Bảng phân tích nhóm hệ số khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) đánh giá tình hình tài chính và biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 3 (Trang 86)

Chỉ tiêu 31/12/2013 31/12/2012 Chênh lệch Tỷ lệ (%)

1.Hệ số khả năng thanh toán hiện thời

1.11 1.07 0.04 3.74 2.Hệ số khả năng thanh toán tức

thời

0.05 0.06 -0.01 -16.67 3.Hệ số khả năng thanh toán nhanh 0.78 0.77 0.01 1.3

Năm 2013 Năm 2012 Chênh lệch Tỷ lệ (%)

4.Hệ số khả năng thanh toán lãi vay

2.30 2.80 -0.50 -17.86 ( Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2012, 2013 tại Cơng ty cổ phần xây dựng và

phát triển nông thôn 3.)

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời :

Đầu năm 2013, hệ số này đạt 1.07 thể hiện 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1.07 đồng tài sản ngắn hạn. Đến cuối năm hệ số này tăng lên 1.11 thể hiện 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1.11 đồng tài sản ngắn hạn.

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn năm 2013 là 1.11 >1, tăng 0.04 lần, tương đương 4.13 %, điều này cho thấy doanh nghiệp có khả năng thanh toán được 1.11 lần nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn. TSNH >NNH: Doanh nghiệp sử dụng 1 phần nguồn vốn dài hạn tài trợ cho tài sản ngắn hạn, điều này cho thấy doanh nghiệp có khả năng cao trong việc sẵn sàng thanh toán các khoản nợ đến hạn, giảm rủi ro về mặt tài chính cho doanh nghiệp.

Hệ số khả năng thanh tốn tức thời:

Nhìn chung hệ số khả năng thanh tốn tức thời của doanh nghiệp ở cả 2 thời điểm đầu năm và cuối năm đều rất thấp và nhỏ hơn 1. Đó là do bản thân lượng tiền và tương đương tiền vốn đã chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng tài sản ngắn hạn ( chỉ chiếm 4.88 %). Hệ số khả năng thanh toán tức thời thấp cho thấy khả năng thanh toán bằng tiền của doanh nghiệp là thấp.Cơng ty có thể gặp khó khăn nếu buộc phải thanh tốn ngay các khoản nợ đến hạn. Điều này có thể gây ra các khoản nợ quá hạn với mức lãi suất cao. Cơng ty cần có các biện pháp khắc phục, nâng dự trữ tiền mặt để đảm bảo khả năng thanh toán và chớp lấy các cơ hội kinh doanh.

 Hệ số khả năng thanh toán nhanh :

Đầu năm 2013 hệ số này đạt 0.77 cho thấy tài sản có tính thanh khoản có khả năng thanh tốn được 0.06 lần nợ ngắn hạn. Cuối năm 2013 hệ số này tăng lên 0.78 tức là các tài sản có tính thanh khoản thanh tốn được 0.78 lần nợ ngắn hạn.

Cuối năm hệ số này tăng so với đầu năm 0.01 lần tương ứng 1.3 % cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn tăng lên.

 Hệ số khả năng thanh toán lãi vay:

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay năm 2013 là 2.30 >1, giảm 0.51 lần tương ứng với tốc độ giảm là 17.86 %, cho biết doanh nghiệp có khả năng thanh tốn được 2.30 lần lãi vay phải trả trong kỳ bằng lợi nhuận trước lãi vay và thuế. Hệ số này giảm là do lợi nhuận trước lãi vay và thuế và chi phí lãi vay của cơng ty đều giảm đi nhưng mức giảm của lợi nhuận trước lãi vay và thuế < mức giảm của chi phí lãi vay.Năm vừa qua, việc

giảm các khoản vay ngắn hạn đã làm cho chi phí lãi vay giảm đi.Hệ số này tuy giảm đi nhưng vẫn ở mức an tồn, đảm bảo được khả năng thanh tốn. Tuy nhiên doanh nghiệp cũng cần nâng cao kết quả kinh doanh để tăng được khả năng thanh toán.

Mặc dù các hệ số khả năng thanh tốn có xu hướng giảm nhẹ về cuối năm nhưng so với mặt bằng chung các doanh nghiệp trong cùng ngành và trong một năm mà nền kinh tế gặp đầy khó khăn, thì việc duy trì các hệ số khả năng thanh toán trong năm qua được đánh giá là một nỗ lực lớn của công ty. Tuy nhiên cơng ty cũng cần có những biện pháp cụ thể để nâng cao khả năng thanh tốn để đảm bảo uy tín và hoạt động sản xuất của công ty không bị gián đoạn.

* Thời gian chuyển hóa thành tiền.

