốn và

tăng chi phí tồn kho.

+ Giá trị hàng tồn kho của công ty tương đối lớn nhưng cơng ty khơng có khoản trích lập dự phịng giảm giá hàng tồn kho. Trong nền kinh tế thị trường luôn tồn tại những rủi ro và biến cố không thể lường trước, về cả mặt kinh tế và tài chính thì việc tạo lập khoản dự phịng sẽ cho phép cơng ty giảm thiểu được những rủi ro trong việc sụt giảm giá hàng hóa, thành phẩm. Vì vậy đây là thiếu sót mà công ty cần phải khắc phục trong thời gian tới.

+ Các hệ số hiệu suất hoạt động và hệ số hiệu quả hoạt động có phần giảm sút.

+ Cơng ty chưa xác định được mức dự trữ tiền mặt tồn quỹ cụ thể cũng như chưa có một kế hoạch thanh tốn và thu hồi tiền cơng nợ thống nhất nên dẫn tới tình trạng số tiền mặt tại quỹ khơng ổn định.

Trên đây là khái quát về những thành tựu đạt được cũng như những điểm cịn bất cập trong cơng tác quản lý và sử dụng VLĐ của Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Lam Giang. Điều này sẽ làm căn cứ quan trọng của cán bộ quản lý của Cơng ty cũng như những người quan tâm có thể đưa ra các biện pháp riêng của mình, góp phần làm lành mạnh hóa tình hình tài chính của cơng ty trong thời gian tới. Để tháo gỡ những khó khăn cịn tồn tại và nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty. Qua kiến thức và thực tế tình hình cơng ty trong thời gian qua tơi xin đề xuất một số giải pháp, vấn đề này sẽ được đề cập ở chương 3.

CHƯƠNG 3:

CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ

THƯƠNG MẠI LAM GIANG

3.1. Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Lam Giang trong thời gian tới

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại lam giang (Trang 84 - 88)