Thực trạng phân bổ vốn lưu động của công ty

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại lam giang (Trang 59 - 84)

1.2 .Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp

2.2.3. Thực trạng phân bổ vốn lưu động của công ty

Để kinh doanh, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần phải phân bổ vốn theo một cơ cấu nhất định. Việc phân bổ VLĐ có hợp lý hay khơng thể hiện cách thức quản trị VLĐ của lãnh đạo cơng ty. Vì thế, để đánh giá cơng tác quản trị VLĐ, ta cần đi vào phân tích cơ cấu VLĐ của cơng ty.

Cơng ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Lam Giang hoạt động trong lĩnh kinh doanh thương mại vật liệu xây dựng, hàng hóa vận tải.., nên VLĐ của cơng ty chỉ được sử dụng trong khâu lưu thơng. Vì thế, kết cấu VLĐ của cơng ty được phân bổ theo hình thái và tính thanh khoản.

BẢNG 2.4. SỰ BIẾN ĐỘNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CƠNG TY NĂM 2015 (Đơn vị tính: Đồng) Chỉ tiêu 31/12/2015 31/12/2014 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọn g (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tỷ trọng (%) Tiền và các khoản tương đương tiền 1.852.188.463 1,72 1.755.571.951 1,28 96.616.512 5.5 0,44 Các khoản phải thu ngắn hạn 79.505.073.870 74,04 112.948.087.253 82,12 -33.443.013.383 -29,61 -8,08 Hàng tồn kho 25.229.690.589 23,5 22.785.445.870 16,56 2.444.244.719 10,73 6,94 Tài sản ngắn hạn khác 797.676.291 0,74 55.000.000 0,04 742.676.291 1350,3 0,7 Vốn lưu động 107.384.629.213 100 137.544.105.074 100 -30.159.475.861 -21,93

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2015)

1% 82% 17% 0% 2% 74% 24% 1% Tiền và các khoản tương đương tiền Các khoản phải thu ngắn hạn Hàng tồn kho Tài sản ngắn hạn khác

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2015)

Qua Bảng 2.4 và Hình 2.5 ta thấy, kết cấu VLĐ của cơng ty trong năm 2015 đã có những thay đổi đáng kể. Quy mô tổng nguồn VLĐ cuối năm 2015 giảm hơn 30 tỷ đồng (tương ứng giảm 21,93%) so với đầu năm 2015.

Các khoản phải thu ngắn hạn là phần chiếm tỷ trọng lớn nhất trong kết cấu VLĐ ở cả hai thời điểm đầu năm và cuối năm 2015. Sự giảm về quy mô của VLĐ chủ yếu là do sự giảm xuống của các khoản phải thu, chứng tỏ công ty đã cố gắng trong công tác xử lý thu hồi nợ, giảm rủi ro nợ khó địi, giảm chi phí quản lý và thu hồi nợ và tăng hiệu quả sử dụng vốn nhờ quay vòng vốn. Chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong kết cấu VLĐ là hàng tồn kho. Vì chủ yếu là kinh doanh buôn bán vật liệu xây dựng nên công ty phải dự trữ lượng hàng tồn kho nhất định nhằm đáp ứng nguồn cung hàng hóa khi cần thiết nhưng điều này phát sinh chi phí lưu trữ, bảo quản tồn kho. Công ty nên xem xét lượng tồn kho hợp lý với chi phí tồn kho tối thiểu trong hồn cảnh cơng ty phải đi thuê kho bãi từ bên ngoài.

Các chỉ tiêu tiền và các khoản tương đương tiền, tài sản ngắn hạn khác chiếm tỷ trọng rất thấp và có sự biến động khơng đáng kể.

Việc phân bổ VLĐ như vậy phù hợp với đặc điểm kinh doanh thương mại của công ty Lam Giang.

