Phân loại vắc xin

Một phần của tài liệu xác định vi khuẩn pasteurella multocida gây bệnh tụ huyết trùng ở trâu, bò tại một số huyện có dịch trên địa bàn tỉnh cao bằng và bước đầu thử nghiệm auto-vaccine (Trang 41 - 44)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.5.4. Phân loại vắc xin

- Phân loại vắc xin căn cứ vào hoạt tính của mầm bệnh

+ Vắc xinvô hoạt

Vắc xin vô hoạt chứa kháng nguyên là mầm bệnh đã được làm vô hoạt bằng các yếu tố vật lý như: Nhiệt độ, sóng siêu âm, tia tử ngoại hoặc bằng hoá chất như: Các loại thuốc nhuộm, các loại acid, formol hoặc từng phần của mầm bệnh đã được chiết tách, tinh chế.

Vắc xin vô hoạt có ưu điểm: Độ an toàn cao nhưng tạo miễn dịch phòng hộ chậm (14 – 21 ngày), thời gian miễn dịch ngắn, hiệu lực phòng vệ hạn chế, liều tiêm vắc xin lớn. Để khắc phục các nhược điểm này, căn cứ vào tính chất kháng nguyên, mục đích sử dụng mà người ta bổ sung vào vắc xin chất bổ trợ để làm giảm tỷ lệ phản ứng, nâng cao và kéo dài thời gian khả năng miễn dịch phòng vệ của vắc xin. Vì vậy, vắc xin vô hoạt lại được chia ra: Vắc xin vô hoạt có chất bổ trợ và vắc xin vô hoạt không có chất bổ trợ.

* Vắc xin vô hoạt không có chất bổ trợ (bacterin) được sản xuất bằng cách nuôi cấy mầm bệnh trên những môi trường và điều kiện ngoại cảnh thích hợp nhất để nâng cao mật độ mầm bệnh. Khi mầm bệnh phát triển đạt tới số

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

lượng tối đa thì thu hoạch sản phẩm và chọn phương pháp thích hợp nhất để làm vô hoạt mầm bệnh. Ưu điểm của vắc xin này là công nghệ chế tạo đơn giản, giá thành rẻ. Hạn chế là thời gian tạo miễn dịch ngắn (2 – 3 tháng), hiệu lực miễn dịch phòng vệ không cao (60 – 70%), tỷ lệ gây phản ứng khi tiêm cao. Hiện nay, loại vắc xin này ít được sử dụng.

* Vắc xin vô hoạt có chất bổ trợ được chế tạo bằng cách bổ sung những chất thích hợp vào vắc xin theo một tỷ lệ nhất định nhằm kéo dài thời gian miễn dịch và nâng cao hiệu lực vắc xin. Có nhiều loại vắc xin vô hoạt có chất bổ trợ dùng để phòng bệnh, song hai loại được sử dụng hơn cả là vắc xin có bổ trợ keo phèn và vắc xin có bổ trợ dầu ở dạng nhũ tương (vắc xin nhũ hoá). Vắc xin vô hoạt có bổ trợ keo phèn ở nước ta được sản xuất lần đầu vào năm 1956 và được sử dụng phổ biến trong nhiều năm nay (Phạm Sỹ Lăng và Lê Thị Tài, 1994 [16], Phan Thanh Phượng, 1994 [28]). So với vắc xin không có bổ trợ, vắc xin có bổ trợ keo phèn hơn hẳn về hiệu lực và độ dài miễn dịch, cũng như giảm nhẹ các phản ứng phụ sau tiêm.

Vắc xin nhũ hoá: Chế tạo thành công vắc xin nhũ hoá được coi là bước tiến đáng kể trong chế tạo vắc xin phòng bệnh, đặc biệt là trong chế tạo vắc xin phòng bệnh tụ huyết trùng ở gia súc, gia cầm. So với vắc xin keo phèn, công nghệ sản xuất vắc xin nhũ hoá phức tạp hơn, nhưng có ưu điểm là tạo được miễn dịch mạnh và thời gian miễn dịch dài.

+ Vắc xin nhược độc

Vắc xin nhược độc có kháng nguyên là mầm bệnh, có khả năng sinh sản nhưng có độc lực rất thấp nên không có khả năng lây nhiễm nhưng có khả năng gây miễn dịch mạnh.

