:Bảng phân tích mối quan hệ giữa các hệ số tài chính

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) đánh giá tình hình tài chính và biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 3 (Trang 100)

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Chênh lệch

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên VKD (%) 0.91 2.82 -1.91 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (%) 1.66 1.87 -0.21 Số vịng quay tồn bộ vốn (vòng) 0.55 1.51 -0.96 Hệ số vốn trên vốn chủ sở hữu (lần) 7.58 11.46 -3.88 Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (%) 8.71 29.30 -2.01

( Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2012, 2013 tại Cơng ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 3.)

Qua bảng trên thấy:

Năm 2013, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu của doanh nghiệp là 1.66% và giảm 0.21 % so với năm 2012. Cụ thể 100 đồng doanh thu năm 2013 chỉ tạo ra được 1.66 đồng lợi nhuận sau thuế so với 1.87 đồng lợi nhuận năm 2012. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu và vòng quay vốn kinh doanh đều giảm dẫn đến sự sụt giảm của tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh. Doanh nghiệp cần đề ra các biện pháp thích hợp để tăng vịng quay vốn, tăng tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh. Qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh

Trong năm 2012, cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ vào hoạt động kinh doanh tạo ra 29.30 đồng lợi nhuận sau thuế. Sang năm 2013, cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ vào kinh doanh chỉ đem lại 8.71 đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 2.01 đồng so với năm 2012. Tuy nhiên do tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu giảm, hệ số vốn trên vốn chủ sở hữu cũng giảm 3.88% và cơng ty cũng khơng có các biện pháp làm tăng số vịng quay vốn kinh doanh đã khiến cho tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu giảm.

Như vậy, so với năm 2012, hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của cơng ty có xu hướng giảm. Vốn chủ sở hữu chưa phát huy hết vai trị đối với sản xuất kinh doanh. Do đó trong những năm tới, công ty cần kết hợp đồng bộ các giải pháp để tăng hiệu quả sử dụng vốn như tăng vịng quay tồn bộ vốn, tăng đầu tư vốn chủ sở hữu. Đặc biệt công ty cần chú ý đến việc tăng tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu bằng cách nâng cao trình độ quản trị chi phí và doanh thu. Ngồi ra, cơng ty cũng cần chú trọng vào công tác khai thác và sử dụng tài sản để tăng vòng quay vốn kinh doanh; tăng hệ số vốn trên vốn chủ sở hữu qua việc nâng cao trình độ quản trị tổ chức nguồn vốn cho hoạt động của doanh nghiệp.

2.2.7 Tình hình phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp.

Tình hình phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp được phản ánh thơng qua bảng sau:

Bảng 2.16 : Bảng phân tích nhóm hệ số phân phối lợi nhuận năm 2013.

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Chênh lệch Tỷ lệ

(%)

LNST dành trả cổ tức cho cổ đông thường (VND)

482,546,147 1,612,209,874 -1,129,663,727 -70.01 Số cổ phần thường đang lưu hành (cổ

phần)

500,000 500,000 0 0

(VND/cp)

Thu nhập một cổ phần thường 965.09 3224.42 -2259.33 -70.01

Hệ số chi trả cổ tức 1 1 0 0

Giá trị thị trường một cổ phần 10.000 10.000 0 0

Tỷ suất cổ tức 0.0965 0.3224 -0.2259 -70.01

( Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2012, 2013 tại Cơng ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 3.)

Qua bảng trên ta thấy: Cổ tức một cổ phần thường năm 2013 là 965.09 đồng giảm 70.01% so với năm 2012 tức là trong năm 2013 mỗi cổ phần thường nhận được 965.09 đồng cổ tức từ lợi nhuận sau thuế, đây là số tiền thực tế mà mỗi cổ đông nhận được. Do lợi nhuận sau thuế dành trả cổ tức năm 2013 giảm mạnh (giảm 70.01%) khiến cho cổ tức mỗi cổ phần cũng giảm tương ứng (giảm 70.01%). Thông tin về mức cổ tức thể hiện hiệu quả hoạt động của cơng ty ra ngồi thị trường, đến các nhà đầu tư khác; việc giảm DPS có thể gây ảnh hưởng xấu đến giá cổ phiếu của công ty trên thị trường, làm giảm hình ảnh của cơng ty. Hệ số chi trả cổ tức trong 2 năm 2012 và 2013 đều bằng 1 cho thấy cơng ty dành tồn bộ lợi nhuận sau thuế để trả cổ tức cho cổ đông mà khơng giữ lại để tái đầu tư. Thực hiện chính sách cổ tức này, mức độ rủi ro thấp vì cổ đơng nhận cổ tức và sẽ hiện thực hóa tài sản từ cổ tức được chia, điều này làm giảm tỷ suất sinh lời đòi hỏi của các nhà đầu tư khiến giá cổ phiếu có thể tăng lên. Nhưng ngược lại, vì dành lợi nhuận cho việc phân chia cổ tức cho cổ đông hiện hành nên công ty buộc phải từ bỏ các cơ hội đầu tư tiềm năng, khiến cho tỷ lệ tăng trưởng cổ tức trong tương lai giảm và sẽ làm giảm giá cổ phiếu.

