3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1.2. Tần suất xuất hiện dịch bệnh tụ huyết trùng tại tỉnh Cao Bằng từ
năm 2006 – 2009
Đối với các bệnh truyền nhiễm nói chung thì các hiểu biết về khu vực phân bố của bệnh là một yêu cầu cần thiết cho công tác quản lý cũng như theo dõi tình hình dịch bệnh. Theo nhiều tác giả thì bệnh tụ huyết trùng trâu, bò là một bệnh có tính địa phương rất đặc trưng. Vì vậy việc xác định tần số xuất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
hiện dịch tụ huyết trùng trâu, bò tại các địa phương ở Cao Bằng cũng là một đòi hỏi phục vụ cho công tác phòng chống bệnh.
Tần suất xuất hiện dịch bệnh tụ huyết trùng tại các huyện thị của tỉnh Cao Bằng đã được chúng tôi thống kê từ năm 2006 – 2009. Sau khi xử lý, các kết quả được trình bày ở bảng 3.2.
Bảng 3.2. Tần suất xuất hiện dịch bệnh tụ huyết trùng trâu, bò tại tỉnh Cao Bằng từ năm 2006 - 2009 Thời gian (năm) Tổng số huyện Dịch bệnh tụ huyết trùng trâu, bò Số huyện có dịch Tỷ lệ (%) 2006 13 9 69,23 2007 13 13 100 2008 13 10 76.92 2009 (6 tháng) 13 8 61,54 x X ± m 10 1,24
Từ bảng 3.2, các kết quả thu được cho thấy: Qua các năm điều tra, dịch bệnh tụ huyết trùng xảy ra ở hầu hết các năm, các huyện, thị của tỉnh Cao Bằng song mức độ bùng phát dịch bệnh theo các năm là khác nhau. Trong 4 năm 2006 – 2009 thì năm 2007 là năm có dịch bệnh nổ ra ở 13/13 huyện thị của tỉnh. Năm 2009 là năm có dịch bùng phát theo diện rộng là ít nhất (8/13 huyện, thị), tuy nhiên đây mới chỉ là số liệu điều tra 6 tháng đầu năm. Mặc dù vậy thì tỷ lệ tính chung mức độ bùng phát dịch bệnh tụ huyết trùng trâu, bò tại Cao Bằng là rất mạnh (trung bình 10/13 huyện, thị).
Kết quả này được giải thích do Cao Bằng là một tỉnh miền núi khó khăn, chăn nuôi chủ yếu là quảng canh (trâu, bò thả trên rừng tự kiếm ăn); Người dân lại có tập quán nhốt chung trâu, bò, lợn, gà…với nhau; Sự nhận
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
thức được vai trò của tiêm phòng còn thấp, khi dịch xảy ra thì hệ thống thú y thôn bản có số lượng ít, trình độ cũng như kinh nghiệm yếu kém, giao thông đi lại khó khăn nên khi tới được ổ dịch thì đã quá muộn. Mặt khác, tỉnh có đường biên giới dài với Trung Quốc (có 9/13 huyện giáp biên), hầu hết các huyện đều có giao thương buôn bán hàng hoá qua biên giới trong đó có hàng động vật và sản phẩm động vật. Tình trạng nhập lậu, vận chuyển lậu động vật thường xuyên diễn ra qua các đường mòn các xã giáp biên. Vì vậy khi trâu, bò chết thường không được báo cáo để tiêu hủy mà được tẩu tán qua biên giới. Ngược lại trâu, bò không rõ nguồn gốc xuất xứ được nhập vào Cao Bằng không qua kiểm dịch nên dịch nổ ra thường xuyên và phức tạp. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng cán bộ thú y địa phương cũng như nâng cao tuyên truyền hiểu biết về bệnh cho nhân dân là một yêu cầu cấp thiết để có thể khống chế sự lây lan của bệnh và tiến tới khống chế bệnh tụ huyết trùng trâu, bò tại Cao Bằng.