Tỷ lệ trâu, bò ốm và chết do bệnh tụ huyết trùng ở các mùa vụ

Một phần của tài liệu xác định vi khuẩn pasteurella multocida gây bệnh tụ huyết trùng ở trâu, bò tại một số huyện có dịch trên địa bàn tỉnh cao bằng và bước đầu thử nghiệm auto-vaccine (Trang 61 - 64)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1.3. Tỷ lệ trâu, bò ốm và chết do bệnh tụ huyết trùng ở các mùa vụ

Khí hậu của các tỉnh miền núi phía Bắc thường chia làm 2 mùa vụ rõ rệt là vụ Hè – Thu từ tháng 4 đến tháng 10 và Đông – Xuân từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Sự thay đổi và tác động của điều kiện thời tiết, khí hậu mà trong đó nhân tố cơ bản là ẩm độ và nhiệt độ môi trường gây ra những biến đổi cho cơ thể động vật, gây ra stress làm giảm sức đề kháng của gia súc và tăng khả năng mắc bệnh, trong đó có bệnh tụ huyết trùng. Để nghiên cứu tính chất mùa vụ có ảnh hưởng như thế nào đến việc phát sinh và gây chết vì bệnh tụ huyết trùng, chúng tôi đã điều tra số trâu, bò ốm chết vì bệnh tụ huyết trùng trong 3 năm, kết quả được trình bày ở bảng 3.3.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.3. Tỷ lệ trâu, bò ốm và chết do bệnh tụ huyết trùng ở các mùa vụ

Thời gian (năm) Tổng số trâu, bò Số con ốm Số con chết

Đông - Xuân Hè - Thu Đông - Xuân Hè - Thu

Số ốm Tỷ lệ (%) Số ốm Tỷ lệ (%) Số chết Tỷ lệ (%)* Số chết Tỷ lệ (%)* 2006 239.002 142 0,06 571 0,24 43 30,28 126 22,07 2007 246.816 381 0,15 850 0,34 69 18,11 174 20,47 2008 254.906 187 0,07 628 0,25 92 49,2 363 57,8 Tính chung 740.724 710 0,09 2.049 0,28 204 28,73 663 32,36 Tỷ lệ (%)*: Chết so với số ốm

Từ bảng 3.3, các kết quả thu được cho thấy, với tổng số 740.724 trâu, bò điều tra trong vụ Đông – Xuân có 710 con mắc bệnh chiếm 0,09%, số con chết là 204 con, chiếm 28,73% so với số ốm. Vụ Hè – Thu có 2.049 con mắc bệnh, chiếm 0,28%, số con chết là 663 con, chiếm 32,36% so với số ốm.

Như vậy, tỷ lệ mắc bệnh trung bình tại tỉnh Cao Bằng trong vụ Hè – Thu cao hơn vụ Đông – Xuân (P<0,05). Tỷ lệ chết trung bình của bệnh trong vụ Hè – Thu cũng cao hơn vụ Đông – Xuân, tuy nhiên sự sai khác này là không đáng kể (P>0,05). Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật gây bệnh của vi

khuẩn P. multocida và quy luật dịch tễ của bệnh, là vì trong vụ Hè – Thu:

- Thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều, bão lụt… thích hợp cho sự phát triển của mầm bệnh và làm giảm sức đề kháng của trâu, bò.

- Trâu, bò thường được thả rông trên đồi rừng, nhiều khi trâu, bò chết mà chủ nuôi không biết hoặc xác chết bị vứt ra sông suối nên khi gặp mưa rào, lụt lội phân và nước tiểu có chứa mầm bệnh có điều kiện lây lan rộng ra

các vùng xung quanh. Ngược lại, do vi khuẩn P. multocida thường cư trú ở

đường hô hấp trên nên ở vụ Đông – Xuân điều kiện khí hậu khắc nghiệt, thức ăn khan hiếm kết hợp với điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng kém nên sức đề

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

kháng của trâu, bò giảm vì vậy bệnh cũng có điều kiện phát sinh song không bằng vụ Hè – Thu. Đặc biệt là năm 2007 xảy ra đợt rét lịch sử, nên vào vụ này tuy tỷ lệ mắc bệnh tụ huyết trùng không cao bằng vụ Hè – Thu nhưng tỷ lệ trâu, bò chết do bệnh cũng khá cao.

Theo nghiên cứu một cách đầy đủ tại Sri Lanka của De Alwis (1984) [46] cho thấy bệnh xuất hiện quanh năm. Trong khi vào mùa khô bệnh có chiều hướng giảm đi thì sau đó khi chuyển sang mùa mưa bệnh lại có khuynh hướng bùng phát rộng ra rất nhanh, có lẽ điều này là do sự tồn tại rất lâu của

P. multocida bên ngoài gia súc và khi gặp điều kiện ẩm ướt vi khuẩn này bắt

đầu hoạt động trở lại và xâm nhập vào ký chủ gây bệnh. Lane và cs (1992) [57] sau khi nghiên cứu sự bùng phát dịch tụ huyết trùng tại Zimbabwe đã đưa ra kết luận bệnh nổ ra suốt mùa mưa trong những tháng mùa hè. Đặc biệt chú ý mối quan hệ giữa lượng mưa rất lớn cùng với hiện tượng lạnh bất thường và sự lan nhanh của bệnh.

Kết quả của chúng tôi phù hợp với nhận định của Phan Đình Đỗ và Trịnh Văn Thịnh (1958) [3] là ở Việt Nam bệnh tụ huyết trùng thường xảy ra vào mùa mưa, vào các tháng nóng ẩm, mưa nhiều, khí hậu ẩm ướt. Võ Văn Hùng (1997) [9] nghiên cứu bệnh tụ huyết trùng lợn ở Đăk Lăk cho rằng bệnh

xảy ra vào mùa mưa hàng năm. Cao Văn Hồng (2002) [8], cho biết bệnh tụ

huyết trùng ở trâu, bò ở Đăk Lăk có dịch tễ học với hệ số tháng dịch 5, 6, 7, 8, 9 lớn hơn 1, tức là bệnh thường xảy ra vào các tháng này, còn các tháng khác hệ số tháng dịch đều nhỏ hơn 1. Hoàng Đăng Huyến (2004) [11] khi nghiên cứu bệnh tụ huyết trùng ở Bắc Giang cho biết tỷ lệ gia súc ốm và chết vụ Hè – Thu cao hơn so với vụ Đông – Xuân. Nguyễn Văn Minh (2005) [19] nghiên cứu bệnh tụ huyết trùng ở gia súc tại Hà Tây cho biết Hè – Thu bệnh xảy ra nhiều hơn Đông – Xuân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Từ đó, chúng tôi đưa ra kết luận: Bệnh tụ huyết trùng trâu, bò tại Cao Bằng chịu ảnh hưởng sâu sắc của yếu tố khí hậu và thời tiết. Bệnh có chiều hướng tăng vào vụ Hè - Thu hàng năm khi có lượng mưa nhiều, độ ẩm và nhiệt độ cao. Vì vậy cần có các phương án tiêm phòng trước tháng năm hàng năm để

có thể đảm bào lượng kháng thể chống P. multocida. Cần xây dựng các kế

hoạch về nhân lực, vật chất ứng phó với dịch trước mùa phát dịch.

Một phần của tài liệu xác định vi khuẩn pasteurella multocida gây bệnh tụ huyết trùng ở trâu, bò tại một số huyện có dịch trên địa bàn tỉnh cao bằng và bước đầu thử nghiệm auto-vaccine (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)