1.1.2 .Quản trị tài chính doanh nghiệp
2.2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
2.2.1 Đánh giá tình hình huy động vốn của Công ty cổ phần xây dựng và
XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 3.
2.2.1 Đánh giá tình hình huy động vốn của Cơng ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 3. triển nông thôn 3.
a/ Tình hình nguồn vốn của Cơng ty
Tình hình huy động vốn của Công ty được thể hiện thông qua sự biến động
và cơ cấu nguồn vốn của công ty
Tình hình huy động vốn của công ty năm 2013 được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.1 : Bảng phân tích sự biến động và cơ cấu nguồn vốn năm 2013 31/12/2013 31/12/2012 So sánh Số tiền (trđ) Tỷ trọng (%) Số tiền (trđ) Tỷ trọng (%) Số tiền (trđ) Tỷ lệ (%) Tỷ trọng(%) A. NỢ PHẢI TRẢ 36,035,432,175 86.81 58,567,191,270 91.28 -22,531,759,095 -38.47 -4.47 I. Nợ ngắn hạn 36,035,432,175 100 58,567,191,270 100 -22,531,759,095 -38.47 0 1. Vay và nợ ngắn hạn 4,365,178,000 12.11 5,117,605,058 8.74 -752,427,058 -14.70 3.37 2. Người mua trả tiền trước 1,669,390,291 4.63 1,196,831,483 2.04 472,558,808 39.48 2.59 3. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 2,163,762,026 6.00 5,600,625,073 9.56 -3,436,863,047 -61.37 -3.56 4.Các khoản phải trả & phải nộp khác 26,055,213,415 72.30 45,142,617,092 77.08 -19,087,403,677 -42.28 -4.78 5. Dự phòng phải trả ngắn hạn 1,103,928,341 3.06 850,000,000 1.45 253,928,341 29.87 1.61 6.Quỹ khen thưởng và phúc lợi 677,960,102 1.90 659,512,564 1.13 18,477,538 2.80 0.77
II. Nợ dài hạn 0 0 0 0 0 0 0
B.VỐN CHỦ SỞ HỮU 5,476,958,149 13.19 5,597,734,652 8.72 -120,776,503 -2.16 4.47
I. Vốn chủ sở hữu 5,476,958,149 100 5,597,734,652 100 -120,776,503 -2.16 0
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 5,000,000,000 91.29 5,000,000,000 89.32 0 0 1.97
2. Quỹ đầu tư phát triển 173,570,498 3.17 173,570,498 3.10 0 0 0.07
3. Quỹ dự phịng tài chính 303,387,651 5.54 271,633,827 4.85 31,753,824 11.70 0.69 4. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 0 0 152,530,327 2.73 -152,530,327 -100 -2.73
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 0 0 0 0 0 0 0
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 41,512,390,324 100 64,164,925,922 100 -22,652,534,988 -35.30 0
Qua bảng phân tích trên ta thấy :Tổng nguồn vốn của cơng ty cuối năm 2013 ở mức 41 tỷ đồng, giảm 22 tỷ (35.3%) so với đầu năm chứng tỏ quy mô nguồn vốn huy động của cơng ty có sự thu hẹp đáng kể.
Về cơ cấu nguồn vốn : Đầu năm 2013 tỷ trọng nợ là 91.28 %, đến
cuối năm giảm cịn 86.81% cùng với đó là tỷ trọng vốn chủ sở hữu tăng lên thể hiện công ty đã cải thiện được mức độ tự chủ về tài chính đi kèm với đó là giảm rủi ro tài chính cho cơng ty. . Mức độ tự chủ về tài chính của cơng ty luôn ở mức thấp do nguồn vốn tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu là vốn đi vay. Nợ phải trả toàn bộ là nợ ngắn hạn. Bên cạnh nguồn vốn tự có, cơng ty cũng được tài trợ vốn của một số ngân hàng thương mại. Việc giảm quy mô và tỷ trọng nợ phải trả so với tại thời điểm cuối năm 2012 giúp công ty tận dụng được lợi thế mà “tấm lá chắn thuế” mang lại, đồng thời cũng giảm chi phí sử dụng vốn. Tuy nhiên, tỷ trọng nợ 86.81 % vẫn là quá cao, doanh nghiệp cần có những biện pháp mạnh mẽ để nâng cao mức độ độc lập về tài chính cho mình qua đó để giảm mức rủi ro tài chính cho cơng ty.
