1.2 .Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp
3.2.6. Quản lý tốt chi phí, hạ giá thành sản phẩm
Đối với các doanh nghiệp, tiết kiệm chi phí để hạ giá thành sản phẩm luôn luôn là mục tiêu phấn đấu để gia tăng lợi nhuận. Một khi đã tiết kiệm được chi phí, hạ giá thành sản phẩm, cơng ty sẽ có thể rút bớt một lượng VLĐ
để dùng vào mục đích đầu tư mở rộng quy mơ kinh doanh mà khơng cần tăng vốn. Mặt khác khi chi phí được tiết kiệm, giá thành sản phẩm được giảm xuống cũng đồng nghĩa với việc tỉ suất lợi nhuận/đồng vốn của doanh nghiệp tăng lên.
Trên cơ sở lý thuyết và thực tế như vậy việc phấn đấu tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm trở thành một yêu cầu cấp thiết đặt ra với cơng ty. Để thực hiện có hiệu quả cơng tác tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, trong thời gian tới công ty cần tiến hành các biện pháp sau:
- Quản lý chặt chẽ các khoản chi phí. Việc quản lý chi phí phải được thực hiện trên cơ sở xây dựng các định mức tiêu hao một cách hợp lý. Mặt khác, việc quản lý chi phí phải thực hiện một cách chặt chẽ thơng qua hệ thống hố đơn, chứng từ đặc biệt là với khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, mọi chi phí phải trên cơ sở hố đơn, chứng từ hợp lệ và không được vượt quá mức khống chế tối đa theo tỉ lệ % trên doanh thu.
- Đối với cán bộ công nhân viên, cần áp dụng tổng hợp các biện pháp để tăng hiệu suất và chất lượng làm việc. Trước tiên, việc bố trí sắp xếp lao động phải được thực hiện một cách hợp lý. Ngoài ra, cần thường xuyên đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động, thường xuyên mở các lớp đào tạo ngắn hạn cho công nhân đáp ứng nhu cầu đa dạng hoá sản xuất, ưu tiên tuyển dụng những lao động lành nghề, đã qua đào tạo chuyên nghiệp. Đồng thời cần cải thiện chế độ lương thưởng bên cạnh kỷ luật chặt chẽ để khuyến khích người lao động làm việc có hiệu quả hơn. Có chế độ khen thưởng, động viên vật chất kịp thời với những người lao động có sáng kiến, cải tiến kĩ thuật trong sản xuất, trong quản lý làm tăng năng suất, giảm chi phí, mang lại lợi ích cho cơng ty.