2.2.4. Thực trạng quản trị vốn bằng tiền của cơng ty

2.2.4.1. Tình hình quản lý thu, chi bằng tiền của cơng ty

Thời gian gần đây, hình thức thanh tốn qua ngân hàng ngày càng phổ biến. Sự phát triển cũng như tính an tồn tiện lợi của hình thức thanh tốn này đã khiến cho nó trở thành hình thức thanh tốn chủ yếu được cơng ty lựa chọn để trả tiền lương, thanh toán tiền hàng cho nhà cung cấp và các hoạt động thanh toán khác qua tài khoản tiền gửi ngân hàng. Khách hàng của công ty chủ yếu đặt những đơn hàng có giá trị lớn nên hầu hết đều thanh toán qua tài

khoản ngân hàng. Do đó lượng tiền mặt tồn quỹ khơng nhiều, chỉ để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu với giá trị nhỏ.

Công ty đã mở tài khoản giao dịch tại nhiều ngân hàng trên địa bàn Hà Nội: Vietcombank, SHB, Techcombank, BIDV, Agribank... Việc cùng lúc mở tài khoản ở nhiều ngân hàng giúp công ty thực hiện tốt việc quản lý vốn bằng tiền, đảm bảo tính nhanh gọn trong việc thực hiện các giao dịch với các bên liên quan.

Hàng ngày kế toán ngân hàng theo dõi và cập nhật những biến động ở số dư tài khoản tiền gửi. Sau khi kiểm tra, đối chiếu, căn cứ vào số liệu kế toán chi tiết của ngân hàng và chứng từ gốc đi kèm, kế toán tiến hành ghi nghiệp vụ phát sinh vào chứng từ ghi sổ.

Khi phát sinh việc mua hàng hóa, cơng ty sẽ liên hệ với nhà cung cấp, thanh tốn tín dụng tại ngân hàng ghi trong đơn hàng. Khi hàng đã về, công ty tiến hành kiểm tra chất lượng và số lượng hàng hóa, đảm bảo u cầu thì sẽ trả tiền hàng cịn lại thơng qua ngân hàng hoặc thông báo tới nhà cung cấp đã nhận đủ hàng. Khi phát sinh bán hàng, cơng ty có bộ phận vận tải sẽ giao hàng nếu có yêu cầu từ bên mua và nhận về tiền mặt hoặc giấy báo có tiền gửi ngân hàng.

Một trong những thuận lợi của công ty là nhà cung cấp chủ yếu của công ty là nhà cung cấp đối tác truyền thống, chấp nhận cho cơng ty thanh tốn chậm. Và bên mua hàng cũng là các công ty xây dựng lớn nên nguồn cung ổn định, và khả năng thanh tốn rất tốt. Do đó vốn bằng tiền chịu ảnh hưởng lớn từ khoản phải trả cho người bán và khoản phải thu khách hàng.

Công ty đã xây dựng các nội quy, quy chế về quản lý các khoản thu – chi bằng tiền mặt để tránh sự mất mát, lạm dụng tiền của công ty để mưu lợi cá nhân. Công ty quản lý chặt chẽ các khoản tạm ứng tiền mặt, theo đó xác định rõ các đối tượng, các trường hợp và mức độ được tạm ứng tiền mặt, thời hạn

được tạm ứng, đồng thời quyết toán các khoản tạm ứng đúng thời hạn. Tất cả các khoản thu chi tiền mặt đều phải thông qua quỹ, khơng được chi tiêu ngồi quỹ và phải có phiếu thu, phiếu chi đầy đủ.

Tuy nhiên, công ty chưa xác định được mức dự trữ tiền mặt tồn quỹ cụ thể cũng như chưa có một kế hoạch thanh tốn và thu hồi tiền công nợ thống nhất nên dẫn tới tình trạng số tiền mặt tại quỹ khơng ổn định. Điều này đơi khi gây khó khăn cho cơng ty trong việc chi tiêu tiền mặt phục vụ cho nhu cầu kinh doanh. 31/12/2012 31/12/2013 31/12/2014 31/12/2015 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 53.7 13.87 23.24 32.99 46.3 86.13 76.76 67.01

