Mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty Cổ phần xây dựng và

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) đánh giá tình hình tài chính và biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 3 (Trang 109)

1.1.2 .Quản trị tài chính doanh nghiệp

3.1 Mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty Cổ phần xây dựng và

phát triển nông thôn 3 trong thời gian tới.

3.1.1 Bối cảnh kinh tế - xã hội

Bước vào năm 2014, nền kinh tế Việt Nam đã có nhưng dấu hiệu phục hồi sau những ảnh hưởng của suy thối kinh tế tồn cầu nhưng về cơ bản nền kinh tế đang đối diện với nhiều thách thức :

Thứ nhất, nguy cơ tái lạm phát cao kèm theo sự trì trệ của thị

trường sẽ làm cho tình hình khó khăn thêm. Mặc dù CPI 3 tháng đầu năm 2014 đã giảm nhẹ, nhưng nguy cơ lạm phát vẫn “rình rập” khi mà nguyên nhân bên trong của nền kinh tế chưa được giải quyết.

Thứ hai, tình hình nợ xấu chưa được cải thiện, nên dịng tín dụng

vẫn bị tắc nghẽn, nền kinh tế khơng hấp thụ được vốn. Tình trạng thừa tiền, thiếu vốn cịn kéo dài. Khả năng tiếp cận vốn của DN vẫn cịn khó khăn, nhất là DN vừa và nhỏ.

Thứ ba, khả năng kéo giảm lãi suất cho vay khơng nhiều; khó đáp

ứng sự mong đợi của DN, do hoạt động kém hiệu quả của DN lẫn hệ thống ngân hàng thương mại. Nếu lạm phát kỳ vọng cả năm là 7%, thì việc kéo giảm lãi suất tiết kiệm tiền gửi có kỳ hạn khơng cịn nhiều dư địa và lãi suất cho vay vẫn còn khá cao, đặc biệt là lãi suất vay trung - dài hạn. Điều này sẽ khơng kích thích được các DN đang có thị trường mở rộng đầu tư và vẫn là nguy cơ làm tăng nợ xấu đối với những DN đang nỗ lực phục hồi sản xuất.

Thứ tư, những nỗ lực để làm “ấm” thị trường bất động sản chưa thể

mang lại kết quả, nên thanh khoản của thị trường này khó được cải thiện. Gói hỗ trợ lãi suất 30.000 tỷ đồng năm vừa qua để hỗ trợ thị trường bất động sản cho đến nay chưa mang lại kết quả đáng kể. Một khi thanh khoản của thị trường bất động sản chưa cải thiện, thì việc xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại cũng sẽ khó khăn.

Cộng với đó là, trong năm 2014 tình hình kinh tế thế giới cịn diễn biến thất thường, có tác động bất lợi đối với những nền kinh tế có độ mở lớn như nền kinh tế Việt Nam.

Để phục hồi nền kinh tế, Chính phủ đang có nhiều nỗ lực để tạo niềm tin cho thị trường thơng qua các gói giải pháp hỗ trợ thị trường như tập trung vào khâu xử lý “điểm nghẽn” của tín dụng và tăng sức mua của thị trường, trong đó quan tâm đặc biệt đến tồn kho sản phẩm bất động sản. Cụ thể, với các giải pháp về tín dụng áp dụng biện pháp cho vay mới các DN có khả năng tồn tại và phát triển; các DN đang thực hiện các dự án nhà ở đang có thị trường…; ngăn chặn xu hướng tăng số DN phải ngưng hoạt động, giải thể do thiếu vốn lưu động; mở rộng tín dụng tiêu dùng; giảm lãi suất huy động tiền gửi và lãi suất cho vay; áp dụng nhiều biện pháp để xử lý nợ xấu, trong đó có việc thành lập định chế mua bán nợ của Nhà nước (VAMC).

Đồng thời, Chính phủ tiếp tục thực hiện biện pháp hoãn thời hạn nợp thuế, thời hạn nộp tiền sử dụng đất, miễn giãm thuế... Tại Kỳ họp thứ 5 (tháng 5-6/2013), Quốc hội đã sửa đổi một số điều của Luật Thuế thu nhập DN và Luật Thuế giá trị gia tăng nhằm miễn giảm thuế cho một số đối tượng để kích thích thị trường và giảm khó khăn cho DN. Áp dụng

thuế suất thu nhập DN là 22% từ tháng 1/2014 và 20% từ tháng 01/2016 để khuyến khích DN mở rộng đầu tư, giảm 50% thuế giá trị gia tăng cho nhà giá thấp….

