Khả năng quản lý nợ công

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) phương pháp đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến tính bền vững của nợ công (Trang 56 - 59)

2. Những nhân tố kinh tế chính trị

2.3. Khả năng quản lý nợ công

Nợ cơng ln là vấn đề có tính chất thường trực đối với các nhà nước, do nhu cầu chi tiêu lớn vượt quá nguồn thu từ nền kinh tế hàng năm. Nợ công sẽ không phải là vấn đề lớn nếu như các nhà nước kiểm sốt tốt các khoản chi tiêu của mình. Nhưng có thể nó sẽ là vấn đề lớn, thậm chí là nghiêm trọng nếu như các chính phủ vung tay chi tiêu vượt quá sức chịu đựng của nền kinh tế, bất chấp các cảnh báo.

Vấn đề quản lý nợ công ngày càng nổi lên là một vấn đề có tính thời sự ở tất cả các nước, từ nước nhỏ nhất đến các cường quốc kinh tế bởi xuất phát từ một số lý do chính sau đây:

Thứ nhất, danh mục nợ công thường rất lớn và phức tạp, điều này tiềm ẩn

những rủi ro rất lớn cho cán cân thanh tốn quốc gia, và do đó, liên đới tác động tiêu cực tới sự ổn định của nền tài chính quốc gia. Rất tiếc rằng, trong bối cảnh của một thế giới rất "phẳng" như ngày nay, thì một sự cố của một quốc gia cũng có thể gây hiệu ứng lây lan rất nhanh sang các nền kinh tế khu vực và toàn cầu, và điều này sẽ làm mất ổn định của nền kinh tế thế giới. Nếu như các danh mục nợ được cấu trúc một cách hợp lý sẽ giúp giảm thiểu rủi ro, chủ yếu liên quan tới cơ cấu các đồng tiền vay nợ, cấu trúc lãi suất, cấu trúc thời hạn, cấu trúc nợ công trong nước và nước ngoài nhằm đạt được danh mục nợ tốt nhất trong dài hạn.

Thứ hai, xem xét nguyên nhân của một số cuộc khủng hoảng tài chính cho thấy

cuộc khủng hoảng nợ công, như: Khủng hoảng nợ công Mexico năm 1994; Khủng hoảng tài chính Đơng Nam Á 1997 - 1998 được châm ngịi từ Thailand mà có nguồn gốc từ vấn đề nợ công; Khủng hoảng nợ công ở Nga năm 1998, Khủng hoảng nợ công Brazil năm 1998 - 1999; Khủng hoảng nợ công Argentina 2001; Khủng hoảng nợ công Thổ Nhĩ Kỳ năm 2000 - 2002...

Gần đây nhất là khủng hoảng nợ công các nước EU được khởi phát từ Hy Lạp và đang lây lan rất nhanh sang hàng loạt các nước khác. Không chỉ thuộc khối EU, mà khủng hoảng nợ cơng có xu hướng "tồn cầu hóa" rất nhanh. Cịn khá nhiều ý kiến thậm chí là trái chiều nhau khi bàn về cuộc khủng hoảng nợ cơng EU hiện nay. Có những ý kiến cho rằng, cuộc khủng hoảng nợ cơng EU hiện nay chủ yếu có nguồn gốc từ khủng hoảng tài chính tồn cầu 2007 - 2008 tác động gây hiệu ứng khuyếch tán các bất cập vốn vẫn âm ỉ ở một số nước EU

Một số ý kiến khác lại cho rằng, cuộc khủng hoảng nợ công hiện nay về bản chất khơng có gì khác biệt so với các cuộc khủng hoảng trong quá khứ, khi mà nguyên nhân chủ yếu vẫn là do các chính phủ nới lỏng chi tiêu vượt quá nguồn thu ngân sách dẫn tới phải tăng cường vay nợ dể bù đắp. Tại một số quốc gia, các chính phủ có xu hướng tăng chi đầu tư phát triển. Đây thường là các nước đang phát triển với khu vực đầu tư tư nhân bị hạn chế (kể cả khu vực FDI) và để duy trì và thúc đẩy tăng trưởng GDP thì địi hỏi chính phủ phải tăng cường đầu tư từ nguồn vốn ngân sách (bao gồm cả một bộ phận rất quan trọng vốn vay nước ngoài). Trong khi đó, một số chính phủ nước khác lại có xu hướng tăng chi tiêu ngân sách để duy trì phúc lợi cơng cộng. (Bảng 1)

Thứ ba, công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong quản lý nợ cơng.

Việc công khai, minh bạch nhằm tăng cường trách nhiệm trong quản lý, sử dụng các khoản nợ công và trách nhiệm giải trình của các cơ quan quản lý nợ cơng. Để thực hiện tốt nguyên tắc quan trọng đó, nợ cơng cần phải được tính tốn, xác định đầy đủ trong quyết toán ngân sách nhà nước và phải được cơ quan chuyên môn độc lập kiểm tra, xác nhận.

Tất cả các nước lâm vào khủng hoảng nợ cơng đều có ngun nhân từ sự quản lý nợ công lỏng lẻo, thiếu một chiến lược quản lý nợ quốc gia hiệu quả. Thêm vào đó, sự thiếu minh bạch về thơng tin kinh tế xã hội nói chung, trong đó đặc biệt là thơng tin về thực trạng nợ công quốc gia sẽ khiến những nguy cơ tiềm ẩn về khả năng xảy ra khủng hoảng không được phát hiện và cảnh báo kịp thời.

Một thực tế là, một số quốc gia việc thống kê tình hình nợ quốc gia thiếu trung thực, thậm chí che giấu những thông tin bất lợi để tiếp tục nhận được các khoản trợ giúp của nước ngoài và các tổ chức quốc tế; hoặc lợi dụng uy tín của quốc gia được nâng cao để tăng cường vay nợ tài trợ cho các khoản chi tiêu để duy trì đời sống phúc lợi giả tạo. Nếu như các quốc gia khơng có cơ chế để ngăn chặn những bất cập này thì khủng hoảng nợ trước sau cũng sẽ bùng phát, bởi khơng có bất cứ cơ sở tài chính nào

để các quốc gia này có thể thực thi được các nghĩa vụ nợ của mình và làm khủng hoảng niềm tin từ các nhà đầu tư nước ngoài.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) phương pháp đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến tính bền vững của nợ công (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)