2. Những nhân tố kinh tế chính trị
2.5. Nghĩa vụ tương lai và nghĩa vụ phát sinh
Trong tương lai, cùng với việc già hóa dân số và thực hiện bảo hiểm xã hội cũng đem lại những nguy cơ tiềm ẩn trong chi ngân sách. Khi dân số già đi, chính phủ cần phải dành ra một phần ngân sách để chăm lo cho những người già có thu nhập cố định, và trả lương hưu cho những người đã đóng bảo hiểm. Tất cả nghĩa vụ thuế và gánh nặng nợ công đều do những người trong độ tuổi lao động, đương nhiên là sức ép rất lớn. Và với quy mơ lớn như già hóa dân số, điều này ảnh hưởng khơng hề nhỏ đến tính bền vững của nợ cơng, khi mà bộ phận lớn người dân sẽ bước tới độ tuổi ngồi lao động, chẳng những khơng đóng góp cho đầu vào Ngân sách mà còn là khoản chi rất lớn, dễ dàng gây ra thâm hụt ngân sách.
Bên cạnh đó, chúng ta cần phải lưu ý đến một số trường hợp phát sinh ngồi mong muốn, tiêu biểu có thể kể đến hoạt động kinh doanh của các Doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Theo định nghĩa, nợ cơng là nợ trong nước và nước ngồi của khu vực công, bao gồm nợ của chính quyền trung ương và chính quyền địa phương nhưng không bao gồm nợ của DNNN, kể cả những doanh nghiệp mà Nhà nước sở hữu trên 50% vốn. Chỉ có nợ của các DNNN được Chính phủ bảo lãnh mới được tính vào tổng nợ cơng. Tuy nhiên vẫn cịn những khoản nợ xấu của khu vực DNNN mà trong tương lai, rất có thể sẽ phải dùng ngân sách nhà nước để trả mới là mầm mống đe doạ tính bền vững của nợ công Việt Nam.
KẾT LUẬN
Trên đây là bài tiểu luận của chúng em về đề tài “Phương pháp đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng tới bền vững nợ cơng”. Thơng qua những tìm hiểu của chúng em về các phương pháp đánh giá được viết trong đề tài, chúng ta có thể hiểu rõ hơn và nhận thức đúng đắn hơn về thực trạng nợ công của đất nước và hơn thế nữa là của các quốc gia trên thế giới. Từ đó, sẽ sớm nghiên cứu và đưa ra các giải pháp đúng đắn để giữ vững mức an toàn nợ cơng, đảm bảo ổn định kinh tế - chính trị, an sinh xã hội. Bên cạnh đó, việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tính bền vững của nợ cơng, đặc biệt là khả năng quản trị và sử dụng nợ công hiệu quả, sẽ giúp các nhà đầu tư, các nhà hoạch định chính sách xem xét và điều chỉnh từng yếu tố cho phù hợp với kế hoạch phát triển của đất nước và giữ vững an tồn nợ cơng.
Với vốn kiến thức và hiểu biết hạn chế cùng với khả năng tiếp cận tài liệu còn kém, bài viết có thể chưa hồn thiện và khơng tránh khỏi các sai sót. Chúng em rất sẵn sàng, chân thành nghe lời nhận xét và đóng góp của thầy/ cơ và các bạn để bài viết hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo nghiên cứu RS – 05: Nợ cơng và tính bền vững ở Việt Nam: q khứ, hiện tại và tương lai, thực hiện trong khuôn khổ Dự án “Hỗ trợ nâng cao năng lực tham
mưu, thẩm tra và giám sát chính sách Kinh tế vĩ mơ” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội chủ trì.
2. Bài giảng “Tính bền vững của nợ cơng tại Việt Nam” (2012), PGS.TS Vũ Thành Tự Anh, chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright.
3. “Quản lý nợ cơng: Nhìn từ bài học Argentina” (2013), TS. Kiều Hữu Thiện, báo Tạp chí tài chính.
4. Phối hợp chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa ở Việt Nam, PGS.,TS. Tô Kim
Ngọc và PGS.,TS. Lê Thị Tuấn Nghĩa
5. Nợ công ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và giải pháp, ThS. Nguyễn Tuấn T
6. Thông tin chuyên đề: Đầu tư công, nợ công và mức độ bền vững ngân sách tại Việt Nam, Viện Friedrich-Ebert-Stiftung (FES)
7. Public Sector Debt Analysis, Guide for Compilers and User (IMF), nhiều tác giả 8. How to do a Debt Sustainability Analysis for Low-Income Countries (WB)
9. Assessing Debt Sustainability in Emerging Market Economies Using Stochastic Simulation Methods, Doug Hostland and Philippe Karam
10. Các trang báo điện tử: http://tapchitaichinh.vn/ , http://cafef.vn/ ,