Tỷ suất cổ tức năm 2013 là 0.0965 giảm 70.01% so với năm 2012, cho biết nếu nhà đầu tư bỏ ra 1 đồng đầu tư vào cổ phần của công ty trên thị trường thì có thể thu được 0.0965 đồng cổ tức, nó phản ánh mối quan hệ giữa mức cổ tức của một cổ phần thường và giá trị thị trường của cổ phần thường. Chỉ tiêu này đo

lường mức độ sinh lời thực tế mà cổ đông thường nhận được từ việc đầu tư vào một cổ phần thường.

Nhìn chung, năm 2013 vừa qua hoạt động kinh doanh không thực sự hiệu quả nên phần lợi nhuận sau thuế dành chi trả cổ tức bị sụt giảm khiến cho mức cổ tức cũng giảm mạnh. Trong tình hình đó, cơng ty vẫn duy trì hệ số chi trả cổ tức bằng 1 để đảm bảo thu nhập hiện hành cho các cổ đông, điều này đồng nghĩa với việc công ty đã đánh đổi với việc chớp lấy các cơ hội đầu tư trong tương lai để đem lại tăng trưởng thu nhập và cổ tức. Trong thời gian tới, công ty cần phân phối lợi nhuận sao cho hợp lý giữa mức chi trả cổ tức và phần lợi nhuận giữ lại tái đầu tư để vừa đảm bảo thu nhập cho các cổ đông vừa kịp thời nắm bắt các cơ hội đầu tư trong tương lai.

2.2.8 Xác định giá trị thị trường của Công ty.

Giá trị thị trường của Công ty được phản ánh thông qua các hệ số sau:

Bảng 2.17 : Bảng phân tích nhóm hệ số giá trị thị trường năm 2013.

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Chênh lệch Tỷ lệ (%)

Giá thị trường một cổ phần 10,000 10,000 0 0 Thu nhập một cổ phần 965.09 3224.42 -2259.33 -70.01 Hệ số giá trên thu nhập 10.36 3.10 7.26 234.19 Giá trị sổ sách một cổ phần 10,954 11,195 -241 -2.15 Hệ số giá thị trường trên giá

trị sổ sách

0.91 0.89 0.02 2.25 ( Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2012, 2013 tại Cơng ty cổ phần xây dựng và

phát triển nông thôn 3.)

Nhận xét: Hệ số giá trên thu nhập năm 2013 là 10.36 tăng tới 234.19 % so

với năm 2012. Chỉ tiêu này cho biết trong năm 2013 nhà đầu tư (hay thị trường) trả 10.36 đồng cho một đồng thu nhập hiện tại của công ty. Hệ số này của công

ty khá cao thông thường thể hiện sự đánh giá cao triển vọng công ty của các nhà đầu tư, tuy nhiên khi xem xét hệ số này cũng cần xem xét thận trọng các yếu tố liên quan.

Hệ số giá thị trường trên giá thị sổ sách năm 2013 cũng tăng 2.25 % lên 0.91 lần. Hệ số này phản ánh mối quan hệ giữa giá thị trường và giá trị sổ sách một cổ phần của cơng ty, nó cũng cho thấy sự tách rời giữa giá thị trường và giá trị sổ sách. Hệ số này nhỏ hơn 1 cho thấy dấu hiệu xấu về triển vọng của công ty. Khi xem xét đơn thuần hệ số giá trên thu nhập ta thấy hệ số này ở mức cao cho thấy triển vọng công ty được đánh giá cao. Tuy nhiên khi xem xét thêm hệ số giá thị trường trên giá trị sổ sách ta lại thấy những tín hiệu khơng khả quan về triển vọng phát triển của cơng ty. Cơng ty cần có những giải pháp cụ thể trên tất cả các mặt để nâng cao giá trị của công ty trong mắt các nhà đầu tư và trên thị trường.