Tiền mặt Tiền gửi ngân hàng

Đơn vị tính: Đồng

Chỉ tiêu

31/12/2012 31/12/2013 31/12/2014 31/12/2015 Chênh lệch

Số tiền (%)TT Số tiền (%)TT Số tiền (%)TT Số tiền (%)TT Số tiền (%)TL (%)TT

Tiền mặt 308.911.170 53,7 220.343.725 13,87 407.940.980 23,24 610.952.334 32,99 203.011.354 49,76 9,75 Tiền gửi ngân hàng 266.332.109 46,3 1.368.337.29 6 86,13 1.347.630.97 1 76,76 1.241.236.12 9 67,01 - 106.394.842 -7,89 -9,75 Cộng 575.243.279 100 1.588.681.021 100 1.755.571.951 100 1.852.188.463 100 96.616.512

Căn cứ vào số liệu của Bảng 2.5 và Hình 2.6 ta thấy, các thời điểm cuối năm 2012 – 2015, quy mơ vốn bằng tiền của cơng ty có sự biến động tăng giảm. Tuy nhiên về kết cấu thì khơng thay đổi nhiều, tiền gửi ngân hàng ln chiếm tỷ trọng rất cao trong vốn bằng tiền và có xu hướng giảm về tỷ trọng các năm gần đây

Vốn bằng tiền của cơng ty cuối năm 2015 có sự thay đổi cả về quy mô và kết cấu so với đầu năm 2015.

- Về quy mô: Vốn bằng tiền cuối năm 2015 tăng hơn 96 triệu đồng (tương ứng tăng 5,5%) so với đầu năm, là do sự tăng lên của tiền mặt lớn hơn sự giảm xuống của tiền gửi ngân hàng..

- Về kết cấu: Tiền gửi ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn hơn rất nhiều so với tiền mặt. Trước hết, nó phù hợp với thực tế hiện nay hầu hết các giao dịch bn bán lớn trên thị trường nói chung đều qua các ngân hàng, cơng ty Lam Giang cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên trong năm 2013, tiền gửi ngân hàng có xu hướng giảm cả về quy mơ và tỷ trọng.

Việc tập trung vốn bằng tiền vào tiền gửi ngân hàng cũng mang lại nhiều lợi ích cho cơng ty:

- Thứ nhất, sử dụng thanh tốn qua ngân hàng khơng những giúp cơng ty đảm bảo khả năng thanh toán mà cịn giúp cơng ty tạo được mối quan hệ tốt với ngân hàng, tạo thuận lợi cho việc vay vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, hơn nữa công ty lại thu được một khoản lãi từ khoản tiền gửi này.

- Thứ hai, việc thanh toán qua hệ thống tài khoản ngân hàng hiện nay rất phổ biến, giúp công ty khắc phục được những hạn chế của việc dự trữ tiền mặt q lớn đó là chi phí sử dụng vốn cao do tình trạng vốn tạm thời nhàn rỗi khơng sinh lời làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.

- Thứ ba, sử dụng thanh tốn qua ngân hàng giúp cơng ty thực hiện giao dịch nhanh chóng, an tồn, giảm thiểu thời gian và thủ tục.

Cơng ty cần biết tận dụng những lợi ích trên để sử dụng hiệu quả tiền gửi ngân hàng trong tài khoản.

2.2.4.2. Tình hình diễn biến dịng tiền của cơng ty

Dịng tiền phản ánh sự vận động của tiền đi vào và đi ra phát sinh trong một thời kỳ nhất định từ các hoạt động của một doanh nghiệp. Trên góc độ tài chính doanh nghiệp, dịng tiền và lợi nhuận kế tốn là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Thơng thường, dịng tiền dùng để đánh giá khả năng tạo tiền của doanh nghiệp và do vậy nó xem xét khả năng thanh tốn các khoản nợ đến hạn trong khi lợi nhuận kế toán lại được sử dụng để đánh giá các khả năng sinh lời.

