Serotype của vi khuẩn P multocida

Một phần của tài liệu xác định vi khuẩn pasteurella multocida gây bệnh tụ huyết trùng ở trâu, bò tại một số huyện có dịch trên địa bàn tỉnh cao bằng và bước đầu thử nghiệm auto-vaccine (Trang 29 - 32)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.3.5. Serotype của vi khuẩn P multocida

Ngay từ những thập niên 1920 nhiều nhà khoa học như Cornelius (1929), Yusef (1935), Little and Lyon (1943) đã tìm cách để phân loại

serotype của P. multocida nhưng không thành công. Roberts (1947) [74] đã

dựa trên phản ứng chéo bảo hộ trên chuột để phân loại. Ông đã dùng kháng huyết thanh chuẩn bị trên thỏ để bảo vệ chuột khi công cường độc bằng các

chủng P. multocida khác nhau. Trên cơ sở chuột được bảo hộ ông đã chia vi

khuẩn này thành 4 type là I, II, III và IV. Đây là hệ thống phân loại đầu tiên được công nhận. Kể từ đó tất cả các chủng gây bại huyết xuất huyết độc lực cao được đưa vào Roberts type I, điều này đã giúp ích khá nhiều cho việc phát hiện các chủng độc lực cao.

Tiếp đó, Carter đã sử dụng phản ứng ngưng kết (Carter, 1952) [39] và phản ứng ngưng kết hồng cầu gián tiếp (Carter, 1955) [40] xác định được 4 serotype (được ký hiệu là A, B, C, D). Phản ứng ngưng kết hồng cầu này được thực hiện trên tế bào hồng cầu người nhóm O. Thành phần tách từ màng

tế bào này được chuẩn bị bằng cách đun tế bào sống P. multocida ở 56°C/30

phút, loại bỏ tế bào bằng ly tâm sau đó thu lấy dịch nổi phía trên. Dựa trên

phản ứng này ông đã phân loại P. multocida thành 4 loại kháng nguyên vỏ là

A, B, C và D (Carter, 1952 [39], 1955 [40]). Các chủng gây bại huyết xuất huyết theo cách phân loại của Carter chủ yếu thuộc type B.

Sự tương quan giữa các type của Roberts và Carter được xác định như sau:

Type theo Carter A B C D

Type theo Roberts I, II, III I IV -

Sau đó, khi nghiên cứu các ổ dịch bại huyết xuất huyết ở Châu Phi, Carter (1961) [42] thấy rằng chúng không thuộc bất kỳ một type nào đã phân loại, mặc dù chúng có nhiều mối tương quan với type B. Ông đã đề xuất thành lập một nhóm mới đặt tên là type E. Tiếp đó, sau nhiều năm nghiên cứu Carter thấy rằng type C không đủ các điều kiện cho hình thành một nhóm. Vì

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vậy type C đã bị loại bỏ. Ba thập kỷ sau đó Rimler và Rhoades (1987) [73], cũng sử dụng phương pháp ngưng kết hồng cầu gián tiếp của Carter và phát hiện một type mới được phân lập từ gà tây, đặt tên là type F. Ngoài ra, hồng cầu người nhóm O được xử lý với formalin, hồng cầu cừu gắn glutaraldehyde cũng cho kết quả tốt. Cho đến nay phương pháp này được sử dụng phổ biến

để xác định kháng nguyên vỏ của Pasteurella multocia.

Namioka và Murata (1961c) [65], (1964) [66] là những người đầu tiên phát triển kỹ thuật định type kháng nguyên thân. Sau khi bộc lộ kháng nguyên thân bằng xử lý tế bào vi khuẩn với acide HCl và cho ngưng kết nhanh trên phiến kính với kháng huyết thanh thỏ. Các tác giả đã xác định được 11 kháng nguyên thân. Tuy vậy, mặt hạn chế của phương pháp này là do có hiện tượng tự ngưng kết sau khi xử lý tế bào vi khuẩn bằng HCl, nên dễ cho dương tính giả.

Heddleston và cs (1972) [54] sử dụng phản ứng ngưng kết trên thạch để định loại kháng nguyên thân. Để thực hiện phản ứng, ông đem tế bào vi khuẩn xử lý ở nhiệt độ 100°C/1 giờ, sau đó thu lấy huyễn dịch. Kháng huyết thanh được chuẩn bị qua gà. Bằng phương pháp này ông đã phát hiện có 16 kháng nguyên thân. Hệ thống này trong một thời gian dài chỉ được sử dụng để định type các chủng gây bệnh tụ huyết trùng gia cầm nhưng cho tới ngày nay nó đã được áp dụng ở tất cả các ký chủ.

Cho đến ngày nay hệ thống phân loại được chấp nhận rộng rãi nhất là kết quả của sự kết hợp hệ thống phân loại kháng nguyên vỏ của Carter và kháng nguyên thân của Heddleston. Theo hệ thống phân loại này thì các chủng gây bại huyết xuất huyết cho trâu, bò ở Châu Á và Châu Phi thuộc lần lượt là serotypes B:2 và E:2. Có 2 chủng thuộc type B không gây bại huyết xuất huyết là các chủng B:3,4 có nguồn gốc từ Australia (các chủng này được phân lập từ vết thương của bò), nhưng sau đó các chủng này có liên quan tới dịch tụ huyết trùng bò ở Bắc Mỹ và hươu, nai ở Anh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hệ thống phân loại kết hợp của Namioka-Carter cũng được sử dụng kể từ đó. Theo cách phân loại này chỉ có hai type (6 và 11) thuộc chủng kháng nguyên vỏ B và một type duy nhất (6) thuộc chủng kháng nguyên vỏ E thường gây bệnh (6:B ở Châu Á, 11:B ở Australia và 6:E ở Châu Phi).

Cả hai hệ thống phân loại của Carter-Heddleston và Namioka-Carter đều được sử dụng trong các nghiên cứu. Song để tránh nhầm lẫn thì theo hệ thống phân loại Carter-Heddleston kháng nguyên vỏ (A, B, D, E, F) sẽ viết trước kháng nguyên thân (1 - 16) còn theo hệ thống phân loại Namioka-Carter thì kháng nguyên thân (1 - 11) sẽ viết trước kháng nguyên vỏ (A, B, D, E, F). Theo De Alwis để thuận tiện thì các nhà nghiên cứu thường dùng hệ thống phân loại của Carter-Heddleston.

Bảng 1.2. Hệ thống phân loại P. multocida

Tác giả Phản ứng dùng Phân loại

* Phân loại theo giáp mô: Carter (1955) Carter (1961) Carter (1963) Namioka và Murata (1961) Rimler và Rhoades (1987) IHA IHA IHA

Ngưng kết trên phiến kính IHA Type A, B, C, D Type E Bỏ type C Type A, B, C, D Type F

* Phân loại theo kháng nguyên thân: Namioka và Murata (1961) Namioka và Bruner (1963) Namioka và Murata (1964) Heddleston và cs (1972) Ngưng kết tế bào đã xử lý HCl AGPT AGPT AGPT Type 1 - 11 Type 1 - 16 Type 1 - 16 Type 1 - 16

Chú thích: IHA: Phản ứng ngưng kết hồng cầu gián tiếp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu xác định vi khuẩn pasteurella multocida gây bệnh tụ huyết trùng ở trâu, bò tại một số huyện có dịch trên địa bàn tỉnh cao bằng và bước đầu thử nghiệm auto-vaccine (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)