Nợ phải trả tại thời điểm cuối năm 2013 là 36 tỷ giảm 22 tỷ
(38.47%) so với thời điểm đầu năm là 58 tỷ đồng. Sự thay đổi này đã đã làm thay đổi tỷ trọng của nợ phải trả trong tổng nguồn vốn , cụ thể :tại thời điểm cuối năm 2013 ở mức 86.81 %, giảm 4.47 % so với cuối năm 2012. Từ đó có thể thấy tỷ trọng của nợ phải trả luôn lớn hơn rất nhiều so với vốn chủ sở hữu, cho thấy mức độ sử dụng địn bẩy của cơng ty lớn, việc này có thể là gia tăng lợi nhuận cho công ty nhưng cũng khiến công ty chịu nhiều rủi ro hơn. Trong cơ cấu nợ phải trả của cơng ty thì chỉ bao gồm nợ ngắn hạn mà khơng có nợ dài hạn, ta đi xem xét cụ thể:
Nợ ngắn hạn của công ty thay đổi tương ứng với sự thay đổi của nợ phải trả , tại thời điểm cuối năm 2013 nợ ngắn hạn ở mức 36 tỷ giảm 38.47 % tương ứng với 22 tỷ so với cuối năm 2012 là 58 tỷ. Sự biến động của nợ ngắn hạn phần lớn là do sự biến động của các khoản phải trả và phải nộp khác
Các khoản phải trả phải nộp khác của công ty tại thời điểm cuối
năm 2013 là 26 tỷ , giảm 42.28 % so với thời điểm cuối năm 2012 là 45 tỷ. Xét về tỷ trọng các khoản phải trả phải nộp khác trong trong tổng nợ ngắn hạn cuối năm 2013 là 72.3 % giảm 4.78 % so với đầu năm là 77.08 %. Theo thuyết minh báo cáo tài chính, có sự biến động này là chủ yếu là do việc thanh toán các khoản tạm ứng các đội xây dựng giảm đi rõ rệt từ 43 tỷ tại thời điểm đầu năm 2013 xuống còn 24 tỷ tại thời điểm cuối năm 2013. Điều này là phù hợp đối với tính chất ngành nghề của cơng ty xây dựng là thường xuyên trích trước các khoản tạm ứng trong q trình thi cơng.
Vay và nợ ngắn hạn cuối năm 2013 là trên 4 tỷ giảm gần 1tỷ so
với thời điểm đầu năm (tương ứng với tỷ lệ -14.70%). Có sự biến động này là do cơng ty đã thanh tốn được khoản nợ với ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội và ngân hàng Vietbank, tuy khoản vay cá nhân của cơng ty có tăng lên nhưng vẫn nhỏ hơn mức trả nợ ngân hàng nên khoản mục này vẫn giảm. Điều này làm giảm chi phí sử dụng vốn nhưng cũng cho thấy quy mơ kinh doanh cũng cơng ty khó có thể mở rộng.
Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước có sự sụt giảm mạnh từ 5,6
ở thời điểm cuối năm. Khoản mục này giảm cho thấy công ty đã thực hiện tốt trách nhiệm và nghĩa vụ của mình với Nhà nước, tuy nhiên mức thuế thu nhập doanh nghiệp mà công ty nộp là khá thấp cũng cho thấy tình hình kinh doanh trong năm 2013 vừa qua là không được tốt.
Người mua trả tiền trước, dự phòng phải trả ngắn hạn và quỹ khen
thưởng phúc lợi ở thời điểm cuối năm đều tăng nhẹ so với đầu năm. Cụ thể: Người mua trả tiền trước tăng gần 0.5 tỷ tương ứng với 39.48%, dự phòng phải trả ngắn hạn tăng 29.87% lên mức 1.1 tỷ đồng, quỹ khen thưởng phúc lợi tăng 2.8% cho thấy công ty luôn quan tâm đến các điều kiện và chế độ đãi ngộ cho người lao động. Nhìn chung các chỉ tiêu này tăng đều phù hợp với tình hình kinh doanh của cơng ty trong năm vừa qua.