Qua Bảng 2.6 và Hình 2.7 phía dưới ta thấy: Dịng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2012 đến nay xu hướng tăng lên, đến năm 2015 tích lũy được giá trị là hơn 108 tỷ đồng, nhưng có giảm so với năm 2014 là hơn 3 tỷ đồng (tương ứng giảm 2,96%). Dịng tiền thuần từ hoạt động tài chính lại giảm dần qua các năm, đến năm 2015 tích lũy được giá trị âm hơn 108 tỷ đồng, giảm so với năm 2014 hơn 3 tỷ đồng (giảm 2,9%). Khơng có dịng tiền từ hoạt động đầu tư. Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh vẫn bù đắp được lượng tiền ra từ hoạt động tài chính làm cho dịng tiền thuần các năm 2012-2015 đều dương nhưng có xu hướng giảm đi rõ rệt.

Nguyên nhân của sự biến động của dòng tiền thuần như trên là do trong năm 2015, công ty cũng gặp nhiều khó khăn trong hoạt động bán hàng tìm kiếm hợp đồng cung ứng, nhưng vẫn phải chi trả cho các khoản nợ vay và chi trả cổ tức, chi trả tiền vốn góp cho các chủ sở hữu.

Đơn vị tính: Đồng

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Chênh lệch 2015 và 2014

Số tiền Tỷ lệ(%)

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh

doanh 81.275.090.527 112.016.587.045 108.702.167.863 -3.314.419.182 -2,96

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư 0 0 0

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính -79.924.218.924 -111.849.696.115 -108.605.551.351 3.244.144.764 -2,9

Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ 1.350.871.603 166.890.930 96.616.512 -70.274.418 -42,11

Tiền và tương đương tiền đầu kỳ 575.243.279 1.588.681.021 1.755.571.951 166.890.930 10,5

Tiền và tương đương tiền cuối kỳ 1.588.681.021 1.755.571.951 1.852.188.463 96.616.512 5,5

(Nguồn: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ các năm 2013-2015)

-150000000000 -100000000000 -50000000000 0 50000000000 100000000000 150000000000

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính

BẢNG 2.7. HỆ SỐ TẠO TIỀN CỦA CÔNG TY NĂM 2015

Chỉ tiêu Đơnvị Năm 2015 Năm 2014

Chênh lệch Tuyệt đối TL (%) 1. Dòng tiền vào từ hoạt động KD Đồng 232.754.256.550 270.297.608.209 -37.543.351.659 -13,89 2. Doanh thu bán hàng Đồng 254.612.566.545 289.587.021.036 -34.974.454.491 -12,08 3. Hệ số tạo tiền từ hoạt động KD =(1)/(2) Lần 0,91 0,93 -0,02 -2,06

(Nguồn: Tác giả tự tính tốn dựa vào BCTC 2015)

Nhìn vào Bảng 2.7 ta thấy hệ số tạo tiền của công ty trong năm 2014 và 2015 đều bé hơn 1, năm 2015 giảm so với năm 2014 là 0,02 lần (tương ứng giả 2,06%) cho thấy khả năng tạo tiền từ hoạt động kinh doanh so với doanh thu đạt được chưa được tốt, dòng tiền thu về chưa tương xứng với doanh thu bán ra, cơng ty cịn bị nợ hay bị chiếm dụng vốn, dòng tiền vào giảm làm cho cơng ty thiếu nguồn vốn quay vịng phải huy động thêm làm tăng chi phí sử dụng vốn. Vì vậy, cần có biện pháp làm tăng hệ số tạo tiền.

2.2.4.3. Đánh giá tình quản trị vốn bằng tiền của cơng ty

Để thấy rõ hơn chất lượng của công tác quản trị vốn bằng tiền ta đi vào xem xét một số chỉ tiêu về khả năng thanh tốn của cơng ty.

Nhìn vào Bảng 2.8 ta thấy, các hệ số khả năng thanh tốn của cơng ty cuối năm 2015 đều tăng so với đầu năm. Nguyên nhân của sự giảm xuống trên là do sự biến động của các chỉ tiêu tài sản ngắn hạn, nợ ngắn hạn, hàng tồn kho, tiền và các khoản tương đương tiền.