Dự báo tình hình kinh tế thế giới có những khởi sắc trong năm 2014, tăng

trưởng toàn cầu về cơ bản đang trên đà phục hồi, dù còn tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro và chưa vững chắc. Theo đó, tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2014 được dự đốn có nhiều khả năng sẽ hồi phục nhưng sẽ thiếu bền vững nếu những tồn tại mang tính cơ cấu của nền kinh tế chưa được giải quyết, như yếu kém về cơ sở hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực thấp, ngành công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển, bất cập tồn tại trong hệ thống luật pháp, chính sách… Năm 2014 cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ lạm phát cao do tác động trễ của những chính sách tháo gỡ khó khăn sản xuất kinh doanh năm 2013.

Trên cơ sở những mục tiêu tổng quát của nền kinh tế, Chính phủ đã đưa ra dự kiến các chỉ tiêu kinh tế cơ bản trong năm 2014 bao gồm: GDP tăng khoảng 5,8 – 6% so với năm 2013, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 10% so với ước thực hiện năm 2013, tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu khoảng 6%, tỷ lệ bội chi ngân sách so với GDP là 4,8%, tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội chiếm khoảng 30% GDP, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng khoảng 7%. Bên cạnh đó, một số cân đối lớn của nền kinh tế năm 2014 cần được đảm bảo: cân đối lao động và việc làm; cân đối thu, chi ngân sách nhà nước; cân đối vốn đầu tư phát triển; cân đối xuất nhập khẩu; cán cân thanh toán quốc tế; cân đối về điện và lương thực.

vực, trong đó đẩy nhanh thực hiện đề án tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mơ hình tăng trưởng trong tất cả các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế, trong doanh nghiệp, theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Chú trọng đổi mới khu vực doanh nghiệp nhà nước, tiếp tục đổi mới hệ thống ngân hàng trên cơ sở cơ cấu, tổ chức lại, phát triển đồng bộ và lành mạnh hóa thị trường tiền tệ, giảm dần tỷ lệ nợ xấu thông qua việc tái cơ cấu tổ chức tín dụng. Ngồi ra cần nhất qn thực hiện mục tiêu tăng cường ổn định kinh tế vĩ mơ. Trong đó, cần phối hợp hiệu quả giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa, vừa đảm bảo cung ứng vốn cho nền kinh tế, đồng thời góp phần kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Thương mại và đầu tư cần được thúc đẩy, đặc biệt chú trọng thu hút nhiều nguồn vốn ODA, FDI, đồng thời sử dụng có hiệu quả trong đầu tư, tránh thất thốt, lãng phí. Thúc đẩy sản xuất các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, đặc biệt là đẩy mạnh phát triển kinh tế biển. Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và bình đẳng hơn cho khu vực tư nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bên cạnh đó, phát triển nguồn nhân lực và đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

3.1.2 Mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty Cổ phần Xây dựng vàPhát triển nông thôn 3 Phát triển nông thôn 3

Trong thời gian tới, Công ty tiếp tục khẳng định vị thế của mình Cơng ty là một cơng ty xây dựng có uy tín, đảm bảo chất lượng và hồn thành đúng tiến độ cơng trình. Mục tiêu hiện tại của Cơng ty là tích cực tập trung xây dựng các cơng trình trọng điểm vẫn đang xây dựng. Mở rộng quan hệ, tìm kiếm các khách hàng mới nhằm mở rộng thị phần vào thị trường xây dựng và kinh doanh nhà ở. Triển khai thi cơng các cơng trình

xây dựng nhà ở và văn phịng làm việc do Tổng Cơng ty giao và do Công ty làm chủ đầu tư. Tiếp tục triển khai phương án đầu tư thêm thiết bị xây dựng cầu đường và thiết bị thi công xây dựng nhà hiện đại, nhà cao tầng.

Xây dựng cơ cấu vốn hợp lý, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tổ chức quản lý và sử dụng vốn linh hoạt. Đảm bảo đủ vốn trong thời gian tới cho hoạt động của cơng ty, tránh tình trạng thiếu vốn gây căng thẳng và gián đoạn q trình sản xuất kinh doanh, thi cơng cơng trình.