Mầm bệnh có độc lực thấp dùng chế vắc xin có thể ngẫu nhiên phân lập được từ gia súc, gia cầm như virus Aujesky chủng Bartha, vi khuẩn đóng dấu lợn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chủng VR2, hay vi khuẩn tụ huyết trùng chủng AvPS-3… Cũng có thể, mầm

bệnh có độc lực thấp do đã được làm giảm độc lực một cách nhân tạo như vi

khuẩn đóng dấu lợn chủng Staube hay vi khuẩn tụ huyết trùng chủng E0630…

Có nhiều phương thức làm giảm độc lực của mầm bệnh, phương thức thường áp dụng đối với vi khuẩn là thay đổi các điều kiện ngoại cảnh như môi trường nuôi cấy, nhiệt độ nuôi cấy…

Điểm nổi bật của vắc xin nhược độc là hình thành miễn dịch tương đối nhanh và khá bền vững. Hạn chế của vắc xin nhược độc là phải bảo quản ở nhiệt độ phòng, thời gian sử dụng vắc xin là rất ngắn. Điều đó gây không ít khó khăn trong việc vận chuyển và bảo quản vắc xin, nhất là đối với các nước vùng nhiệt đới, các nước chậm phát triển, các tỉnh miền núi.

- Phân loại vắc xin theo thành phần kháng nguyên

+ Vắc xin toàn khuẩn (Vắc xin thế hệ I): Vắc xin này chứa kháng nguyên là toàn bộ xác mầm bệnh, độc tố do mầm bệnh sản sinh và các sản phẩm trao đổi chất của mầm bệnh trong quá trình phát triển, sinh sản. Vắc xin toàn khuẩn chế tạo dễ dàng, giá thành rẻ. Hạn chế: Liều tiêm nhiều, hiệu giá kháng thể phòng vệ đặc hiệu với yếu tố, thành phần gây bệnh của mầm bệnh thấp. Ở nước ta, hiện nay vắc xin dùng phòng bệnh cho động vật chủ yếu là vắc xin toàn khuẩn.

+ Vắc xin tiểu phần (Vắc xin thế hệ II): Vắc xin này còn gọi là vắc xin chiết tách. Sau khi tạo sinh khối vi sinh vật bằng phương pháp nuôi cấy tĩnh, nuôi cấy lên men (đối với vi khuẩn) hoặc nuôi cấy trên động vật, trên môi trường tế bào (đối với virus), người ta dùng các phương pháp công nghệ sinh học tách riêng từng loại kháng nguyên, từng tiểu phần kháng nguyên (yếu tố gây bệnh của mầm bệnh), dùng kháng nguyên hoặc tiểu phần kháng nguyên phối hợp với chất bổ trợ để chế tạo vắc xin. Để chế tạo vắc xin tiểu phần phải

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thực hiện qui trình chế tạo phức tạp, đòi hỏi công nghệ hiện đại nên giá thành cao. Nhưng vắc xin này có ưu điểm là an toàn, hiệu lực cao, liều tiêm ít, không gây phản ứng khi tiêm. Ở Việt Nam đang bắt đầu nghiên cứu chế tạo vắc xin thế hệ II dùng phòng bệnh phù đầu lợn con và bệnh Gumboro ở gà.

+ Vắc xin tái tổ hợp (Vắc xin thế hệ III): Đây là vắc xin được chế tạo từ các chủng vi sinh vật được tạo ra bởi công nghệ gene và công nghệ protein. Bằng kỹ thuật sinh học phân tử người ta xác định và tách được các gene mang mật mã di truyền, các kháng nguyên miễn dịch của vi khuẩn, virus gây bệnh. Các gene này được đưa vào plasmid vector rồi vào AND của vi sinh vật mang. Nuôi cấy, tạo sinh khối vi sinh vật mang, bằng công nghệ protein tách, tinh chế kháng nguyên đặc hiệu, dùng kháng nguyên để chế tạo vắc xin (Egerton, 2005) [49].

Một phần của tài liệu xác định vi khuẩn pasteurella multocida gây bệnh tụ huyết trùng ở trâu, bò tại một số huyện có dịch trên địa bàn tỉnh cao bằng và bước đầu thử nghiệm auto-vaccine (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)