BẢNG 2.8. HỆ SỐ KHẢ NĂNG THANH TỐN CỦA CƠNG TY NĂM 2015 Chỉ tiêu Đơnvị 31/12/2015 31/12/2014 Chênh lệch Tuyệt đối Tỷ lệ (%) 1. TSNH Đồn g 107.384.629.213 137.544.105.074 -30.159.475.861 -21,93 2. Nợ ngắn hạn Đồng 68.899.474.122 109.287.255.441 -40.387.781.319 -36,96 3. Hàng tồn kho Đồng 25.229.690.589 22.785.445.870 2.444.244.719 10,73 4. Tiền và các khoản tương đương tiền

Đồn

g 1.852.188.463 1.755.571.951 96.616.512 5,5

5. Hệ số khả năng thanh toán hiện

thời = (1)/(2) Lần

1,5586 1,2586 0,3 23,84

6. Hệ số khả năng thanh toán nhanh

= (1-3)/ (2) Lần 1,1924 1,0501 0,142 13,55 7. Hệ số khả năng thanh toán tức thời = (4)/(2) Lần 0,0269 0,0161 0,011 67,35

(Nguồn: Tác giả tự tính tốn dựa vào BCTC năm 2015)

- Hệ số khả năng thanh toán hiện thời:

Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trải các khoản nợ ngắn hạn, vì thế hệ số này cũng thể hiện mức độ đảm bảo thanh tốn các khoản nợ ngắn hạn của cơng ty.

Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn/hiện thời cuối năm 2015 là 1,5586 lần tăng so với đầu năm là 0,3 lần (tương ứng tăng 23,84%) . Hệ số này ở các thời điểm đều lớn hơn 1, chứng tỏ công ty ln đảm bảo khả năng thanh tốn trong ngắn hạn. Nguyên nhân điều này là do trong năm 2015 tài sản ngắn hạn giảm hơn 30 tỷ đồng (tương ứng giảm 21,93%) nhưng giảm chậm hơn so với nợ ngắn hạn (giảm hơn 40 tỷ đồng tương ứng 36,96%). Công ty đã giảm vay nợ ngắn hạn và tăng vốn chủ sở hữu, làm tăng khả năng tự chủ tài chính. Việc

tăng hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn/hiện thời cũng giúp công ty đảm bảo hơn về khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn, giảm rủi ro và các mối đe dọa trong thanh toán.

- Hệ số khả năng thanh tốn nhanh:

Trong tài sản lưu động thì hàng tồn kho là loại tài sản khó chuyển đổi thành tiền nhất. Do vậy để biết khả năng thanh tốn của cơng ty dựa trên các TSNH có thể chuyển đổi nhanh thành tiền thì phải dựa vào hệ số khả năng thanh toán nhanh. Hệ số này phản ánh một cách chặt chẽ hơn khả năng thanh tốn của cơng ty.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh cuối năm 2015 là 1,1924 lần tăng so với đầu năm là 0,142 lần (tương ứng tăng 13,55%) . Hệ số này ở các thời điểm đều lớn hơn 1, chứng tỏ cơng ty ln đảm bảo khả năng thanh tốn nhanh. Tuy vậy do kinh doanh gặp nhiều khó khăn nên lượng hàng tồn kho tăng hơn 2 tỷ đồng (tương ứng tăng 10%) cũng ảnh hưởng đến khả năng thanh tốn nhanh của cơng ty nếu hàng tồn kho gặp vấn đề về khả năng chuyển đổi.

- Hệ số khả năng thanh toán tức thời:

Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán ngay các khoản nợ đến hạn mà không cần dùng tới các khoản phải thu và hàng tồn kho; chỉ tiêu liên quan đến vốn bằng tiền của cơng ty, đánh giá khả năng thanh tốn nợ ngắn hạn trong thời gian rất ngắn, có thể là tức thời.

Hệ số khả năng thanh toán tức thời cuối năm 2015 là 0,0269 lần, tăng 0,011 lần so với đầu năm (tương ứng tăng 67,35%). Sự tăng lên này là do tiền và các khoản tương đương tiền tăng nhẹ hơn 96 triệu đồng (tương ứng 5,5%)

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại lam giang (Trang 59 - 84)