Tình hình tài chính chủ yếu của cơng ty

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại lam giang (Trang 50 - 59)

1.2 .Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp

2.1.3. Tình hình tài chính chủ yếu của cơng ty

2.1.3.1. Tình hình kết quả kinh doanh của cơng ty

Kết quả sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu tổng hợp nhất đánh giá hiệu quả tổ chức sử dụng vốn nói chung và VLĐ nói riêng của mỗi doanh nghiệp. Nhìn chung kết quả hoạt động kinh doanh của cơng ty có nhiều chuyển biến đáng kể.

BẢNG 2.1.KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHỦ YẾU

Đơn vị tính: Đồng

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2014 Chênh lệch

Số tiền TL (%)

I. Tổng doanh thu 254.825.692.198 289.887.443.331 -35.061.751.133 -12,09

1. Doanh thu thuần bán

hàng và cung cấp dịch vụ 254.612.566.545 289.587.021.036 -34.974.454.491 -12,08

2. Doanh thu hoạt động

tài chính 0 0 0 0 3. Thu nhập khác 213.125.653 300.422.295 -87.296.642 -29,06 II. Giá vốn hàng bán 234.510.056.516 271.776.586.265 -37.266.529.749 -13,71 III. Tổng chi phí 9.437.231.719 7.653.357.537 1.783.874.182 23.31 1. Chi phí tài chính 4.193.111.346 3.250.521.435 942.589.911 29 2. Chi phí bán hàng 1.654.562.565 2.142.033.310 -487.470.745 -22,76 3. Chi phí quản lý DN 3.564.525.655 2.219.612.153 1.344.913.502 60,59 4. Chi phí khác 25.032.153 41.190.639 -16.158.486 -39,23

IV. Tổng lợi nhuận kế

toán trước thuế 10.878.403.963 10.457.499.529 420.904.434 4,02

V. Lợi nhuận sau thuế

thu nhập doanh nghiệp 8.485.155.091 8.156.849.633 328.305.458 4,02

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2014 và 2015)

Về doanh thu:

Hoạt động kinh doanh chính của cơng ty là kinh doanh thương mại buôn bán vật liệu xây dựng, sắt thép vì thế tổng doanh thu của cơng ty được hình thành chủ yếu từ doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ. Tổng doanh thu năm 2015 giảm so với năm 2014 là 35 tỷ đồng, tương ứng giảm 12,09%. Trong năm vừa qua, sự cạnh tranh gay gắt trong việc tìm kiếm hợp đồng. điều này khiến cơng ty phải đối mặt với nhiều khó khăn, giá các mặt hàng vật liệu xây dựng lại phải cạnh tranh gay gắt với hàng nhập khẩu có giá thành rẻ hơn cho nên tình hình tiêu thụ sản phẩm giảm rõ rệt. Sự giảm về doanh thu là dấu hiệu quan ngại của các bên liên quan.

Về giá vốn và chi phí:

Giá vốn hàng bán giảm 37 tỷ đồng, tương ứng giảm 13,71%. Chi phí tài chính tăng gần 942 triệu đồng, tương ứng tăng 29%, trong đó đều là chi phí lãi vay. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh hơn 1.3 tỷ đồng tương ứng tăng 60,59%, chi phí bán hàng giảm gần 487 triệu đồng, tương ứng 22,76%. Chứng tỏ trong năm, công ty đã giảm khả năng tiêu thụ, tăng vay vốn, tăng các chi phí quản lý để duy trì hoạt động cơng ty.

Về lợi nhuận:

Nhìn chung, 2 năm liên tiếp cơng ty làm ăn có lợi nhuận và ngày càng tăng, là dấu hiệu tốt cho các bên liên quan. Tổng lợi nhuận sau thuế năm 2015 tăng so với năm 2014, tăng 328.305.459 đồng, tương ứng tăng 4,02%. Mức tăng nhẹ chủ yếu là do doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm gần 35 tỷ đồng nhưng giá vốn hàng bán cũng giảm gần 37 tỷ đồng làm cho lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng hơn 2 tỷ đồng, tương ứng tăng 12,87%.

