Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại lam giang (Trang 89 - 96)

1.2 .Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp

3.1.2. Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty

Mục tiêu:

-Tăng tỷ suất lợi nhuận, tăng năng suất và hiệu quả hoạt động.

-Nhà máy sản xuất sợi Lam Giang - Ninh Bình sẽ sớm đưa vào hoạt động, sản xuất sản phẩm đáp ứng nguồn cung trong nước và xuất khẩu.

- Trở thành cơng ty có hệ thống đại lý, nhà phân phối trải rộng trên khắp miền Bắc với các đối tác lớn mạnh.

- Giữ vững uy tín với khách hàng, tăng cường xây dựng các kế hoạch mở rộng thị trường.

- Tăng cường tìm kiếm khách hàng. - Nâng cao năng suất lao động.

- Đảm bảo cung ứng hàng hóa kịp thời, đúng thời gian cho khách hàng. - Sử dụng hiệu quả vốn kinh doanh của công ty, không để thất thoát ứ đọng vốn.

- Trở thành sự lựa chọn đáng tin cậy đối với người tiêu dùng nhờ vào khả năng cung cấp hàng hóa và dịch vụ cùng với khả năng chăm sóc khách hàng của cơng ty.

- Nâng cao mức sống của cán bộ công nhân viên chức trong công ty, đào tạo nhân viên có trình độ cao.

- Thực hiện thu hút nhân tài vào làm việc tại cơng ty, để ngày càng có nhiều nhân viên có trình độ cao, cung cấp sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho khách hàng...

- Dự báo về tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty năm 2016:

Chỉ tiêu Đơn vị Thực hiện

2015

Kế hoạch 2016

% tăng trưởng

Doanh thu thuần Triệu đồng 254.612 305.534 20%

Lợi nhuận sau

thuế Triệu đồng 8.485 9.757 15%

Thu nhập bình

quân đầu người Trđ/ người/tháng 5 5.5 10%

(Nguồn: Phịng tài chính-kế tốn)

3.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động ở công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Lam Giang

Qua việc phân tích thực trạng tình hình quản trị VLĐ tại Cơng ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Lam Giang, ta nhận thấy bên cạnh những kết quả đạt được thì Cơng ty cũng có những hạn chế nhất định. Dựa trên xu hướng phát triển của nền kinh tế, chiến lược kinh doanh của công ty, cùng với kiến thức đã học và hiểu biết thực tế, em xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Lam Giang như sau:

3.2.1. Xác định nhu cầu vốn lưu động bằng phương pháp tỷ lệ phần trăm trên doanh thu

Nhu cầu VLĐ cho các kỳ tiếp theo được xác định bằng cách dựa vào tình hình thực tế sử dụng VLĐ tại cơng ty trong thời gian qua. Nội dung chủ yếu của phương pháp này là dựa vào mối quan hệ giữa các yếu tố hợp thành nhu cầu VLĐ, bao gồm: hàng tồn kho, nợ phải thu từ khách hàng và nợ phải trả nhà cung cấp với doanh thu thuần của kỳ vừa qua để xác định tỷ lệ chuẩn nhu cầu VLĐ tính theo doanh thu và sử dụng tỷ lệ này để xác định nhu cầu VLĐ cho các kỳ tiếp theo.

• Xác định số dư bình quân các khoản vốn Theo bảng cân đối kế tốn tại ngày 31/12/2015 ta có:

- Hàng tồn kho bình quân trong năm: 24.007 triệu đồng - Nợ phải thu bình quân trong năm: 96.226 triệu đồng. - Nợ phải trả bình qn trong năm: 89.093 triệu đồng.

• Xác định tỷ lệ các khoản so với doanh thu thuần và tỷ lệ nhu cầu VLĐ so với doanh thu thuần

Tỷ lệ HTK bình quân

trên DTT =

24.007

≈ 0,0942 = 9,42% 254.612

bình quân trên DTT 254.612 Tỷ lệ nợ phải trả nhà cung cấp trên DTT = 89.093 ≈ 0,3499 = 34,99% 254.612

Như vậy để đạt được một đồng DTT, công ty cần phải tăng 0,0942 + 0,3779 = 0,4721 đồng VLĐ để bổ sung cho phần tài sản.

Cứ một đồng doanh thu tiêu thụ sản phẩm tăng lên thì xí nghiệp chiếm dụng được 0,3499 đồng vốn.

Dựa vào kết quả tính tốn ở trên, có thể xác định tỷ lệ nhu cầu VLĐ Td so với doanh thu thuần như sau:

T = 9,42% + 37,79% - 34,99% = 12,22%

Theo như trên ta có kế hoạch doanh thu năm tới là 305.534 triệu đồng. Vậy nhu cầu VLĐ của xí nghiệp năm 2016 là:

12,22%×305.534 = 37.336 (triệu đồng)

3.2.2. Giảm sự lệ thuộc vào nguồn vốn vay từ bên ngoài và tăng cường vốn chiếm dụng.

Do kinh doanh trong lĩnh vực vật liệu xây dựng nên hàng hóa có giá trị lớn, nguồn vốn nội lực của công ty không thể đáp ứng đủ được yêu cầu của hoạt động kinh doanh.Vẫn biết là do cơng ty có mối quan hệ làm ăn tốt đẹp và thân thiết với các tổ chức tín dụng và các cơ quan kinh tế, song các khoản vay sẽ làm chi phí sử dụng vốn tăng cao và có nhiều rủi ro tài chính.