2.3 Đánh giá chung về thực trạng tài chính của Cơng ty Cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 3 và phát triển nông thôn 3

2.3.1 Những kết quả đạt được.

Nền kinh tế thế giới đã vượt qua thời kỳ khó khăn nhất của cuộc khủng hoảng và đang trên đà phục hồi. Tuy nhiên sự phục hồi này vẫn còn chứa đựng nhiều biến động phức tạp và chưa vững chắc khiến cho hoạt động kinh doanh nói chung gặp khơng ít khó khăn. Là một doanh nghiệp kinh doanh lâu năm, uy tín đã được khẳng định trên thị trường và với nỗ lực của mình, cơng ty đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể:

 Về tình hình huy động vốn cuả công ty

- Công ty đã giảm vay nợ giúp cải thiện được mức độ tự chủ về tài chính, giảm chi phí sử dụng vốn, góp phần giảm bớt rủi ro tài chính.

- Cơng ty tận dụng tốt lợi ích từ việc sử dụng địn bẩy tài chính để nâng cao lợi nhuận.

- Công ty thực hiện tốt trách nhiệm và nghĩa vụ của mình thơng qua các khoản thuế nộp cho Nhà nước.

- Việc tăng trích lập các quỹ khen thưởng, phúc lợi cho thấy công ty rất quan tâm đến điều kiện làm việc và đãi ngộ với người lao động.

- Hoạt động tài trợ đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính, đem lại sự an tồn trong thanh tốn và ổn định trong sản xuất kinh doanh.

 Về tình hình đầu tư và sử dụng vốn.

- Tỷ suất đầu tư vào TSCĐ, bất động sản tăng lên phù hợp với tính chất ngành nghề kinh doanh của công ty, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh.

- Nguồn vốn bị chiếm dụng giảm đi.

 Về tình hình huy động và sử dụng vốn bằng tiền.

- Duy trì được dịng tiền vào dương từ hoạt động đầu tư – là kênh tăng trưởng vốn bằng tiền an toàn.

- Chấp hành tốt kỷ luật thanh toán trong kinh doanh.  Về tình hình cơng nợ và khả năng thanh tốn.

- Nguồn vốn đi chiếm dụng luôn lớn hơn nguồn vốn bị chiếm dụng giúp công ty tận dụng được nguồn vốn với chi phí sử dụng thấp.

- Các hệ số thanh tốn tuy có giảm nhưng vẫn ở mức an tồn giúp doanh nghiệp sẵn sàng thanh toán các khoản nợ đến hạn, giảm rủi ro tài chính.

 Về phân phối lợi nhuận.

- Cơng ty duy trì được hệ số chi trả cổ tức đảm bảo về mặt tâm lý cho các nhà đầu tư.

2.3.2 Những hạn chế, tồn tại trong công ty và nguyên nhân. * Những hạn chế * Những hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được nói trên thì trên thực tế cơng ty vẫn còn tồn

tại những hạn chế nhất định ảnh hưởng đáng kể đến tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong năm, cụ thể :

 Về tình hình huy động vốn.

- Quy mô nguồn vốn huy động bị thu hẹp, cơng ty gặp khó khăn trong việc mở rộng sản xuất kinh doanh.

- Tỷ trọng nợ trong cơ cấu nguồn vốn vẫn còn cao.

- Nguồn vốn huy động chủ yếu từ vay nợ dẫn đến áp lực thanh toán cao.  Về tình hình đầu tư và sử dụng vốn

- Quy mô tài sản bị thu hẹp dẫn đến sự thu hẹp về quy mô kinh doanh. - Công ty gặp bất lợi về cạnh tranh do giảm lượng vốn bị chiếm dụng.  Về tình hình huy động và sử dụng vốn bằng tiền.

- Tổ chức nguồn vốn chưa thực sự hợp lý, số vốn huy động từ bên trong không lớn, phải huy động từ nguồn vốn bên ngoài.

- Lưu chuyển tiền tệ kém ổn định, kém bền vững ảnh hưởng đến mức độ an tồn ngân quỹ.

- Hoạt động tạo tiền khơng hiệu quả.

 Về tình hình cơng nợ và khả năng thanh tốn.

- Cơng tác thu hồi nợ và trả nợ chưa hợp lý làm ảnh hưởng xấu tới uy tín của doanh nghiệp.