2.1.3.2. Tình hình biến động tài sản, nguồn vốn của cơng ty

BẢNG 2.2.TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN, NGUỒN VỐN

Đơn vị tính: Đồng

Chỉ tiêu Số tiền31/12/2015 TT (%) Số tiền31/12/2014 TT (%) Số tiền Chênh lệchTL (%) TT (%) Tổng cộng tài sản 107.384.629.213 100 137.544.105.074 100 -30.159.475.861 -21.93 0 A. Tài sản ngắn hạn 107.384.629.213 100 137.544.105.074 100 -30.159.475.861 -21,93 0 B. Tài sản dài hạn 0 0 0 0 0 0 0 Tổng cộng nguồn vốn 107.384.629.213 100 137.544.105.074 100 -30.159.475.861 -21.93 0 A. Nợ phải trả 68.899.474.122 64,16 109.287.255.441 79,46 -40.387.781.319 -36,96 -15,29 I. Nợ ngắn hạn 68.899.474.122 64,16 109.287.255.441 79,46 -40.387.781.319 -36,96 -15,29 II. Nợ dài hạn 0 0 0 0 B. Vốn chủ sở hữu 38.485.155.091 35,84 28.256.849.633 20,54 10.228.305.458 36,20 15,3

Dựa vào bảng cân đổi kế toán 2 năm gần đây ta thấy:

Về tài sản:

Tổng tài sản của công ty cuối năm 2015 giảm so với đầu năm, cụ thể giảm hơn 30 tỷ đồng, tương ứng giảm 21,93%. Trong đó tài sản cơng ty đều là tài sản ngắn hạn, khơng có tài sản dài hạn, lý do là công ty kinh doanh thương mại nên công ty không đầu tư vào tài sản dài hạn. Tài sản ngắn hạn giảm là do các khoản phải thu ngắn hạn giảm mạnh hơn 33 tỷ đồng, tương ứng giảm 29,61%. Quy mô tài sản được thu hẹp do công ty đã thu hồi công nợ giúp công ty có nguồn vốn để quay vịng tăng hiệu suất sử dụng vốn. Bên cạnh đó các khoản tiền và tương đương tiền, hàng tồn kho, tài sản ngắn hạn khác đều tăng, đây là cơ sở để mở rộng quy mô kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty.

Về nguồn vốn:

Tổng nguồn vốn của công ty cuối năm 2015 giảm so với đầu năm, cụ thể giảm hơn 30 tỷ đồng, tương ứng giảm 21,93%. Nguồn vốn giảm là do nợ phải trả giảm hơn 40 tỷ đồng, tương ứng giảm 36,96%, trong khi vốn chủ sở hữu tăng hơn 10 tỷ đồng, tương ứng tăng 36,2%. Cơ cấu nguồn vốn: Tỷ trọng nợ phải trả luôn lớn hơn tỷ trọng vốn chủ sở hữu, tỷ trọng nợ giảm về cuối năm. Điều này chứng tỏ mức độ tự chủ về tài chính của cơng ty tăng lên, mức độ sử dụng địn bẩy TC giảm, chính sách huy động vốn thiên về sử dụng vốn vay bên ngoài, cụ thể đều là nợ ngắn hạn. Nó địi hỏi cơng ty cần có kế hoạch trả nợ hợp lý, có khả năng thanh tốn khi đến hạn.

2.1.3.3. Nhận xét sơ bộ về tình hình tài chính của cơng ty

 Những kết quả đạt được:

Năm 2015, các khoản phải thu ngắn hạn giảm hơn 33 tỷ đồng tương ứng giảm 29,61%, các khoản phải trả cũng giảm gần 40 tỷ đồng tương ứng giảm

36,96% Điều này cho thấy cơng ty đã có kế hoạch trả nợ hợp lý, giảm bớt áp lực trả nợ, công tác thu hồi công nợ tốt, giảm rủi ro và tăng hiệu quả sử dụng vốn.

Lợi nhuận sau thuế tăng hơn 328 triệu đồng, tương ứng tăng 4,02% cho thấy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có lợi nhuận và có sự tăng trưởng.

