2. Những nhân tố kinh tế chính trị
2.2. Mối quan hệ giữa chính sách tài khóa và tiền tệ
Ở các nước đang phát triển, trong điều kiện khu vực kinh tế tư nhân cịn nhỏ, khơng đủ năng lực để thúc đẩy sự phát triển kinh tế, thì kinh tế nhà nước có vai trị đặc biệt quan trọng. Để đạt được tốc độ phát triển nhanh, chính phủ các nước đang phát triển thường sử dụng chính sách tài khố mở rộng, tăng chi tiêu chính phủ, giảm thuế sẽ kích thích tổng cầu tăng, đẩy mạnh sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, thực hiện chính sách tài khố mở rộng đồng nghĩa với việc gia tăng thâm hụt ngân sách, chính phủ phải vay nợ để bù đắp thâm hụt. Việc sử dụng chính sách tài khố mở rộng trong thời gian dài sẽ làm gánh nặng nợ lớn dần lên. Trong trường hợp tốc độ tăng thu ngân sách không theo kịp với tốc độ tăng của các nghĩa vụ trả nợ, chính phủ buộc phải sử dụng biện pháp vay mới để trả nợ cũ. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới nguy cơ mất khả năng trả nợ của chính phủ, nếu tổng số nghĩa vụ nợ phải trả vượt quá khả năng thu của ngân sách.
Gữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng. Tránh tình trạng chính sách tài khóa duy trì theo hướng ”bảo thủ” trong khi CSTT liên tục đảo chiều ở mức độ cao theo những biến động của nền kinh tế.
Về nguyên lý, khi ngân sách nhà nước bị thâm hụt, các chính phủ có các giải pháp để tài trợ:
(i)Tăng thu từ nền kinh tế (thơng qua tăng thuế và phí). Đây là cách làm đơn
giản, dễ thực thi nhất. Nhưng cách này ngày nay bị giới hạn do nó làm suy yếu và thu hẹp khu vực kinh tế tư nhân, suy giảm năng lực cạnh tranh trong hoạt động kinh tế của các thành phần kinh tế. Hơn nữa, nếu như tăng thu thuế và phí từ các hoạt động kinh tế đối ngoại sẽ vi phạm các qui định của WTO cũng như các qui định trong khuôn khổ các hiệp định song phương hoặc đa phương khác.
(ii)Vay trong nước thông qua phát hành trái phiếu chính phủ và/hoặc cơng trái
quốc gia. Cách thức này không làm thay đổi lượng cung tiền trong nền kinh tế và không phát sinh lạm phát trong nền kinh tế. Tuy nhiên, do chính phủ tăng cường vay tiền trong dân chúng làm thay đổi cung và cầu về vốn trong nền kinh tế, do vậy, sẽ làm thay đổi lãi suất thị trường. Lãi suất có xu hướng tăng lên sẽ gây khó khăn cho các trung gian tài chính trong huy động nguồn.
(iii) Vay nước ngoài. Việc vay nước ngồi thơng qua nhiều kênh khác nhau,
chẳng hạn, như vay qua các kênh tài trợ chính thức (ODA), vay thương mại (chủ yếu vay các Eurobank), vay thông qua phát hành trái phiếu chính phủ. Việc vay nợ nước ngồi như vậy về nguyên tắc cũng không làm thay đổi cung tiền nên không phát sinh lạm phát. Tuy nhiên, phải hết sức thận trọng trong vấn đề vay nợ nước ngoài bởi mấy lý do sau: Thứ nhất, việc vay nợ luôn gắn với nghĩa vụ trả nợ và nếu khơng có chiến lược quản lý nợ quốc gia phù hợp và khả thi thì áp lực này sẽ ngày càng gia tăng, thậm chí, khó kiểm sốt một khi thị trường tài chính có những diễn biến phức tạp gắn với nghĩa vụ của các đồng tiền đi vay (một số nước chịu rủi ro rất lớn từ sự biến động của lãi suất hay tỷ giá đồng tiền nước cho vay. Chẳng hạn, Malaysia năm 1999 đã phải chi thêm
trên 1,9 tỷ USD để mua vào lượng JPY để trả gốc và lãi các khoản nợ vay cũ từ nước Nhật). Thứ hai, việc đi vay bằng đồng ngoại tệ sẽ phải được hấp thụ và điều này cũng đồng nghĩa với việc phải cung ra một lượng nội tệ tương đương để mua chúng (nếu như không muốn tình trạng đơ la hóa trong nền kinh tế diễn biến phức tạp làm suy yếu chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương (NHTƯ). Với việc làm này thì để khơng tác động xấu đến lạm phát trong nền kinh tế bắt buộc các NHTƯ phải tăng cường hoạt động trên thị trường mở nhằm hút hết lượng nội tệ đã chi ra để hấp thụ ngoại tệ đi vay. Hoạt động này chỉ thực sự hiệu quả khi nghiệp vụ thị trường mở là hồn hảo. Cịn nếu khơng đạt được điều kiện này thì rất có thể việc tăng cường hoạt động hút tiền nội tệ của NHTƯ sẽ gây sốc cho thị trường và căng thẳng thanh khoản cục bộ. Thứ ba, cũng tương tự như việc chính phủ vay nợ dân chúng trong nước thơng qua phát hành trái phiếu chính phủ hoặc cổng trái quốc gia, việc vay nợ nước ngoài cũng sẽ gây hiệu ứng làm tăng lãi suất trên thị trường tiền tệ và điều này có thể sẽ gây ra các tác động không mong đợi đối với hệ thống các trung gian tài chính trong nền kinh tế.
(iv) Yêu cầu NHTƯ phát hành tiền để tài trợ thâm hụt ngân sách chính phủ. Đây là cách lựa chọn cuối cùng một khi các cách làm trên đây không đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Tuy vậy, việc chính phủ vay tiền từ các NHTƯ cũng phải tuân thủ đúng các nguyên tắc về phát hành tiền của NHTƯ. Bởi nếu khơng như vậy thì rất có thể cái giá phải trả trong lương lai sẽ là rất lớn. Nguyên tắc phát hành tiền của NHTƯ là phải có bảo đảm bằng các chứng khoán hoặc vàng để bảo đảm rằng lượng tiền phát hành phù hợp với nhu cầu tiền trong nền kinh tế.
Tuy nhiên, cho dù việc phát hành tiền ra của NHTƯ tn thủ ngun tắc phát hành thì nó đã làm tăng lượng cung tiền và vì thế làm tăng lạm phát. Đây là hậu quả không mong đợi, nhất là trong điều kiện hiện nay, khi mà thị trường tài chính đã được tự do hóa, thì với việc lạm phát xảy ra đối với một loại tiền sẽ khiến cho tâm lý tháo chạy khỏi đồng nội tệ xuất hiện, gây hiệu ứng xấu đối với các phân khúc thị trường khác và khi đó, việc xử lý các hậu quả nảy sinh sẽ là rất tốn kém.
Thậm chí là, cho dù lạm phát chưa thực sự xảy ra bởi vì NHTƯ chưa thực sự phát hành tiền để tài trợ cho thâm hụt, nhưng một khi thâm hụt trong ngân sách chính phủ q lớn thì tâm lý lạm phát kỳ vọng có thể nảy sinh, điều này cũng sẽ khiến lạm phát thực xảy ra, nhất là đối với những thị trường tài chính hoạt động chưa hồn hảo, hệ thống thơng tin thị trường thiếu minh bạch, thì những diễn biến xấu như vậy càng dễ xảy ra.