Năm 2014 sẽ là một năm vô cùng khó khăn trước bài tốn khó về giá cả và sự khan hiếm các yếu tố đầu vào, cơng ty cần phải có kế hoạch cụ thể và chuẩn bị tốt để chủ động đáp ứng kịp thời các yếu tố đầu vào và tránh gây gián đoạn trong quá trình sản xuất

Quản lý chặt chẽ chi phí nhất là trong quản lý chi phí doanh nghiệp, chi phí lãi vay tránh gây ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.

Nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên từ vật chất đến tinh thần.Chăm lo sức khỏe cho người lao động,tổ chức khám sức khỏe định kỳ,mua BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp,thăm hỏi trợ cấp kịp thời cho cán bộ cơng nhân viên gặp khó khăn.

Cải tiến bộ máy quản lý ngày càng hợp lý hơn, làm tốt công tác quy hoạch cán bộ, đào tạo hướng dẫn cán bộ đáp ứng với những thay đổi của điều kiện mới tạo sự phát triển bền vững.

3.2 Các giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện tình hình tài chính của Cơng ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển nông thôn 3.

Xuất phát từ vốn lý luận tích lũy được trong q trình học tập và q trình tìm hiểu, phân tích tình hình tài chính của cơng ty, để có thể góp phần ý kiến

giúp cơng ty hồn thành được những mục tiêu đề ra, em xin kiến nghị một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của cơng ty:

3.2.1 Điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn và tìm nguồn tài trợ hợp lý.

Trong cơ cấu vốn vay của công ty hiện nay chủ yếu là nợ ngắn hạn . Nợ ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao khiến cho khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cũng như khả năng thanh toán nhanh, thanh tốn tức thời của cơng ty thấp hơn nhiều mức trung bình của ngành. Điều này gây nguy hiểm cho tình hình tài chính của cơng ty, do đó để cải thiện tình hình tài chính cơng ty nên xem xét thay đổi cơ cấu nguồn vốn theo hướng tăng nguồn vốn dài hạn và giảm nguồn vốn ngắn hạn và phải đảm bảo tăng được khả năng thanh tốn cho cơng ty. Nếu công ty tăng lượng vốn chủ lên tỷ lệ cao sẽ không đảm bảo khuếch đại được tỷ suất lợi nhuận vốn chủ . Cơng ty có thể điều chỉnh theo hướng giảm các khoản nợ ngắn hạn và thay vào đó là các khoản nợ dài hạn để tăng khả năng an tồn về mặt tài chính cho cơng ty mà vẫn đảm bảo mục tiêu giữ tỷ lệ VCSH: Vốn vay ở mức độ nhất định để khuếch đại tỷ suất sinh lời của vốn chủ.

Tuy nhiên, thay đổi theo hướng trên công ty cũng phải chấp nhận đánh đổi với mức chi phí huy động vốn cao hơn để đạt được mục tiêu trước mắt là an toàn tương đối về mặt tài chính và tỷ lệ sử dụng địn bẩy tài chính.

3.2.2.Tổ chức tốt công tác quản trị nợ phải thu

- Thực tế cho thấy, số nợ phải thu khách hàng của công ty giảm khá mạnh, nhưng vẫn cịn ở mức cao.Điều đó đặt ra u cầu cơng ty cần có những biện pháp nhanh chóng thu hồi nợ, tránh tình trạng bị ứ đóng vốn trong khâu thanh tốn hoặc phải xử lý xóa nợ ( điều này làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty). Cụ thể, công ty cần chủ động có kế hoạch thu hồi nợ, lập danh sách

