Đánh giá khả năng trả nợ dựa vào các chỉ só vĩ mơ. Các yếu tố vĩ mơ như tốc độ tăng trưởng kinh tế, tình trạng cán cân thanh tốn, lãi suất, tỷ giá, lạm phát.... Trong đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế đóng vai trị quyết định đối với nguồn thu để trả nợ nếu nhưu tăng trưởng kinh tế giảm sút khiến nguồn thu giảm sút, cùng với các vấn ddeef như lãi suất cao, uy tín quốc gia suy giảm… là nhưng dấu hiệu báo động cho tình trạng mất khả năng thanh toán phản ánh lượng ngoại tệ để trả nợ, nếu cán cân thanh toán bị thâm hụt sẽ hạn chế khả năng trả nợ trong tương lai. Hơn nữa, lãi suất, lạm phát cao cùng với sự biến động về tỷ giá khiến quy mơ nợ tăngvà gây khó khăn cho việc tiếp cận khoản vay mới. Vì vậy những yếu tố kinh tế vĩ mô sẽ không tốt sẽ gây bất lợi đến quy mô và khả năng trả nợ trong tương lai.
Đánh giá khả năng trả nợ dựa vào việc sử dụng các khoản nợ vay. Đây là một
nội dung cần quan tâm khi xem xét khả năng trả nợ. Việc đánh giá hiệu quả sử dụng các khoản vay cần phải được gắn với những khoản vay đó để đảm bảo khả năng trả nợ và tránh được gánh nặng ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, các khoản vay đều thực hiện đầu tư cơng, trong khi đó đánh giá các dự án công khác so với sự án đầu tư kinh doanh, nên khi đánh giá dự án công cần tập trung trên 2 khía cạnh:
- Sự tác động lan toả đối với dự án vay.
- Khả năng đóng góp của các khoản vay vào sự phát triển kinh tế-xã hội.
Thứ nhất, đối với các dự án sử dụng nợ vay đều mang tính chất phát triển cộng đồng nên các kết quả thường mạng tính tiềm ẩn và chỉ được phát huy theo thời gian, tác động lan toả tới đời sống kinh tế-xã hội sẽ được phản ánh vào các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô. Đối với các dự án kinh doanh, hiệu quả thường được đánh giá trên khía cạnh thực tế, nhưng đối với những dự án sử dụng các khoản vay gắn với hiệu quả xã hội thông qua giải quyết tốt các vấn đề như đầu tư xây dựng co sở hạ tầng, cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chất lượng giáo dục y tế, công ăn việc làm,.. Các yếu tố xã hội trước mắt có thể khơng phải nhân tố then chốt trong việc tạo ra các giá trị kinh tế nhưng lại là điều kiện
cần thiết cấu thành mơi trường tổng thể để duy trì hiệu quả kinh tế trong tương lai. Do đó, để có được nguồn thu từ các dự án công đảm bảo khả năng trả nợ ngay rất khó, nên cần theo dõi, tổng hợp và đánh giá trong một khoảng thời gian dài để thấy được hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay đảm bảo khả năng trả nợ trong tương lai.
Thứ hai, đối với các dự án cơng có liên doanh, liên kết với nhà đầu tư, việc đánh giá hiệu quả sử dụng các khoản vay được xác định thông qua chỉ tiêu về tiến độ giải ngân vốn và tác động đem lại của dự án đó. Trong đó, tiến độ giải ngân vốn được xem xét trên cơ sở khối lượng và tỷ trọng vốn thực tế đã giải ngân so với vốn kế hoạch. Hiệu quả của các dự án đầu tư được đánh giá thông qua các chỉ tiêu như: thu nhập thuần, giá trị hiện tại ròng NPV, tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư, thời gian hoàn vốn đầu tư, khả năng đóng góp vào GDP.Với nội dung khá phức tạp và không chỉ nằm giới hạn trong quản lý nợ do các khoản vay thực hiện đầu tư thông qua chi đầu tư phát triển kinh tế thuộc ngân sách Nhà nước. Do vậy, quản lý hiệu quả sử dụng các khoản nợ vay cần kết hợp với quản lý chi tiêu công nhằm đem lại hiệu quả kinh tế-xã hội cao nhất.
CHƯƠNG 3: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH BỀN VỮNG CỦA NỢ CÔNG