1. Các biến số vĩ mô
1.1. Các chỉ số thể hiện gánh nặng nợ
1.1.1. Quy mô nợ công hiện tại
Khối lượng nợ (Debt stock) là chỉ số phản ánh gánh nặng nợ có tính đến các khoản thanh tốn nợ trong tương lai. Khối lượng nợ có thể được đo lường bởi giá trị danh nghĩa hoặc giá trị hiện tại ròng (NPV) của nợ. Khi đo lường theo giá trị danh nghĩa, khối lượng nợ chính là tổng giá trị của các khoản chi trả nợ gốc trong tương lai, mà khơng liên quan gì đến lãi suất của nợ. Khi đo lường theo NPV, khối lượng nợ là tổng giá trị chiết khấu của các dòng chi trả nợ gốc và lãi trong tương lai. Tuy nhiên, thước đo NPV cũng bỏ qua sự thay đổi của năng lực trả nợ theo thời gian. Gánh nặng nợ hiện tại có thể khơng đáng ngại nếu như năng lực trả nợ của quốc gia tăng dần trong tương lai. Ngoài ra, cũng như nhiều quốc gia có thu nhập thấp khác, nợ nước ngoài của Việt Nam phần lớn là nợ ưu đãi với lãi suất thấp và kì hạn dài. Do vậy, thước đo NPV có thể phản ánh chính xác hơn gánh nặng nợ nước ngồi. Trong khi đó, nợ trong nước thường có lãi suất thị trường, do vậy giá trị danh nghĩa thường được sử dụng khi xem xét tổng nợ công.
Các tổ chức quốc tế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hay Ngân hàng Thế giới (WB) chỉ đưa ra khuyến nghị mà khơng có tiêu chuẩn cho các nước. Nước thì tính nợ của doanh nghiệp Nhà nước vào nợ cơng, nước thì khơng tính. Định nghĩa doanh nghiệp Nhà nước của mỗi nước cũng khác nhau, tùy luật từng nước. Bởi vậy, khơng hề có định nghĩa chính xác để tính tổng nợ cơng. Bởi vậy, quy mơ nợ cơng tuy là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trả nợ cũng như độ an tồn nợ cơng, chúng ta cần xem xét kỹ các yếu tố thành phần tùy nước/ khu vực cụ thể để xem xét.
1.1.2. Tốc độ tăng nợ cơng
Các yếu tố có thể gia tăng tỉ lệ nợ cơng bao gồm: (i) thâm hụt ngân sách cơ bản hàng năm; (ii) sự mất giá/lên giá của đồng nội tệ so với các ngoại tệ trong giỏ nợ cơng nước ngồi; (iii) tỉ lệ lạm phát; và (v) lãi suất nợ công trong tương lai so với tốc độ tăng trưởng GDP danh nghĩa
Thâm hụt ngân sách cơ bản được tính tốn bằng cách lấy thâm hụt ngân sách không gồm chi trả nợ gốc trừ đi trả lãi nợ gốc và được tích lũy vào nợ cơng. Tuy nhiên, thâm hụt ngân sách cơ bản phần nhiều phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của các nhà hoạch định chính sách trong việc lập kế hoạch thu - chi ngân sách trong năm đó. Theo thời gian, thâm hụt ngân sách sẽ được tích lũy vào các khoản nợ cơng hiện tại.
Sự mất giá/ lên giá của đồng nội tệ ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng nợ và được tính tốn bằng tỷ giá. Với những nước vay nợ nhiều từ nước ngồi, những dao động nhỏ của tỷ giá có thể ảnh hưởng đến tổng dư nợ, có thể nói “tỷ giá tăng bao nhiêu thì nợ sẽ tăng bấy nhiêu.”
