1. Các biến số vĩ mô
1.3. Cơ cấu kỳ hạn và lãi suất
1.3.1. Cân đối kỳ hạn vay và kỳ hạn đầu tư
Việc sử dụng các khoản vay ngắn hạn cho đầu tư dài hạn tạo áp lực mạnh lên nghĩa vụ trả nợ. Mặc dù tỷ lệ khoản vay trong nước cao có thể giảm rủi ro phụ thuộc vào thị trường tài chính quốc tế, nhưng cơ cấu nợ chưa thực sự bền vững do các khoản vay trong nước chủ yếu là vay ngắn hạn. Trong bối cảnh thị trường tài chính gặp nhiều khó khăn, các khoản nợ bằng trái phiếu trong nước của Chính phủ cũng như các khoản vay thường có kỳ hạn ngắn ( 2 - 5 năm) trong khi các dự án cho vay có thể kéo dài đến 12 năm. Điều này tạo áp lực cho Chính phủ trong việc cân đối ngân sách để trả nợ, gây rủi ro mất cân bằng kỳ hạn giữa huy động và cho vay, buộc phải tăng hạn mức bảo lãnh phát hành trái phiếu để đảo nợ. Trong khi kỳ hạn cịn lại của các khoản vay nước ngồi của Chính phủ có thể lên đến 12,8 năm thì nợ trong nước chỉ khoảng 4,3 năm cho thấy rủi ro tái cấp vốn trong ngắn hạn đối với danh mục nợ trong nước của Chính phủ là khá lớn. Do đó, nguồn ngân sách nhà nước cịn lại để dành cho việc trả nợ và đầu tư phát triển là rất hạn hẹp trong khi nhu cầu vốn đầu tư để thực hiện đột phá chiến lược về phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội là rất lớn.
Bên cạnh đó, các khoản nợ nước ngồi có kì hạn dài tới vài chục năm thì nợ TPCP và TPCP bảo lãnh có kì hạn ngắn chỉ từ 2-5 năm. Do vậy, nghĩa vụ nợ nước ngồi được dàn khá đều qua mỗi năm thì nghĩa vụ nợ trong nước lại dồn nén trong tương lai gần . Vì vậy, sức ép phát hành trái phiếu để đảo nợ trong nước trong những năm tới là rất lớn.
1.3.2. Rủi ro lãi suất của các khoản nợ
Mức lãi suất cao khiến việc vay mới và tài trợ nợ công trở nên đắt đỏ hơn, do vậy ảnh hưởng tới tính bền vững của nợ cơng. Mức lãi suất, đến lượt mình, lại phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường tiền tệ và kỳ vọng lạm phát trong nền kinh tế. Giả sử với nền kinh tế thâm dụng đầu tư như Việt Nam nhu cầu tín dụng ln ln cao và lạm phát rất khó kiềm chế ở mức thấp. Khi một Chính phủ phát hành trái phiếu quốc tế, lợi suất phải trả cũng cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Còn với các khoản vay quốc tế ưu đãi với lãi suất thấp sẽ giúp nhà nước có thời gian chuẩn bị tốt hơn để hoàn trả.
Sự biến động của lãi suất trên thị trường sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến những khoản nợ cơng có lãi suất thả nổi và những khoản vay mới. Tỷ lệ các khoản nợ cơng có lãi suất thả nổi trong tổng nợ càng cao thì sự ảnh hưởng của lãi suất đến nợ công càng lớn. Mặt khác, ngay cả những khoản vay có lãi suất cố định thì sự biến động của lãi suất thị trường cũng sẽ ảnh hưởng đến giá cả của các công cụ nợ, nghĩa là, gián tiếp ảnh hưởng tới quy mô nợ công. Bởi khi lãi suất tăng lên, chi phí vay nợ (trả lãi và phí) tăng lên, các khoản vay của Chính phủ sẽ trở nên đắt hơn và khó khăn hơn, làm gia tăng nợ cơng.
Trong lịch sử, những năm 1970, để đối phó với tình trạng suy giảm kinh tế do giá dầu tăng mạnh, nhiều nước trong đó có Hoa Kỳ đã thi hành chính sách mở rộng tài chính và tiền tệ. Tuy nhiên, chính sách này đã khiến lạm phát gia tăng mạnh. Đến cuối thập kỷ 1970, Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED) buộc phải tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát. Các nước khác cũng buộc phải thi hành các chính sách tương tự và khiến nợ công tăng cao. Giavazzi và Pagano (1996), Alesina và Perotti (1995), Alesina và Ardagna (2010) chỉ ra lãi suất giảm sẽ cải thiện cân đối ngân sách. Lãi suất thấp có tác động tới nền kinh tế thơng qua việc khuyến khích đầu tư và tiêu dùng, từ đó làm GDP tăng và tỷ lệ nợ công trên GDP sẽ giảm. Sachs và Larrain (1993) cho rằng, lãi suất cao
đến nợ nước ngồi của các nước đang phát triển, trong đó lãi suất cao là yếu tố làm gia tăng nợ nước ngoài của các quốc gia này.