- Thời gian thu hồi nợ kéo dài gây thất thốt lãng phí vốn rất lớn. - Thời gian chuyển hóa thành tiền quá lâu.

 Về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.

- Kỳ luân chuyển vốn lưu động q lớn gây lãng phí vốn khơng đáng có. - Hiệu quả sử dụng vốn cố định, vốn kinh doanh còn nhiều bất cập.

 Về hiệu suất hoạt động. - Cơng tác quản lý chi phí chưa tốt.

- Tỷ suất sinh lời của tài sản giảm không bù đắp được vốn kinh doanh bỏ ra.  Về phân phối lợi nhuận.

- Cơng ty sử dụng chính sách phân phối lợi nhuận chưa hợp lý, không hiệu quả nếu xét trong dài hạn.

- Lợi nhuận trong năm sụt giảm khá mạnh.  Về giá trị thị trường.

- Triển vọng phát triển của công ty trong tương lai không được các nhà đầu tư đánh giá cao.

* Nguyên nhân hạn chế:

- Tình hình kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng trong năm 2013 vẫn chưa hoàn tồn thốt ra khỏi suy thối gây ảnh hưởng tiêu cực tới các ngành kinh tế trong nước, đặc biết là lĩnh vực xây dựng vẫn chưa có nhiều dấu hiệu phục hồi. Trong bối cảnh đó, Cơng ty gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn mới, khó mở rộng hoạt động kinh doanh.

- Cơng tác phân tích tài chính chỉ mới được quan tâm chứ chưa thực sự được đầu tư đầy đủ, chất lượng đội ngũ làm công tác quản lý tài chính cũng chưa có chun mơn sâu.

- Cơ cấu nguồn vốn không hợp lý, sự phụ thuộc của doanh nghiệp vào nguồn vốn bên ngoài là quá lớn.

- Các chính sách quản lý, phân phối của cơng ty chưa thực sự hợp lý, hiệu quả. - Doanh nghiệp thiếu chủ động trong việc tìm kiếm khách hàng mới, mở rộng thị trường.

CHƯƠNG 3 : CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ PHÁT

TRIỂN NÔNG THÔN 3

3.1 Mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty Cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 3 trong thời gian tới. phát triển nông thôn 3 trong thời gian tới.

3.1.1 Bối cảnh kinh tế - xã hội

Bước vào năm 2014, nền kinh tế Việt Nam đã có nhưng dấu hiệu phục hồi sau những ảnh hưởng của suy thối kinh tế tồn cầu nhưng về cơ bản nền kinh tế đang đối diện với nhiều thách thức :

Thứ nhất, nguy cơ tái lạm phát cao kèm theo sự trì trệ của thị

trường sẽ làm cho tình hình khó khăn thêm. Mặc dù CPI 3 tháng đầu năm 2014 đã giảm nhẹ, nhưng nguy cơ lạm phát vẫn “rình rập” khi mà nguyên nhân bên trong của nền kinh tế chưa được giải quyết.

Thứ hai, tình hình nợ xấu chưa được cải thiện, nên dịng tín dụng

vẫn bị tắc nghẽn, nền kinh tế khơng hấp thụ được vốn. Tình trạng thừa tiền, thiếu vốn cịn kéo dài. Khả năng tiếp cận vốn của DN vẫn cịn khó khăn, nhất là DN vừa và nhỏ.

Thứ ba, khả năng kéo giảm lãi suất cho vay khơng nhiều; khó đáp

ứng sự mong đợi của DN, do hoạt động kém hiệu quả của DN lẫn hệ thống ngân hàng thương mại. Nếu lạm phát kỳ vọng cả năm là 7%, thì việc kéo giảm lãi suất tiết kiệm tiền gửi có kỳ hạn khơng cịn nhiều dư địa và lãi suất cho vay vẫn còn khá cao, đặc biệt là lãi suất vay trung - dài hạn. Điều này sẽ khơng kích thích được các DN đang có thị trường mở rộng đầu tư và vẫn là nguy cơ làm tăng nợ xấu đối với những DN đang nỗ lực phục hồi sản xuất.

Thứ tư, những nỗ lực để làm “ấm” thị trường bất động sản chưa thể

mang lại kết quả, nên thanh khoản của thị trường này khó được cải thiện. Gói hỗ trợ lãi suất 30.000 tỷ đồng năm vừa qua để hỗ trợ thị trường bất động sản

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) đánh giá tình hình tài chính và biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 3 (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)