Vốn chủ sở hữu:
Cuối năm 2013 nguồn vốn chủ sở hữu giảm 2.16 % trong đó chủ yếu là sự sụt giảm của lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và việc trích lập quỹ dự phịng tài chính. Cụ thể:
Trong năm 2013, vốn đầu tư của chủ sở hữu khơng có sự thay đổi, khơng có sự tăng thêm về vốn góp từ các cổ đơng và Nhà nước. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối bằng 0 giảm 152trđ so với thời điểm đầu năm, cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty trong năm là chưa hiệu quả. Điều này có thể là do ảnh hưởng của bối cảnh nền kinh tế khó khăn như hiện nay đến các thành phần của nền kinh tế đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng. Trong năm công ty cũng thực hiện tăng trích lập quỹ dự phịng tài chính. Mục đích của việc này là để bù đắp những tổn thất, thiệt hại về tài sản, cơng nợ khơng địi được xảy ra trong quá trình kinh doanh hoặc để bù đắp những khoản lỗ của Công ty theo quyết định
của Hội đồng quản trị. Quỹ dự phịng tài chính được trích lập trong năm là 31trđ bằng 5% từ phần lợi nhuận sau thuế phù hợp với quy định tại điều lệ Công ty. Tóm lại, qua phân tích cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn cho thấy chính sách chủ đạo của doanh nghiệp là huy động vốn chủ yếu từ nguồn vay nợ để tài trợ cho hoạt động sản xuât kinh doanh. Có thể thấy chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp khi muốn tận dụng ưu thế đòn bẩy tài chính để khuếch đại tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu. Mặt khác, cũng cho thấy uy tín của doanh nghiệp đối với các chủ nợ. Tuy nhiên việc sử dụng phần lớn từ vay nợ đồng nghĩa với việc doanh nghiệp chấp nhận chịu áp lực về thanh toán cũng như mức độ rủi ro tài chính cao. Xét trong dài hạn, chi phí sử dụng vốn tăng cao sẽ ảnh hưởng tới khả năng sinh lời. Tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn cịn thấp, vì vậy việc nâng cao khả năng tự chủ về tài chính là vấn đề mà doanh nghiệp cần phải chú ý đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay. Theo dõi và lập kế hoạch trả nợ chi tiết cả trong ngắn hạn và dài hạn tương ứng với phương án sản xuất kinh doanh cũng như áp dụng các biệc pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án để đảm bảo uy tín cũng như ngăn ngừa rủi ro tài chính cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả hơn, gia tăng uy tín của mình đối với các bên liên quan.
b/ Hoạt động tài trợ của doanh nghiệp.
Để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành thường xun, liên tục thì tương ứng với một quy mơ kinh doanh nhất định, thường xuyên phải có một lượng tài sản lưu động nhất định trong các giai đoạn luân chuyển như các tài sản dự trữ về nguyên vật liệu, sản phẩm đang chế tạo, bán thành phẩm, thành phẩm và nợ phải thu từ khách hàng.
Những TSLĐ này gọi là TSLĐ thường xuyên, nó là một bộ phận của tài sản thường xuyên.
Tài sản thường xuyên bao gồm tài sản cố định và tài sản lưu động thường xuyên. Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, không phải lúc nào cũng được tiến hành một cách bình thường, mà có những lúc xuất hiện những sự cố biến đổi làm nảy sinh thêm nhu cầu vốn lưu động để trang trải.
Nguồn vốn lưu động thường xuyên = NV dài hạn - TSDH
= TSNH - NPT ngắn hạn
Nguồn vốn dài hạn = Nợ dài hạn + VCSH
Qua số liệu trên bảng cân đối kế tốn 2013, tính tốn và so sánh giữa TSDH và nguồn vốn dài hạn, ta có bảng sau:
Bảng 2.2 : Bảng nguồn vốn lưu động thường xuyên của công ty
ĐVT:VNĐ Chỉ tiêu 31/12/2013 31/12/2012 So sánh Tỷ lệ (%) Nợ dài hạn 0 0 0 - Vốn chủ sở hữu 5,476,958,149 5,597,734,652 -120,776,503 -2,16 Tổng nguồn vốn thường xuyên 5,476,958,149 5,597,734,652 -120,776,503 -2,16 Tài sản dài hạn 1,368,258,966 1,508,868,088 -140,609,122 -9,32 Nguồn VLĐ thường xuyên 4,108,699,183 4,088,866,564 19,832,619 0.49
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Cơng ty Cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 3 năm 2012, 2013)
Qua bảng trân ta thấy : Tại cả hai thời điểm, đầu năm và cuối năm, công ty đều có Nguồn vốn lưu động thường xuyên lớn hơn 0, tức là công ty đã sử dụng một phần Nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho Tài sản ngắn hạn. Như vậy, chính sách tài trợ của cơng ty tại 2 thời điểm này đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính, hoạt động tài trợ đem lại sự an tồn trong thanh tốn, ổn định trong sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên cơng ty cũng cần cân nhắc về tính hiệu quả trong việc sử dụng nguồn tài trợ.
Kết luận :Quy mô sản xuất kinh doanh của công ty trong năm vừa
qua bị thu hẹp do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, tỷ trọng vay nợ vẫn còn khá cao gây ra các nguy cơ rủi ro tài chính.Trong những năm tiếp theo, công ty cần tiếp tục điều chỉnh cơ câu vốn và tài sản sao cho hợp lý để tăng tính an tồn và tự chủ cho công ty.
2.2.2 Đánh giá tình hình đầu tư và sử dụng vốn của Cơng ty Cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 3.
a. Tình hình đầu tư vốn của Cơng ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển nông thôn 3.
