Tình hình bệnh tụ huyết trùng tại tỉnh Cao Bằng từ năm 2006 – 2009

Một phần của tài liệu xác định vi khuẩn pasteurella multocida gây bệnh tụ huyết trùng ở trâu, bò tại một số huyện có dịch trên địa bàn tỉnh cao bằng và bước đầu thử nghiệm auto-vaccine (Trang 58 - 59)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1.1.Tình hình bệnh tụ huyết trùng tại tỉnh Cao Bằng từ năm 2006 – 2009

Thời tiết của tỉnh Cao Bằng có sự biến động lớn về nhiệt độ và độ ẩm, rõ nhất là giữa hai mùa là mùa mưa và mùa khô hanh. Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến hết tháng 9, đặc biệt mưa bão tập trung từ tháng 5 đến tháng 8 là

điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn P. multocida tồn tại và phát triển.

Việc xác định số trâu, bò ốm và chết do bệnh tụ huyết trùng hàng năm, mùa phát bệnh và ảnh hưởng của khí hậu thời tiết tới sự phát sinh và lây lan bệnh tụ huyết trùng trâu, bò ở Cao Bằng là cơ sở khoa học để chủ động đề ra các biện pháp phòng chống bệnh hiệu quả tiến tới thanh toán bệnh. Để thực hiện được mục đích trên, từ năm 2006 – 2009 dựa trên các phương pháp nghiên cứu dịch tễ học, quan sát triệu chứng và các số liệu lưu trữ của Chi cục Thú y, chúng tôi tiến hành điều tra số trâu, bò mắc bệnh tụ huyết trùng và chết

trên địa bàn tỉnh (riêng số liệu năm 2009 là của 6 tháng đầu năm). Kết quả

được tổng hợp ở bảng 3.1.

Bảng 3.1. Kết quả khảo sát tình hình bệnh tụ huyết trùng gia súc tại Cao Bằng từ năm 2006 – 2009 Thời gian (năm) Tổng số trâu, bò Tình hình mắc bệnh tụ huyết trùng ốm % chết %* 2006 239.002 713 0,30 169 23,70 2007 246.816 1.231 0,49 243 19,74 2008 254.906 815 0,31 455 55,82 2009 (6 tháng) 230.756 449 0,19 212 47,21 Tính chung 971.480 3.208 0,33 1.079 33,63 %*: Chết so với số ốm

Từ bảng 3.1, các kết quả thu được cho thấy: Tại Cao Bằng, trong khoảng thời gian này (3,5 năm), tỷ lệ trâu, bò mắc bệnh tụ huyết trùng là khá cao. Đã có tới 3.208 con mắc bệnh chiếm tỷ lệ 0,33 % so với tổng đàn và 1.079 con chết chiếm tỷ lệ 33,63% so với số trâu, bò ốm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tỷ lệ mắc bệnh ở trâu, bò mà chúng tôi điều tra thấp hơn tỷ lệ mắc bệnh ở trâu, bò của tác giả Bùi Văn Dũng (2000) [2] khi nghiên cứu về bệnh tụ huyết trùng trâu, bò ở Lai Châu (0,63%) và kết quả của Nguyễn Đình Trọng (2002) [33] khi điều tra tại tỉnh Bắc Kạn (0,77%). Song lại cao hơn kết quả của Cao Văn Hồng (2002) [8] điều tra ở Đăk Lăk (0,18%). Sở dĩ có sự khác biệt này theo chúng tôi là do ngoài yếu tố vùng địa lý, tập quán chăn nuôi, tỷ lệ tiêm phòng khác nhau còn do mục đích sử dụng gia súc ở mỗi vùng là khác nhau. Cũng giống như ở Lai Châu, Bắc Cạn và một số vùng núi phía Bắc Việt Nam, tại Cao Bằng trâu, bò được nuôi với mục đích chủ yếu là để sử dụng sức kéo cho nông nghiệp và vận chuyển do đó thường gặp các yếu tố stress do ảnh hưởng của sự thay đổi thời tiết, áp lực công tác cày kéo nặng nề của mùa vụ, còn ở Đăk Lăk trâu, bò được nuôi với mục đích lấy thịt và làm tài sản phục vụ cúng bái là chính do vậy mà tỷ lệ mắc bệnh ở đây thấp hơn.

Tỷ lệ mắc bệnh tụ huyết trùng so với tổng đàn của năm 2007 là cao nhất trong các năm (0,49%). Điều này được giải thích là do mùa đông năm 2007 tỉnh Cao Bằng là khu vực chịu ảnh hưởng mạnh của đợt rét đậm rét hại kéo dài. Trâu, bò vừa bị rét vừa thiếu thức ăn nên tạo điều kiện cho dịch bệnh tụ huyết trùng lan rộng gây thiệt hại lớn.

Qua các số liệu trên cho thấy bệnh tụ huyết trùng xảy ra khá phổ biến và vẫn là mối đe doạ cho ngành chăn nuôi của tỉnh.

Một phần của tài liệu xác định vi khuẩn pasteurella multocida gây bệnh tụ huyết trùng ở trâu, bò tại một số huyện có dịch trên địa bàn tỉnh cao bằng và bước đầu thử nghiệm auto-vaccine (Trang 58 - 59)