khách hàng nợ, theo dõi cụ thể danh sách đó, sắp xếp các đối tượng theo khả năng trả nợ cho cơng ty trên cơ sở tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh của từng khách hàng kết hợp với thời hạn công ty đã cho khách hàng nợ từ đó cơng ty có thể chủ động đơn đốc khách hàng thanh tốn đúng hạn ( gửi giấy báo cho khách hàng khi gần thời hạn trả nợ để khách hàng chủ động thu xếp tiền thanh toán cho cơng ty). Việc đơn đốc khách hàng thanh tốn cho cơng ty có thể gây tâm lý tiêu cực cho khách hàng nhưng đây là việc nên làm, đặc biệt là các khách hàng lớn, khách hàng thường xuyên vì như vậy sẽ tạo ra lề lối làm việc khẩn trương, nghiêm túc cho khách hàng khi quan hệ với cơng ty. Bên cạnh đó, những khoản nợ khơng có khả năng thu hồi được, cơng ty cần chú ý theo dõi để lập dự phòng nhằm giúp cho công ty hạn chế được rủi ro khi không thu hồi được nợ, tránh được khó khăn về tài chính cho cơng ty. Trong cơng tác bán hàng, để thực hiện tốt việc bán ra đồng thời cắt giảm chi phí thu hồi nợ, công ty cần áp dụng một số biện pháp như: Khi ký hợp đồng với khách hàng, công ty cần xem xét khả năng thanh toán của khách hàng nhất là với các hợp đồng lớn, đối với các khách hàng mới. Trong ký kết hợp đồng, cần quy định rõ ràng về thời gian thanh toán, phương thức thanh toán, đồng thời kèm theo các điều khoản yêu cầu các bên phải chịu trách nhiệm một cách đầy đủ , nghiêm chỉnh các điều khoản trong hợp đồng. Chẳng hạn, nếu khách hàng thanh toán chậm so với thời gian quy định sẽ bị phạt vi phạm hợp đồng hoặc nợ quá hạn phải chịu lãi suất theo lãi suất vay vốn ngân hàng…

3.2.3.Xây dựng kế hoạch nhu cầu hàng tồn kho

- Để tăng tốc độ luan chuyển, nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn lưu động thì một vấn đề khá quan trọng là phải thực hiện quản lý tốt vốn tồn kho dự

trữ. Tổ chức việc dự trữ một mặt đảm bảo tính liên tực của q trình sản xuất, mặt khác giảm tới mức thấp nhất có thể số vốn cần thiết cho khâu này.

- Cơng ty cần phải căn cứ vào tình hình kinh doanh và tình hình để xác định kế hoạch dữ trữ nguyên vật liệu sao cho phù hợp, tránh tình trạng thiếu nguyên vật liệu phục vụ khi thi công ,để mất khách hàng nhưng cũng tránh dư thừa gây ứ đọng vốn và tốn kém chi phí dự trữ. Nên có bộ phận lên kế hoạch rõ ràng về số lượng sản phẩm sẽ sản xuất cũng như tìm hiểu rõ về khả năng của nhà cung cấp để có kế hoạch dự trữ những loại nguyên liệu biến động giá thất thường, còn đối với những ngun liệu ổn định, dễ nhập thì khơng cần dự trữ quá nhiều.

-Trong khâu mua sắm vật tư cơng ty có đội ngũ cán bộ chun mơn giỏi, có kỹ năng quản lý và giám sát việc thu mua, tránh tình trạng mất mát hao hụt, đồng thời giám sát bên bán buộc họ phải giao hàng đúng thời hạn và giá cả trong hợp đồng.

3.2.4.Tìm kiếm, mở rộng thị trường .

Trong thời gian tới công ty cần mở rộng quy mô kinh doanh ở các tỉnh thành

trọng điểm và mở rộng thêm các khu vực khác. Trong thời gian đầu làm quen thị trường mới có thể sẽ gặp khó khăn do khách hàng chưa quen với sản phẩm của công ty, cần đầu tư cho công tác quảng cáo giới thiệu sản phẩm hoặc tạm thời hạ giá bán ở các thị trường mới xâm nhập.Cần xem xét đến thị trường các tỉnh phía nam vì theo dự báo, các tỉnh phía nam trong những năm sắp tới sẽ tăng mạnh mẽ nhu cầu về nguyên vật liệu phục vụ cho xây dựng nhà ở và các cơng trình.

Cơng ty nên củng cố mối quan hệ với các bạn hàng lâu năm, tận dụng các mối quan hệ này để thiết lập các mối quan hệ làm ăn mới, gia

cường khả năng thâm nhập thị trường, đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường hướng ra xuất khẩu. Ngồi ra cơng ty nên sử dụng mạng lưới máy tính để tiện cho việc báo cáo và nắm bắt tình hình ở các địa phương. Để có thể vi tính hố việc quản lý các chi nhánh giới thiệu sản phẩm điều quan trọng là phải có phần mềm riêng, nhờ chương trình phần mềm này mọi hệ thống thông tin về chi nhánh, khách hàng… liên quan đến việc thanh toán,

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) đánh giá tình hình tài chính và biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 3 (Trang 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)