Bảng 2.12: Bảng các chỉ tiêu thời gian chuyển hóa thành tiền năm 2013. Đvt: ngày

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Chênh lệch Tỷ lệ(%)

1. Kỳ thu tiền trung bình 417 147 270 183.67 2.Kỳ trả tiền trung bình 539 200 339 169.5 3.Kỳ luân chuyển HTK bình quân 187 73 114 156.16

( Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2012, 2013 tại Cơng ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 3.)

+ Kỳ thu tiền trung bình năm 2013 là 417 ngày, năm 2012 là 147 ngày, tăng 183.67%. Bình quân trong năm 2012, các khoản phải thu 1 lần luân chuyển hết 147 ngày nhưng đến năm 2013 các khoản phải thu 1 lần luân chuyển hết 417 ngày. Điều này cho thấy công tác thu hồi nợ không tốt, thời gian thu hồi vốn bị kéo dài, gây thất thốt lãng phí vốn.

+ Kỳ trả tiền trung bình năm 2013 là 539 ngày, tăng 169.5% so với năm 2012. Bình quân trong năm 2012, các khoản phải trả luân chuyển 1 lần hết 200 ngày, đến 2013 các khoản phải trả luân chuyển 1 lần hết 539 ngày. Có thể thấy doanh nghiệp thực hiện cơng tác trả nợ chưa thực sự tốt, có thể gây ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp.

+ Kỳ luân chuyển hàng tồn kho bình quân năm 2013 cũng tăng từ 73 ngày năm 2012 lên 187 ngày (tăng 156.16%). Bình quân trong năm 2012, hàng tồn kho luân chuyển 1 lần hết 73 ngày, đến 2013 các khoản phải trả luân chuyển 1 lần hết 187 ngày. Điều này khiến thời gian chuyển hóa thành tiền sẽ chậm hơn. Doanh nghiệp cần có biện pháp cụ thể để quản lý tốt hàng tồn kho, giảm chi phí tồn trữ.

Kết luận: Thời gian chuyển hóa thành tiền của doanh nghiệp trong

năm 2013 là rất cao. Thời gian bình quân trong tất cả các khâu từ nhập kho, sản xuât, cho khách hàng nợ và quá trình mua chịu từ nhà cung cấp đều lớn. Doanh nghiệp cần xác định những yếu kém và nguyên nhân cụ thể trong từng hoạt động của mỗi khâu, từ đó đề ra các biện pháp hành động cụ thể để điều hòa cân đối dòng tiền trong ngăn hạn và dài hạn.

2.2.5 Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển nông thôn 3. Phát triển nông thôn 3.

Bảng 2.13: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu suất hoạt động năm 2013 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm 2012

Chênh lệch Số tuyệt đối tỷ lệ(%) 1. Vốn cố định bình quân VN Đ 1,438,563,527 1,404,876,320.5 33,687,206.5 2.40 2. Vốn lưu động bình quân VN Đ 51,400,094,596 55,844,347,081 -4,444,252,485 -7.96 3. Vốn kinh doanh bình quân

VN

Đ 52,838,658,123 57,249,223,402 -4,410,565,279 -7.70 4. Hàng tồn kho bình quân

VN

Đ 14,753,580,599 16,726,509,837.5 -1,972,929,238.5 -11.80 5. Nợ phải thu bình quân

VN

Đ 33,615,544,025.5 35,130,203,449 -1,514,659,423.5 -4.31 6. Doanh thu thuần

VN Đ 29,012,194,993 86,160,132,540 -57,147,937,547 -66.33 7. Giá vốn hàng bán VN Đ 28,466,749,100 82,808,619,705 -54,341,870,605 -65.62 8. Số vòng quay hàng tồn kho vịng 1.9295 4.9507 -3.0212 -61.03

9. Kỳ ln chuyển HTK bình quân ngày 187 73 114 156.16

10. Số vòng quay nợ phải thu vòng 0.8631 2.4526 -1.5895 -64.81

11. Kỳ thu tiền trung bình ngày 417 147 270 183.67

12. Số vịng quay VLĐ vòng 0.5644 1.5429 -0.9784 -63.42

13. Kỳ luân chuyển VLĐ ngày 638 233 405 173.82

14. Mức lãng phí VLĐ

VN

Đ 32,638,719,360

15. Hiệu suất sử dụng VCĐ lần 20.1675 61.3293 -41.1619 -67.12

( Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2012, 2013 tại Cơng ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 3.)