Các hệ số khả năng thanh toán hầu hết đều tăng, chứng tỏ khả năng tự chủ tài chính của cơng ty được tăng lên,tăng khả năng thanh toán các khoản nợ khi đến hạn, giảm rủi ro tài chính.

 Những hạn chế, tồn tại:

Năm 2015 cơng ty cũng gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng khơng nhỏ của ngành sắt thép. Công ty cũng đã phải tăng các chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí lãi vay. Vì vậy các hệ số hiệu suất hoạt động và hệ số hiệu quả hoạt động có phần giảm sút, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và tâm lý của các bên liên quan.

2.2. Thực trạng quản trị vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Lam Giang

2.2.1. Thực trạng xác định nhu cầu vốn lưu động của công ty

Cơng ty có một lượng VLĐ cần thiết để đáp ứng các yêu cầu mua sắm vật tư, dữ trữ hàng hóa, bù đắp chênh lệch các khoản phải thu, phải trả giữa cơng ty với khách hàng, đảm bảo cho q trình SXKD của cơng ty được tiến hành bình thường, liên tục. Đó chính là nhu cầu VLĐ thường xun, cần thiết của công ty.

Thực tế ở Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Lam Giang hiện nay, việc xác định nhu cầu VLĐ chủ yếu dựa trên cảm tính, dựa theo ý muốn chủ quan của nhà quản trị chứ chưa có một cơng thức cụ thể nào, nên vẫn cịn những hạn chế nhất định, chưa mang lại hiệu quả tối ưu nhất. Điều này tác

động khơng nhỏ tới kế hoạch dự trữ hàng hóa, kế hoạch bán hàng,... của cơng ty.

2.2.2. Thực trạng tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động của công ty

Nguồn vốn của công ty bao gồm nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời. Về nguyên tắc tài trợ, cơng ty lựa chọn mơ hình tài trợ như sau: TSDH trước hết phải được tài trợ bằng nguồn vốn thường xuyên, còn TSNH một phần sẽ được tài trợ bằng nguồn vốn thường xuyên, một phần được tài trợ bằng nguồn vốn tạm thời. Khi đó, nguồn VLĐ TX có giá trị dương thì sẽ tạo ra sự ổn định trong hoạt động kinh doanh của cơng ty, vì có một bộ phận nguồn VLĐ TX tài trợ cho TSLĐ để sử dụng cho hoạt động kinh doanh.

Ta đi xem xét nguồn hình thành VLĐ của cơng ty qua các năm qua bảng sau:

Đơn vị: Đồng Chỉ tiêu 31/12/2012 31/12/2013 31/12/2014 31/12/2015 Chênh lệch Số tiền Tỷ lệ (%) 1. TSNH 48.298.284.455 73.366.647.722 137.544.105.074 107.384.629.213 -30.159.475.861 -21,93 2. TSDH 0 0 0 0 3. Nguồn vốn ngắn hạn (Nợ ngắn hạn) 16.418.732.717 45.878.162.178 109.287.255.441 68.899.474.122 -40.387.781.319 -36,96 4. Nguồn vốn dài hạn 31.879.551.738 27.488.485.544 28.256.849.633 38.485.155.091 10.228.305.458 36,20 * Nợ dài hạn 0 0 0 0 * Vốn CSH 31.879.551.738 27.488.485.544 28.256.849.633 38.485.155.091 10.228.305.458 36,20 Nguồn VLĐ TX = (1)-(3) hoặc = (4)-(2) 31.879.551.738 27.488.485.544 28.256.849.633 38.485.155.091 10.228.305.458 36,20 Nguồn VLĐ TT 16.418.732.717 45.878.162.178 109.287.255.441 68.899.474.122 -40.387.781.319 -36,96 Tổng VLĐ 48.298.284.455 73.366.647.722 137.544.105.074 107.384.629.213 -30.159.475.861 -21,93 Tỷ lệ VLĐ TX/Tổng VLĐ 66,01% 37,47% 20,54% 35,84% Tỷ lệ VLĐ TT/Tổng VLĐ 33,99% 62,53% 79,46% 64,16%

31/12/2012 31/12/2013 31/12/2014 31/12/2015 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 33.99 62.53 79.46 64.16 66.01 37.47 20.54 35.84 Nguồn VLĐ TT Nguồn VLĐ TX

(Nguồn: Tác giả đã tính tốn phần trên)

Hình 2.3. Cơ cấu nguồn hình thành vốn lưu động qua các năm

Nhìn vào Bảng 2.3 và Hình 2.3 ta có nhận xét như sau về nguồn hình thành VLĐ của cơng ty.

