Một vài nét về lịch sử phát triển của vắc xin

Một phần của tài liệu xác định vi khuẩn pasteurella multocida gây bệnh tụ huyết trùng ở trâu, bò tại một số huyện có dịch trên địa bàn tỉnh cao bằng và bước đầu thử nghiệm auto-vaccine (Trang 36 - 37)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.5.1.Một vài nét về lịch sử phát triển của vắc xin

Theo Đặng Thế Huynh (1978) [12] khái niệm vắc xin được bắt nguồn từ chữ ―vacca‖ có nghĩa là ―bò cái‖. Vào thời gian trước thế kỷ XIX, dịch đậu mùa lan tràn khắp các châu lục, giết chết nhiều người. Quan sát các ổ dịch đậu mùa thấy rằng người thợ vắt sữa bò rất ít, thậm chí không bao giờ mắc bệnh này. Đi sâu tìm hiểu được biết trong thời gian vắt sữa bò, trên tay những người này đã từng mọc những nốt đậu, loét do bò sữa bị bệnh đậu mùa truyền sang. Từ quan sát thực tiễn trên, năm 1876 Jenner E. đưa ra nhận định rằng virus đậu bò khi lây sang người đã tạo ra được trạng thái đặc biệt giúp cơ thể không nhiễm virus đậu mùa. Trạng thái này về sau được gọi là trạng thái miễn dịch của cơ thể. Từ nhận định của mình, Gienne đã dùng vẩy đậu bò sấy khô nghiền với nước muối sinh lý thành huyễn dịch, đem huyễn dịch này chủng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cho người. Những người được chủng virus đậu bò suốt đời không mắc bệnh đậu mùa. Từ thành công này, về sau các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu chế tạo ra nhiều loại vắc xin phòng bệnh cho người và gia súc…

Cùng với những tiến bộ trong nghiên cứu, sử dụng công nghệ chế tạo vắc xin, mở rộng phạm vi phòng bệnh của vắc xin sang cả bệnh kí sinh trùng, các thuật ngữ sử dụng trong lĩnh vực vắc xin cũng có những thay đổi. Theo thuật ngữ của Louis Pasteur dùng từ năm 1885 thì vắc xin chỉ dùng để chỉ một chế phẩm sinh học được chế từ vi sinh vật, dùng gây miễn dịch phòng bệnh truyền nhiễm. Ngày nay không chỉ có vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm mà còn có vắc xin phòng kí sinh trùng, vì vậy thuật ngữ vắc xin được hiểu rộng hơn, đó là một chế phẩm sinh học chứa vật chất của mầm bệnh gọi là ―kháng nguyên‖ khi đưa vào cơ thể người hoặc động vật sẽ kích thích cơ thể tạo ra trạng thái miễn dịch chống lại mầm bệnh.

Phần lớn vắc xin phòng bệnh cho người và động vật được chế tạo bằng kỹ thuật hiện đại và công nghệ cao. Để đáp ứng yêu cầu phòng bệnh ngày càng hoàn thiện, các vắc xin sau khi đưa vào phục vụ công tác phòng bệnh luôn được cải tiến về phương pháp chọn tạo giống vi sinh vật, lựa chọn chất bổ trợ và công nghệ chế tạo để nâng cao hơn độ an toàn, hiệu lực vắc xin, thuận tiện cho người sử dụng và giảm giá thành. Theo Van Oirschot (1993) [78], tiêu chí để chọn một vắc xin tốt phòng bệnh cho động vật cần phải đạt các yêu cầu sau đây:

- Không được gây phản ứng toàn thân. Có thể gây phản ứng cục bộ, nhưng những biểu hiện của phản ứng cục bộ phải biến mất 24 giờ sau khi tiêm phòng.

- Hiệu lực phòng bệnh cao và kéo dài. - Sử dụng và bảo quản dễ dàng.

- Giá thành rẻ.

Một phần của tài liệu xác định vi khuẩn pasteurella multocida gây bệnh tụ huyết trùng ở trâu, bò tại một số huyện có dịch trên địa bàn tỉnh cao bằng và bước đầu thử nghiệm auto-vaccine (Trang 36 - 37)