Nhận xét:

 Đánh giá tốc độ luân chuyển hàng tồn kho:

Năm 2013 số vòng quay hàng tồn kho là 1.9295 vòng giảm 61.03 % so với năm 2012, trong năm 2013 số ngày luân chuyển hàng tồn kho tăng đến 114 ngày cho thấy hiệu quả sử dụng hàng tồn kho năm 2013 có xu hướng giảm,đây là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nên số lượng hàng tồn kho cũng không lớn và đa dạng như các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, thương mại…Đối với Công ty CPXD và PTNT 3 thì hàng tồn kho chủ yếu là nguyên, nhiên vật liệu…chuẩn bị đưa vào xây dựng các cơng trình. Số vịng quay hàng tồn kho năm 2013 giảm so với năm 2012 61.03 % là do tốc độ giảm của giá vốn hàng bán nhanh hơn so với tốc độ giảm của hàng tồn kho bình qn, điều đó kéo theo việc số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho tăng, điều này khơng có lợi cho doanh nghiệp vì như vậy tức là thời gian chuyển hóa thành thành phẩm hay chuyển hóa thành tiền sẽ chậm hơn. Doanh nghiệp cần có biện pháp cụ thể để quản lý tốt hàng tồn kho, công ty cũng phải cần lưu ý đánh giá, so sánh giữa những lợi ích đạt được trong việc dự trữ các yếu tố đầu vào với những chi phí tồn trữ phát sinh.

 Đánh giá tốc độ luân chuyển nợ phải thu

Nợ phải thu là phần vốn của doanh nghiệp đang tạm thời bị các bên

có liên quan chiếm dụng trong khâu thanh tốn. Loại vốn này chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, vì vậy cũng ảnh hưởng khơng nhỏ tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Số

vòng quay các khoản phải thu năm 2013 giảm tới 64.81% so với năm 2012 ,doanh nghiệp phải hết sức lưu ý điều này vì các khoản phải thu là nguồn vốn mà doanh nghiệp bị chiếm dụng, doanh nghiệp cần phải quản lý chặt chẽ các khoản này và có chính sách thu hồi vốn khi cần thiết. Có sự giảm một cách mạnh mẽ như vậy là bởi vì trong năm 2013 doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ sụt giảm mạnh mẽ (từ 86 tỷ đồng xuống 29 tỷ đồng) doanh nghiệp bị chiếm dụng một lượng vốn lớn hơn. Sự giảm của số vòng quay các khoản phải thu là nguyên nhân làm cho số ngày 1 vòng quay các khoản phải thu tăng lên một cách nhanh chóng ( từ 147 ngày lên 417 ngày).

 Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động

Năm 2013 số vòng quay VLĐ giảm khá mạnh ( từ 1.5429 vòng xuống 0.5644vòng, giảm 63.42%), điều này là do tốc độ giảm của doanh thu thuần (66.33 %) lớn hơn rất nhiều so với tốc độ giảm của VLĐ bình quân (7.96 %). Tương ứng với đó là việc kỳ luân chuyển VLĐ tăng một cách rõ rệt, tăng 405 ngày. Nhìn vào bảng ta cũng nhận thấy do kỳ luân chuyển vốn lưu động rất lớn nên số lượng VLĐ lãng phí lên đến 32 tỷ đồng, đây là sự lãng phí vốn rất lớn và doanh nghiệp nên có nhưng chính sách cụ thể để đẩy nhanh tốc độ luân chuyên vốn lưu động nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và thất thốt, lãng phí vốn.

 Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng vốn cố định

Trong năm 2013, đầu tư 1 đồng vốn cố định đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì tạo ra được 20.1675 đồng doanh thu thuần, giảm 41 đồng so với năm 2012(tương ứng giảm 67.12 %) cho thấy hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty đã giảm so với năm 2012 và đang có dấu

hiệu chuyển biến tiêu cực. Nguyên nhân khiến hệ số đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định giảm là do doanh thu thuần giảm mạnh( giảm 66.33%) năm 2013 trong khi đó vốn cố định bình qn lại tăng nhẹ ( tăng 2.4% ). Hiệu quả sử dụng vốn cố định vẫn giảm cho thấy công tác quản lý sử dụng vốn chưa hiệu quả và còn nhiều bất cập. Cơng ty cần có biện pháp tăng hiệu quả sử dụng vốn cố định như trích khấu hao hợp lý, thường xuyên sửa chữa bảo dưỡng TSCĐ,…

 Hàm lượng vốn cố định

Năm 2013, hàm lượng vốn cố định tăng mạnh 204.29% từ 1.63%

năm 2012 lên 4.96% năm2013. Năm 2013 số vốn cố định cần thiết để tạo ra một đồng doanh thu thuần là 4.96 đồng trong khi đó năm 2012 chỉ cần 1.63 đồng. Hàm lượng VCĐ tăng là do VCĐ bình quân tăng nhưng doanh thu thuần lại giảm mạnh do hoạt đông kinh doanh của công ty trong năm vừa qua không được tốt. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty chưa đạt hiệu quả, công tác quản lý và sử dụng cần được cải thiện và quan tâm hơn nữa.