Nhìn chung trong năm vừa qua, cơng ty cũng đã tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu và giảm nguồn vốn vay do nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, điều đấy được đánh giá là khá hợp lý. Công ty cũng cần quan tâm tới việc huy động

thêm từ các nguồn ngoại sinh khác có chi phí sử dụng thấp hơn, an tồn hơn như nguồn vốn chiếm dụng từ các đối tượng khác (khách hàng, nhà cung cấp, nhân viên, Nhà nước ....). Thực chất đây là các khoản phải trả người bán, người mua trả tiền trước, các khoản phải trả khác. Đây không thể được coi là nguồn vốn huy động chính nhưng khi sử dụng khoản vốn này cơng ty khơng phải trả chi phí sử dụng, nhưng khơng vì thế mà cơng ty lạm dụng nó vì đây là nguồn vốn chỉ có thể chiếm dụng tạm thời.

Cụ thể, công ty cần tận dụng và huy động các nguồn vốn như sau: * Các khoản chiếm dụng được:

Năm 2015 vừa qua, công ty đang bị chiếm dụng vốn nhiều hơn so với đi chiếm dụng. Tuy nhiên, số vốn bị chiếm dụng và đi chiếm dụng đều đang có xu hướng giảm dần. Cơng ty cần áp dụng các biện pháp sau:

- Để tăng khoản chiếm dụng của người mua, cơng ty nên có nhiều biện pháp để khuyến khích khách hàng trả tiền hoặc ứng trước tiền hàng trước như ưu tiên giao hàng đối với những khách hàng có đặt cọc trước, thực hiện giảm giá hàng bán, chiết khấu hàng bán. Ngoài ra khi ký kết một hợp đồng mua bán hàng hóa, cơng ty cũng nên căn cứ vào tình hình giá cả hàng hóa nhập kho cùng các chi phí phát sinh để yêu cầu một khoản đặt cọc tương đối với khách hàng.

- Đối với khoản mua chịu nhà cung cấp, công ty cần lựa chọn nhà cung cấp uy tín để làm ăn lâu dài, thanh tốn song phẳng, tạo mối quan hệ tốt với họ để được cung cấp hàng chất lượng, đúng hạn, hưởng thời hạn thanh tốn dài, có thể xin hỗn trả khi cần thiết.Tạo niềm tin cho các nơi cung ứng vốn bằng cách nâng cao uy tín của cơng ty: ổn định và hợp lý hóa các chỉ tiêu tài chính, thanh tốn các khoản nợ đúng hạn, ....

- Bên cạnh đó, cơng ty nên huy động tối đa lương và các khoản phải nộp Nhà nước khi chưa tới hạn. Tuy nhiên nguồn vốn này có thời gian ngắn hạn cho nên cần phải đảm bảo thời hạn trả để tránh các rủi ro có thể gặp phải.

Các khoản huy động từ cán bộ, công nhân viên:

Vay vốn của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp là một biện pháp tạo vốn cho SXKD được các doanh nghiệp vận dụng khá phổ biến. Trong năm tới, có thể cơng ty nên xem xét hình thức huy động vốn vay này. Việc huy động vốn từ cán bộ công nhân viên trong công ty sẽ tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa cán bộ công nhân viên trong công ty, thúc đẩy cán bộ nhân viên lao động tích cực hơn, có trách nhiệm hơn đối với cơng việc mà họ đảm nhận. * Vốn vay bên ngồi:

Để sử dụng tốt nguồn vốn vay, cơng ty cần chú ý một số điểm sau:

- Linh hoạt trong huy động và sử dụng vốn vay, đồng thời nếu vốn thu hồi chậm có thể nhanh chóng tìm các nguồn thay thế, khơng để xảy ra tình trạng căng thẳng về mặt tài chính cho cơng ty.

- Lập sổ chi tiết theo dõi từng khoản vay để theo dõi tình hình sử dụng vốn vay có hiệu quả khơng.

- Do nhu cầu VLĐ của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh kinh doanh thương mại là rất lớn, cho nên để đáp ứng kịp thời nhu cầu VLĐ, công ty thường sử dụng nhiều nợ ngắn hạn. Khi sử dụng nợ ngắn hạn, công ty cần xác định một cách tương đối chính xác nhu cầu VLĐ trong kỳ kế hoạch, xác định số VLĐ còn thiếu cần bổ sung bằng vốn vay và lựa chọn phương pháp vay vốn thích hợp.

Trên đây là một số gợi ý về các kênh huy động vốn để tài trợ cho nhu cầu VLĐ trong thời gian tới. Việc xác định đúng nhu cầu, kế hoạch VLĐ hợp lý sẽ chỉ phát huy tác dụng nếu nguồn vốn đó được quản lý và sử dụng hiệu quả. Điều này địi hỏi cơng ty phải xây dựng được kế hoạch phân bổ vốn vào các khoản mục tài sản ngắn hạn cụ thể chi tiết, đồng thời phải có sự rà sốt thường xun, tránh tình trạng lãng phí khơng cần thiết.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại lam giang (Trang 89 - 96)