Nguồn VLĐ thường xuyên của công ty tại thời điểm cuối năm từ 2012 đến 2015 đều dương, có xu hướng tăng dần. Điều này có nghĩa là NVDH lớn hơn TSDH, phần dư thừa đó đầu tư vào TSNH. Việc nguồn VLĐ thường xuyên để tài trợ cho TSNH giúp công ty đảm bảo được nguyên tắc cân bằng tài chính. Nguồn VLĐ thường xuyên mang tính chất ổn định, đảm bảo được nhu cầu VLĐ TX của công ty.

Nguồn VLĐ thường xuyên cuối năm 2015 tăng lên so với đầu năm là 10.228.305.458 đồng tương ứng tăng 36,2% do sự tăng VCSH.

Về cơ cấu nguồn VLĐ, các năm gần đây tỷ trọng nguồn VLĐ thường xuyên khá thấp trong tổng nguồn VLĐ, hầu như là nguồn VLĐ tạm thời vì

cơng ty khơng đầu tư vào TSDH, mà chủ yếu là vay nợ ngắn hạn, xu hướng tài trợ theo hướng nguồn VLĐ thường xuyên tăng lên và nguồn VLĐ tạm thời giảm đi trong 2 năm 2014 và 2015. Điều này sẽ giúp công ty tăng năng lực tự chủ tài chính, tăng khả năng thanh tốn, giảm áp lực trả nợ. Nhưng bên canh đó sẽ làm tăng chi phí sử dụng vốn vì sử dụng nguồn vốn dài hạn sẽ có chi phí cao hơn. Như vậy, với việc sử dụng nguồn VLĐ thường xuyên (nguồn vốn có tính chất ổn định và lâu dài) để tài trợ cho TSNH, chính sách tài trợ của cơng ty đã đảm bảo được nguyên tắc tài trợ, giúp ổn định tình hình tài chính của cơng ty trong năm.

Tình hình tài trợ nguồn vốn kinh doanh của công ty tại hai thời điểm đầu và cuối năm 2015 được biểu hiện như sau: (Cơng ty khơng có TSDH và Nợ dài hạn) Cuối năm 2015 TSNH 107.384 trđ (100%) Nợ ngắn hạn 68.899 trđ (64,16%) NVTT (64,16%) NVLĐTX 38.485 trđVCSH (35,84%) NVTX (35,84%)

Hình 2.4. Mơ hình tài trợ nguồn vốn kinh doanh của cơng ty năm 2015

Từ Hình 2.4 ta thấy, ở cả hai thời điểm đầu năm và cuối năm 2015, cơng ty đều khơng có TSDH và nợ dài hạn, TSNH đều được tài trợ bởi toàn bộ nguồn vốn tạm thời và một phần nguồn vốn thường xuyên. Việc lựa chọn mơ hình tài trợ này được giải thích là do nó mang lại sự ổn định và an tồn về mặt

tài chính cho cơng ty, cơng ty đã đảm bảo được nguyên tắc cân bằng tài chính trong kinh doanh.

Tỷ trọng nguồn vốn tạm thời của công ty có xu hướng giảm đồng nghĩa với việc TSNH của cơng ty đang ngày càng được tài trợ bởi ít nguồn vốn thường xuyên hơn. Với xu hướng tài trợ này sẽ làm tăng tính ổn định trong việc tài trợ TSNH nhưng vì thế chi phí sử dụng vốn của cơng ty tăng lên. Lựa chọn mơ hình tài trợ như vậy phù hợp với đặc điểm ngành nghề công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại lam giang (Trang 50 - 59)