Bảng 2.3 : Phân tích khái qt tình hình đầu tư của công ty năm 2013
Đvt: %
Chỉ tiêu 31/12/2013 31/12/2012 Chênh lệch
Tỷ suất đầu tư TSCĐ 2.16 1.48 0.68 Tỷ suất đầu tư TSCĐ hữu hình 100 100 0 Tỷ suất đầu tư BĐS 1.14 0.87 0.27
(Nguồn : Báo cáo tài chính năm 2012, 2013 của Cơng ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển nông thôn 3.)
Qua bảng trên ta thấy: Doanh nghiệp chú trọng đầu tư vào tài sản cố định và bất động sản mà cụ thể là đầu tư hoàn toàn vào tài sản cố định hữu hình. Chính sách đầu tư này phù hợp với tính chất của cơng ty.Trong năm 2013 vừa qua Công ty tiếp tục tăng đầu tư vào tài sản cố định và bất động sản, cụ thể tỷ suất đầu tư TSCĐ tăng 0.68%, vào bât động sản tăng 0.27%. Là doanh nhiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, các sản phẩm của cơng ty mang tính dài hạn và cố định nên việc tăng tỷ suất đầu tư giúp công ty nâng cao năng lực kinh doanh của mình.
b/ Tình hình sử dụng vốn
Tình hình sử dụng vốn của cơng ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển nơng
thơn 3 được thể hiện thơng qua phân tích sự biến động và cơ cấu vốn của công ty
Bảng 2.4 : Bảng phân tích sự biến động và cơ cấu phân bổ vốn năm 2013
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2012, 2013 tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển nông thôn 3.)
Chỉ tiêu 31/12/2013 31/12/2012 Chênh lệch Số tiền (VND) Tỷ trọng (%) Số tiền (VND) Tỷ trọng (%) Số tiền (VND) Tỷ lệ (%) Tỷ trọng (%) A- Tài sản ngắn hạn 40,144,131,358 96.70 62,656,057,834 97.65 -22,511,926,476 -35.93 -0.94 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 1,959,059,068 4.88 3,724,575,563 5.94 -1,765,516,495 -47.40 -1.06
1. Tiền 1,959,059,068 100.00 3,724,575,563 100.00 -1,765,516,495 -47.40 0.00
2. Các khoản tương đương tiền 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0.00
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0.00
III. Các khoản phải thu 25,981,971,364 64.72 41,249,216,687 65.83 -15,267,245,323 -37.01 -1.11
1. Phải thu của khách hàng 24,227,197,024 93.25 41,243,255,798 99.99 -17,016,058,774 -41.26 -6.74 2. Các khoản phải thu khác 1,754,674,340 6.75 5,960,889 0.01 1,748,713,451 29336.45 6.74
IV. Hàng tồn kho 12,014,048,270 29.93 17,493,112,928 27.92 -5,479,064,658 -31.32 2.01
1. Hàng tồn kho 12,014,048,270 100.00 17,493,112,928 100.00 -5,479,064,658 -31.32 0.00
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0.00
V. Tài sản ngắn hạn khác 189,152,656 0.47 189,152,656 0.31 0 0.00 0.16
1. Thuế và các khoản phải thu Nhà nước 41,691,622 22.04 41,691,622 22.04 0 0.00 0.00
2. Tài sản ngắn hạn khác 147,461,034 77.96 147,461,034 77.96 0 0.00 0.00
B- Tài sản dài hạn 1,368,258,966 3.30 1,508,868,088 2.35 -140,609,122 -9.32 0.94
I. Các khoản phải thu dài hạn 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0.00
II. Tài sản cố định 896,675,118 65.53 947,773,561 62.81 -51,098,443 -5.39 2.72
1. Tài sản cố định hữu hình 896,675,118 100.00 947,773,561 100.00 -51,098,443 -5.39 0.00
-Nguyên giá 2,527,529,200 281.88 2,527,529,200 266.68 0 0.00 15.20
-Giá trị hao mòn lũy kế -1,630,854,082 -181.88 -1,579,755,639 -166.68 -51,098,443 3.23 -15.20
III. Bất đọng sản đầu tư 471,583,848 34.47 561,094,527 37.19 -89,510,679 -15.95 -2.72
-Nguyên giá 911,254,784 193.23 911,254,784 162.41 0 0.00 30.83
-Giá trị hao mòn lũy kế -439,670,936 -93.23 -350,160,257 -62.41 -89,510,679 25.56 -30.83
IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0.00
V. Tài sản dài hạn khác 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0.00
Qua bảng trên ta thấy : Tổng tài sản tại thời điểm cuối năm 2013 ở mức 41.5 tỷ đồng giảm trên 22 tỷđông(35.30%) so với thời điểm cuối năm 2012 là 64 tỷ đồng.Trong đó chủ yếu là giảm tài sản ngắn hạn. Điều này chứng tỏ quy mô tài sản đang bị thu hẹp,tức là quy mô kinh doanh cũng đang bị thu hẹp.Do đặc thù kinh doanh trong lĩnh vực xây lắp nên các chỉ