Lạm phát là một loại thuế tàng hình, nó có thể giúp làm giảm Nợ/ Tổng sản phẩm quốc nội do làm tăng GDP danh nghĩa. Tuy nhiên, lưu ý rằng lạm phát chủ yếu làm giảm giá trị thực của các khoản nợ bằng nội tệ. Đối với các khoản nợ bằng ngoại tệ, khi lạm phát gia tăng cũng thường kèm theo sự mất giá của nội tệ và làm tăng gánh nặng nợ cơng nước ngồi. Ngồi ra, lạm phát bị chi phối bởi tăng trưởng cung tiền, và tăng trưởng cung tiền thường có mối quan hệ chặt với thâm hụt ngân sách.
1.1.3. Khả năng trả nợ
Khả năng/mất khả năng thanh toán chủ yếu vào quy mô của khoản nợ so với khả năng chi trả, đo lường theo GDP, xuất khẩu, hoặc tổng thu của chính phủ. Cụ thể, chính phủ được coi là có khả năng thanh toán nợ nếu như giá trị chiết khấu của cán cân ngân sách cơ bản trong tương lai lớn hơn hoặc bằng với giá trị hiện tại của khoản nợ công. Tương tự như vậy, một quốc gia được coi là có khả năng thanh tốn nợ nếu như giá trị
chiết khấu của cán cân thương mại trong tương lai lớn hơn giá trị hiện tại của khoản nợ nước ngoài. Cán cân ngân sách cơ bản và cán cân vãng lai có vai trị quan trọng do chúng làm tăng tích lũy các khoản nợ và ảnh hưởng đến ràng buộc về ngân sách. Trong tương lai, một chính phủ/quốc gia khơng thể có thâm hụt ngân sách cơ bản và thâm hụt thương mại mãi được. Đến một thời điểm nào đó, ngân sách cơ bản và cán cân thương mại buộc phải thặng dư để tránh mất khả năng thanh toán. Do vậy, các cán cân này sẽ ảnh hưởng đến khả năng chi trả bất kể quy mô nợ là bao nhiêu.
Năng lực trả nợ có thể được đo lường theo GDP, xuất khẩu và thu ngân sách. GDP phản ánh nguồn lực tổng thể của nền kinh tế, trong khi xuất khẩu cung cấp thông tin cho chúng ta về lượng ngoại tệ có thể dùng để trả nợ. Thu ngân sách phản ánh khả năng của chính phủ trong việc tạo ra nguồn lực tài chính. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng giá trị xuất khẩu của Việt Nam phụ thuộc nhiều vào các nguồn nguyên vật liệu và máy móc nhập khẩu. Do vậy, việc sử dụng tổng giá trị xuất khẩu làm thước đo phản ánh năng lực trả nợ nước ngồi có thể sẽ cung cấp những thơng tin kém chính xác
Nếu các giới hạn đối với tổng nợ thường được biểu diễn dưới dạng tỉ lệ phẩn trăm của GDP và xuất khẩu thì giới hạn đối với nghĩa vụ nợ thường được biểu diễn theo tỉ lệ phần trăm tổng thu thuế và dự trữ ngoại hối hoặc giới hạn tỉ lệ vay nợ/chi đầu tư hàng năm.
Dự trữ ngoại hối điều tiết lượng cung tiền, đảm bảo an ninh tiền tệ. Dự trữ ngoại
hối cũng được ngân hàng trung ương dùng làm công cụ chống đỡ trước những cú sốc lớn trong các cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ hoặc cán cân thanh tốn. Cụ thể là để đối phó với những trường hợp bất ngờ xảy ra khi dòng vốn bị rút ra hay mất cân đối về ngoại tệ, thiếu nguồn ngoại tệ để xử lý những hoạt động nhập khẩu hay trả nợ, hay bất ổn về tỷ giá hối đoái… Về mối quan trọng của tỷ lệ dự trữ ngoại hối, bà Nguyễn Thị Hồng - Phó Thống đốc NHNN Việt Nam nói: “Tăng dự trữ ngoại hối có ý nghĩa vơ cùng quan trọng đối với vấn đề sẵn sàng can thiệp thị trường ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an ninh tài chính tiền tệ quốc gia, phục vụ cho mục đích về phát triển KTXH,
an ninh quốc phịng”. Vì vậy, có thể nói, dự trữ ngoại hối là kháng thể đối với các cuộc tấn công tiền tệ, bảo vệ nền kinh tế. Tuy nhiên, chỉ tiêu dự trữ ngoại hối cũng do nhu cầu nhập khẩu của nền kinh tế. Quy mô dự trữ ngoại hối nếu quá cao cũng cho thấy nền kinh tế suy yếu, hấp thụ vốn kém. Trong một số trường hợp, NHNN phải bơm nội tệ để đổi lấy ngoại tệ, điều này khiến cung nội tệ tăng, khiến nguy cơ tiềm ẩn về lạm phát tăng cao.
