Cấu trúc kháng nguyên của vi khuẩn Pasteurella multocida

Một phần của tài liệu xác định vi khuẩn pasteurella multocida gây bệnh tụ huyết trùng ở trâu, bò tại một số huyện có dịch trên địa bàn tỉnh cao bằng và bước đầu thử nghiệm auto-vaccine (Trang 27 - 29)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.3.4.Cấu trúc kháng nguyên của vi khuẩn Pasteurella multocida

Lignieres (1900) [58] khi nghiên cứu đặc tính kháng nguyên của vi

khuẩn P. multocida đã khẳng định các chủng P. multocida phân lập từ các

loài vật mắc bệnh khác nhau có đặc tính huyết thanh không đồng nhất.

Kháng nguyên của P. multocida rất phức tạp và cấu trúc từng loại

kháng nguyên cũng luôn thay đổi. Cho đến nay, người ta đã xác định được

kháng nguyên của P. multocida có 3 loại là: Kháng nguyên vỏ K, kháng

nguyên thân O, kháng nguyên ngoại tế bào OMP (outer memmbrane protein).

Kháng nguyên vỏ (K): Chỉ có ở P. multocida tạo khuẩn lạc dạng S,

không gặp ở vi khuẩn tạo khuẩn lạc dạng M và R. Kháng nguyên K bao bọc xung quanh thân vi khuẩn, che cho kháng nguyên O khỏi bị các phage tác động, đồng thời ngăn cản sự tiếp xúc giữa kháng nguyên O và kháng thể O. Do đó, muốn phát hiện kháng nguyên O bị che lấp, người ta phải phá huỷ kháng nguyên K hoặc dùng phương pháp nuôi cấy không cho vi khuẩn hình thành giáp mô. Kháng nguyên K thu được qua chiết xuất từ canh khuẩn non, phát hiện được dễ dàng qua phản ứng ngưng kết hồng cầu gián tiếp. Thành phần và cấu trúc kháng nguyên K khá phức tạp, theo Price và Smith (1966) [69] chúng gồm có 3 loại là α, β, γ. Kháng nguyên có cấu tạo dạng phức giữa protein và polysaccaride. Kháng nguyên protein của vỏ (giáp mô) có khả năng gây miễn dịch mạnh.

Kháng nguyên K, đặc biệt là thành phần protein của kháng nguyên K đóng vai trò tích cực trong quá trình hình thành miễn dịch.

Kháng nguyên thân (O):Vi khuẩn P. multocida có kháng nguyên thân

là phức hợp protein - lipid - polysaccaride chiết xuất được nhờ acid trichoaxetic, dung dịch phenol và siêu âm. Phát hiện được bằng phản ứng kết tủa khuếch tán trên thạch.

Price và Smith (1966) [69] dùng phương pháp điện di miễn dịch trên máy lắc Mikle đã tách được 16 kháng nguyên O và kí hiệu từ 1 – 16. Sau khi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhuộm đỏ thiazine, xử lý nhiệt và enzyme, tác giả xác định được 6 trong 16 kháng nguyên O là protein.

Theo Heddleston và cs (1966) [53], kháng nguyên lipopolysaccarid

(LPS) của P. multocida gắn với protein một cách lỏng lẻo. Qua ly tâm ở tốc

độ cao, những chủng vi khuẩn phân lập được ở gia cầm đã xác định được một kháng nguyên gồm cả lipopolysaccarid và protein.

Những chủng vi khuẩn tạo khuẩn lạc dạng S chuyển sang dạng R vẫn giữ được kháng nguyên O. Hiện nay, nhiều thực nghiệm xác nhận rằng: Kháng nguyên O đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành miễn dịch bảo hộ gia súc chống bệnh (Phan Thanh Phượng, 1994) [28].

Kháng nguyên ngoại tế bào (Outer membrane proteins - OMP)

Kháng nguyên ngoại tế bào gồm 3 protein chính là 27kDa, 34kDa và 36kDa được tìm thấy ở hầu hết các chủng (không phụ thuộc vào type của chủng đó). Một trong những protein độc tính quan trọng của protein ngoại tế bào này là protein gắn huyết cầu tố (hemoglobin-binding protein), protein này có một receptor đặc hiệu trên màng hemoglobin. Đoạn gene mã hóa hemoglobin binding protein (hgbA) đã được giải trình tự (Seleim, 2005) [76].

Ba loại protein ngoại tế bào đã được phát hiện ở các chủng gây viêm teo

mũi được đặt tên là là OMP type I, OMP type II, và OMP type III. Sự khác biệt này được phân loại dựa trên cấu trúc chuỗi nặng (H) và chuỗi nhẹ (L) của kháng nguyên. Mặc dù không thể phát hiện ra mối quan hệ giữa độc tính của các chủng với protein ngoại tế bào, song OMP type I có độc tính cao với lợn và gây ra viêm teo mũi truyền nhiễm. Ngược lại, OMP type II và III ít độc tính hơn. Khi những độc tố này phân ly thành các thành phần riêng biệt thì không độc (Nakai và cs,

1987) [61]. Seleim (2005) [76] cho biết các chủng P. multocida khá tương đồng

và ít có sự khác biệt về cấu trúc các protein ngoại bào.

Tóm lại, kháng nguyên của P. multocida rất phức tạp, còn nhiều vấn

đề chưa được sáng tỏ, đặc biệt là kháng nguyên thân O. Xét về quan hệ hoá

học, các kháng nguyên protein và lipopolysaccarid của P. multocida có vai trò

chính trong quá trình hình thành miễn dịch bảo hộ gia súc chống bệnh và kháng nguyên là polysaccarid đóng vai trò hỗ trợ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu xác định vi khuẩn pasteurella multocida gây bệnh tụ huyết trùng ở trâu, bò tại một số huyện có dịch trên địa bàn tỉnh cao bằng và bước đầu thử nghiệm auto-vaccine (Trang 27 - 29)