 Vòng quay vốn kinh doanh

Năm 2013 số vòng quay vốn kinh doanh là 0.5491 giảm 63.52% so với năm 2012. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do tốc độ giảm của doanh thu thuần lớn hơn rất nhiều so với tốc độ giảm của vốn kinh doanh bình qn. Điều này cho thấy cơng tác quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp chưa hợp lý. Trong tương lai cần chú trọng đến công tác quản lý vốn để đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng vốn.

Nhìn chung , trong năm 2013 các chỉ tiêu phán ảnh hiệu suất hoạt động đều có xu hướng giảm do kết quả kinh doanh của doanh nghiệp năm vừa qua khơng được tốt. Đây là tín hiệu khơng tốt đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhất là trong bối cảnh nền kinh tế còn ảm đảm như hiện nay. Doanh nghiệp cần thực hiện tốt công tác quản lý, sủ dụng vốn để nâng cao các chỉ số đánh giá hiều suất hoạt động, góp phần gia tăng lợi nhuận cho công ty trong những năm tiếp theo.

2.2.6 Hiệu quả hoạt động của Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển nông thôn 3. Phát triển nông thôn 3.

Bảng 2.14 :Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động năm 2013 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm 2012

Chênh lệch Số tương đối

Tỷ lệ (%)

1. Vốn kinh doanh bình quân VNĐ 52,838,658,123 57,249,223,402 -4,410,565,279 -7.70 2. Vốn chủ sở hữu bình quân VNĐ 5,537,346,400.50 5,501,673,418 35,672,983 0.65 3. Doanh thu thuần VNĐ 29,012,194,293 86,160,132,540 -57,147,938,247 -66.33 4.Lợi nhuận trước thuế VNĐ 643,394,863 1,954,193,787 -1,310,798,924 -67.08 5. Lợi nhuận trước lãi vay và thuế VNĐ 1,139,989,975 3,037,640,359 -1,897,650,384 -62.47 6.Lợi nhuận sau thuế VNĐ 482,546,147 1,612,209,874 -1,129,663,727 -70.01

7.Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên

doanh thu (ROS) % 1.66 1.87 -0.21 -11.23

8. Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài

sản(BEP) % 2.16 5.31 -3.15 -59.32

9.Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên

vốn kinh doanh % 1.22 3.41 -2.19 64.22

10. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên

vốn kinh doanh (ROA) % 0.91 2.82 -1.91 -67.73

11. Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở

hữu (ROE) % 8.71 29.30 -20.59 -70.27

Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2012 và 2013 của Công ty Cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 3.

 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS).

Năm 2013, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu của doanh nghiệp là 1.66% và giảm 0.21 % so với năm 2012. Cụ thể 100 đồng doanh thu năm 2013 chỉ tạo ra được 1.66 đồng lợi nhuận sau thuế so với 1.87 đồng lợi nhuận năm 2012. Nguyên nhân là do trong năm 2013, doanh thu thuần giảm 66.33% < mức giảm của lợi nhuận sau thuế 70.01%. Tình hình sản xuất kinh doanh khơng tốt làm giảm doanh thu thuần cộng với chi phí lãi vay, chi phí quản lý doanh nghiệp q cao khiến cho tồn bộ lợi nhuận

sau thuế bị giảm mạnh. Điều này cho thấy cơng ty chưa thực sự quản lý tốt chi phí kinh doanh đồng thời cần xem xét lại cơ cấu nguồn vốn nợ, tận dụng nguồn lực sẵn có để nâng cao hiệu quả kinh doanh.

 Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản

Tỷ suất này đánh giá khả năng sinh lời của tài sản hay vốn kinh doanh bình quân trong kỳ mà khơng tính đến ảnh hưởng của nguồn gốc vốn kinh doanh và thuế thu nhập doanh nghiệp. Xem xét chỉ tiêu này trên bảng 2.10 ta nhận thấy : Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản năm 2013 là 2.16 % giảm 3.15% so với 5.31% của năm 2012.Trong năm 2013, 100 đồng vốn kinh doanh bình quân tạo ra 2.16 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay , hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp giảm xuống. Nguyên nhân là do lợi nhuận trước thuế và lãi vay giảm mạnh hơn nhiều so vói mức giảm của vốn kinh doanh bình quân. Khả năng sinh lời của tài sản không bù đắp với số vốn kinh doanh bỏ ra.

 Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) đánh giá tình hình tài chính và biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 3 (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)