1.1.4. Các nhân tố khác
Đánh giá nợ công phải đặt trong mối liên hệ với các chỉ tiêu kinh tế vĩ mơ, ngồi các yếu tố cơ bản gồm thâm hụt ngân sách, tăng trưởng kinh tế, lãi suất thực tế và tỷ giá nêu trên, cần phải xem xét thêm các yếu tố khác như lạm phát, mức độ thâm hụt cán cân vãng lai, mức độ thâm hụt cán cân thương mại, dịng vốn vào (như vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi - FDI, vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài - FPI, vốn hỗ trợ phát triển chính thức - ODA…), năng suất lao động tổng hợp, hiệu quả sử dụng vốn (qua tiêu chí ICOR), độ mở của nền kinh tế… để dự báo và đảm bảo nguồn lực thanh tốn nghĩa vụ nợ. Ngồi ra, chính sách quản lý kinh tế vĩ mơ và quản lý nợ cơng có ảnh hưởng tới nợ công. Nợ công không được cơ cấu tốt về thời hạn, lãi suất, đồng tiền vay nợ... có thể làm tăng quy mơ, rủi ro và nghĩa vụ nợ. Ngược lại, chính sách quản lý nợ cơng tốt có thể kiểm sốt được rủi ro và quy mơ nợ. Điều này một mặt làm giảm thiểu rủi ro và chi phí trong quản lý nợ cơng trung và dài hạn; mặt khác giúp Chính phủ có sự chủ động trong tài trợ chi tiêu của mình.
Sachs và Larrain (1993) chỉ ra rằng, thâm hụt tài khoản vãng lai và thâm hụt ngân sách làm gia tăng nợ công: “Thâm hụt tài khoản vãng lai trong những năm 1980 đã khiến Hoa Kỳ từ vị trí của một chủ nợ trở thành con nợ lớn nhất thế giới”. Alfaidi (2002) xem xét các yếu tố tác động đến nợ nước ngoài của các nước đang phát triển bao gồm các yếu tố bên trong và bên ngồi. Trong đó, các yếu tố bên trong bao gồm đầu tư thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, hiệu quả sử dụng vốn, thâm hụt cán cân thanh toán; các yếu tố bên ngoài bao gồm lãi suất, giá dầu và các nguyên liệu thô khác. Pirtea, Nicolescu và Mota (2014) cho rằng, FDI là một yếu tố tác động đến nợ công do FDI
làm tăng năng suất lao động và làm giảm tỷ lệ nợ công trên GDP. Akitoby, Komatsuzaki và Binder (2014) cho rằng, lạm phát cao có thể giảm nợ cơng do lạm phát làm giảm giá trị của các khoản nợ. Aizenman và Marion (2009), IMF (2012) chỉ ra sau chiến tranh thế giới thứ II, tỷ lệ nợ công trên GDP của Hoa Kỳ trên 100% nhưng đã cắt giảm còn khoảng 40% trong vòng một thập kỷ do kết hợp tăng trưởng kinh tế và duy trì mức lạm phát khoảng 4%.