2. Những nhân tố kinh tế chính trị
2.1. Mức độ chặt chẽ của kỷ luật tài khóa
Các quy tắc hay kỷ luật tài khóa thường được áp dụng ở hầu hết các nước trên thế giới nhằm duy trì sự ổn định tài khóa và tính bền vững của nợ cơng trong dài hạn. Mỗi nước có thể áp dụng các quy tắc tài khóa đơn giản hay phức tạp khác nhau, nhưng chúng thường liên quan đến các giới hạn về trần nợ công, thâm hụt ngân sách, thu thuế, chi tiêu công và cách thức xử lý khi các kỷ luật tài khóa này bị vi phạm.
Cân đối NSNN là sự bằng nhau về lượng giữa tổng số thu với tổng số chi NSNN trong năm tài khoá. Tuy nhiên, cân đối NSNN còn được hiểu là sự cân đối về tỷ trọng giữa các yếu tố trong cơ cấu nội tại của thu, chi NSNN nhằm bảo đảm các mối quan hệ hợp lý trong sự phát triển. Trên thực tế, chi NSNN ln có xu hướng lớn hơn thu NSNN nên địi hỏi Nhà nước phải tính tốn các khoản chi trên cơ sở sát với các khoản
thu dự kiến sẽ huy động được. Xu hướng đó cho thấy, cân đối NSNN không nằm ở trạng thái “tĩnh” mà luôn luôn ở trạng thái “động”. Mặt khác, nguồn thu NSNN là có hạn, nhu cầu chi tiêu thì vơ hạn, đặc biệt trong phân cấp quản lý NSNN thì các địa phương, ngành, lĩnh vực khác nhau đều có những lý do để tăng nhu cầu chi tiêu.
Do vậy, kỷ luật tài khóa phải được thắt chặt trong đó kỷ luật về trần chi tiêu phải được tôn trọng triệt để. Sau khi xác định cân đối trên cơ sở trần chi tiêu thì việc phân bổ ngân sách phải nhằm bảo đảm mục tiêu và hiệu quả gắn với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương với các quy định cụ thể trong thể chế phân cấp NSNN. Song, lý luận và thực tế đều cho thấy các ngành, các cấp, chính quyền địa phương ln có nhu cầu muốn có dự tốn với số thu thấp hơn thực tế để thực hiện vượt kế hoạch thu, nhưng nguồn ngân sách đáp ứng nhu cầu chi tiêu thì lại ln muốn được tăng cao, kể cả khi điều chỉnh. Chính vì vậy, để cân đối NSNN thì vần đề kỷ luật tài khóa phải được tuân thủ nghiêm ngặt. Điều đó cũng có nghĩa là yêu cầu hệ thống quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ NSNN và các quy định về định mức, chỉ tiêu phân bổ NSNN phải phù hợp. Để cân đối NSNN thì khi phân bổ NSNN và ngay cả khi điều chỉnh cơ cấu chi cũng phải bảo đảm kỷ luật tài khóa, kể cả việc sử dụng quỹ dự phòng và đòi hỏi pháp luật phải quy định cụ thể nội dung, quy trình rất chặt chẽ, kèm theo đó là cả chế tài áp dụng khi có vi phạm kỷ luật tài khóa.
Ví dụ như Thụy Sỹ u cầu ngân sách nhà nước phải ở trạng thái cân bằng trong một chu kỳ kinh tế. Nếu ngân sách trong một năm nào đó thâm hụt thì nó buộc phải thặng dư trong những năm tiếp theo nhằm đảm bảo sự cân bằng ngân sách trong cả chu kỳ. Chile yêu cầu ngân sách cơ bản (không bao gồm chi trả nợ gốc), sau khi loại bỏ yếu tố chu kỳ, phải thặng dư. Ở quốc gia này, thông thường mục tiêu thặng dư ngân sách này vào khoảng 1% GDP, tuy nhiên nó đã được điều chỉnh giảm xuống cịn 0,5% và sau đó là 0% GDP trong các năm 2008-2009 nhằm chống lại tác động của khủng hoảng kinh tế tồn cầu. Trong khi đó, nước Anh có các kỷ luật về tài khóa như thâm hụt ngân sách chỉ dùng để tài trợ cho đầu tư công, tỷ lệ nợ/GDP không được vượt quá 40%...
Nhìn chung, các quy tắc tài khóa mặc dù được thực hiện nghiêm nhưng chúng khơng hồn tồn cứng nhắc.
Các quy tắc này có thể được nới lỏng khi nền kinh tế gặp phải các thảm họa thiên nhiên hoặc phải chống lại các tác động tiêu cực của suy thoái kinh tế. Tuy nhiên, việc vi phạm kỷ luật tài khóa thường chỉ được phép diễn ra trong thời gian ngắn (thường là một vài năm) và chính phủ các nước phải có lộ trình điều chỉnh các chương trình tài khóa nhằm đưa các chỉ tiêu về ngân sách và nợ công trở lại quỹ đạo như quy định.
Tóm lại, thực thi hiệu quả kỷ luật tài khóa nhằm đảm bảo cân đối thu chi ngân sách nhà nước (NSNN) bền vững, góp phần làm giảm áp lực gia tăng nợ công nhưng đồng thời cũng cần tạo động lực và duy trì nguồn thu cho doanh nghiệp (DN) có khả năng tái đầu tư sản xuất.